10:20 - 17/09/2024

Quy định về căn cứ chứng minh người bị thương có ghi nhận quá trình tham gia cách mạng là gì?

Căn cứ chứng minh người bị thương có ghi nhận quá trình tham gia cách mạng Căn cứ chứng minh bị thương trong những trường hợp không có ghi nhận quá trình tham gia cách mạng

Nội dung chính

    Căn cứ chứng minh người bị thương có ghi nhận quá trình tham gia cách mạng

    Theo Khoản 1 Điều 76 Nghị định 131/2021/NĐ-CP(Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về căn cứ chứng minh người bị thương có ghi nhận quá trình tham gia cách mạng như sau:

    - Người tham gia cách mạng sau đó tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.

    - Người tham gia cách mạng sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước thì phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến hoặc một trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp; chống Mỹ; tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào.

    Quy định về căn cứ chứng minh người bị thương có ghi nhận quá trình tham gia cách mạng là gì? (Hình từ Internet)

    Căn cứ chứng minh bị thương trong những trường hợp không có ghi nhận quá trình tham gia cách mạng

    Tại Khoản 2 Điều này quy định về căn cứ chứng minh bị thương trong những trường hợp không có ghi nhận quá trình tham gia cách mạng như sau:

    - Có bản sao được chứng thực từ một trong những giấy tờ liên quan đến trường hợp bị thương như sau: danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý có ghi tên người bị thương hoặc các giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận người bị thương trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh.

    Trường hợp danh sách quân nhân bị thương không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập thì cơ quan, đơn vị đang quản lý có trách nhiệm chuyển đến sư đoàn hoặc cấp tương đương trở lên để tập hợp chốt số lượng người và xác nhận danh sách, sổ quản lý và gửi số liệu theo Mẫu số 101 Phụ lục I Nghị định này về Bộ Quốc phòng trước ngày 01 tháng 5 năm 2022 để làm căn cứ thẩm định hồ sơ công nhận thương binh.

    - Trường hợp không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này thì căn cứ vết thương còn mảnh kim khí trong cơ thể.

    Trân trọng!

    2