Những ngôi chùa linh thiêng cầu may mắn bình an ở Thành phố Hồ Chí Minh?
Nội dung chính
Cầu may mắn tại chùa Ngọc Hoàng
Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1
Chùa Ngọc Hoàng còn được biết đến với tên gọi là Điện Ngọc Hoàng. Chùa mang nét kiến trúc Trung Hoa, được xây dựng và trang trí rực rỡ.
Không chỉ là một địa điểm tâm linh, nhiều khách du lịch cũng chọn chùa Ngọc Hoàng là điểm tham quan, du lịch nếu có cơ hội ghé TPHCM.
Hình ảnh internet
Cầu may mắn bình yên tại chùa Phổ Quang
Địa chỉ: 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Chùa Phổ Quang là một trong những ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng và có tuổi đời bậc nhất tại Sài Gòn.
Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng những nét cổ kính và trang nghiêm với các lối kiến trúc, chạm khắc tinh tế từ thời nhà Lý vẫn được giữ lại.
Thêm vào đó, phần mái chùa cũng có kiến trúc tương tự những ngôi chùa khác tại Việt Nam với phần mái chóp uốn cong có điểm nhấn hình rồng cực kì ấn tượng. Từ lâu, đây là một địa điểm đi chùa cầu an và may mắn được nhiều người kính bái hằng năm.
Những ngôi chùa linh thiêng cầu may mắn bình an ở Thành phố Hồ Chí Minh?(Hình ảnh internet)
Cầu may mắn tại chùa Vĩnh Nghiêm
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3
Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng lớn và bề thế tại TPHCM. Chùa nằm trong khuôn viên lớn rộng gần 6,000m2 tại trung tâm thành phố. Chùa Vĩnh Nghiêm có lối kiến trúc hiện đại, độc đáo nhưng không làm mất đi vẻ tôn nghiêm và bình yên mà các địa điểm tâm linh khác mang lại.
Ngôi chùa này có kiến trúc rất độc đáo với tháp đá 7 tầng cao 14m. Các góc mái chùa uốn cong theo kiểu chùa truyền thống ở miền Bắc. Chính giữa nóc có bánh xe pháp luân. Các góc đều tạc hình đầu phượng.
Hình ảnh internet
Cầu may mắn tại chùa Pháp Hoa
Địa chỉ: 870 Trường Sa, Phường 14, Quận 3
Chùa Pháp Hoa là một trong những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng có lịch sử gần 100 năm tại Sài Gòn. Đây được xem là cái nôi văn hóa của Phật pháp và là nơi hành hương, dâng lễ của rất nhiều Phật tử vào các dịp lễ lớn của Phật giáo.
Không chỉ mang đến nét thanh bình, yên tĩnh khi thăm các địa điểm tâm linh, ngôi chùa này rất linh thiêng, và được nhiều người lựa chọn để cầu may vào dịp đầu năm hay ngày rằm. Vào những ngày lễ lớn, ngôi chùa quy tụ rất đông người đến dâng hương và thả hoa đăng cực kì lung linh và rực rỡ.
Hình ảnh internet
Cầu may mắn và bình yên tại Việt Nam Quốc Tự
Địa chỉ: 244 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10
Việt Nam Quốc Tự được Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất xây dựng từ năm 1964, nhưng đến năm 2017 ngôi chùa mới chính thức hoàn thành và khánh thành. Đây là ngôi chùa nổi tiếng có tòa tháp cao nhất Việt Nam với 13 tầng và cao 63m.
Nhìn từ bên ngoài, ngôi chùa có thiết kế rất bắt mắt với phần mái hiên màu vàng được làm bằng đá tự nhiên. Bước vào bên trong, kiến trúc bên trong chùa có sự kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại cực kì thu hút.
Hình ảnh internet
Cầu may mắn ở chùa Hoằng Pháp
Địa chỉ: 96 ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn
Chùa Hoằng Pháp đặc biệt hơn hẳn khi mang phong cách và lối kiến trúc của các ngôi chùa ở miền Bắc. Chùa thường xuyên tổ chức các khóa tu niệm và giảng dạy thu hút rất đông tín độ Phật Giáo ở Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận tham gia.
Mặc dù nằm ở vùng ngoại ô thành phố, nhưng nhờ sự linh thiêng và không gian yên bình, thanh tịnh, Chùa Hoằng Pháp không những là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại TPHCM mà còn là một điểm đến cầu nguyện tâm linh được nhiều người lựa chọn vào dịp đầu năm.
Hình ảnh internet
Cầu may mắn tại chùa Ông
Địa chỉ: 676 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5
Chùa Ông hay còn được biết đến với tên gọi là Chùa Quan Đế Thánh Quân hay Chùa Minh Hương. Ngôi chùa này thơ Quan Vân Trường. Dù chùa không có quy mô như những ngôi chùa kể trên, nhưng nhờ sự linh thiêng của nơi đây nên chùa vẫn thu hút số lượng lớn người dân và khách viếng mỗi dịp lễ tết hay ngày rằm và được xem là địa điểm chùa đi cầu may TPHCM nổi tiếng.
Hình ảnh internet
Những lưu ý khi đi lễ chùa
(1) Trang phục đi lễ chùa:
Khi đi chùa phải mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự, không nên mặc những bộ quần áo lòe loẹt, sặc sỡ, những chiếc váy đầm quá ngắn, trang phục hở hang phản cảm Mặc những bộ trang phục phản cảm, lố lăng đến cửa chùa sẽ phạm giới, bất kính, công quả tiêu tán, quả báo vô cùng.
(2) Sắm lễ
Khi đến dâng hương ở các chùa chỉ sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa.
(3) Đi lại trong chùa
Khi tới chùa để lễ Phật bạn không nên đi vào bằng cửa chính. Vì theo lễ nghi nhà chùa, cửa chính chỉ dành riêng cho đức Phật, Ngọc đế, Quân vương, các bậc cao tăng và bậc khoa bảng mới được ra vào nên chỉ được bước vào bên trong chùa bằng cửa phụ. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).
Bên cạnh đó, khi bước vào bên trong cũng không được dẫm chân lên bậc cửa, vì như thế sẽ phạm tội bất kính với đức Phật và bề trên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà nhiều ngôi chùa thường đóng cửa chính.
Khi bước chân vào bên trong phật đường, bạn nên đi vòng tượng Phật theo chiều từ phải sang trái và niệm “A di đà Phật”. Theo quan niệm của nhà chùa, nếu bạn hành lễ theo nghi thức này sẽ được hưởng 5 điều phúc đức là: siêu sinh đạo niết bàn; hậu sinh đoan chính; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; đẹp; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý.
Khi vào phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, gây ồn ào hỗn tạp: Phật đường, tam bảo là nơi tôn nghiêm có giới hương, đinh hương, chân hương nên phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh nên khi đặt chân vào bên trong phật đường hoặc tam bảo không nên đi giày dép, hút thuốc, nhai trầu, đi lại nói chuyện ồn ào, hỗn tạp. Vì theo lễ nghi nhà Phật tội náo loạn tam bảo là tội không hề nhỏ.
Khi vào điện tam bảo để lễ Phật, tuyệt đối không mang theo đồ dùng lỉnh kỉnh như mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc… Nếu đặt những đồ dùng cá nhân trên bàn, chiếu hoặc trong một góc tam bảo thì mọi công quả tu dưỡng đều tiêu tan. Vì thế khi đi chùa không nên mang theo quá nhiều tư trang bên mình đặc biệt là khi bước chân vào hành lễ ở khu vực điện tam bảo.
(4) Thắp hương trong chùa
Chỉ thắp hương bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa: Khi đi chùa lễ Phật bạn chỉ nên thắp hương tại những âm thờ, đỉnh hương đặt ở bên ngoài khuôn viên nhà chùa. Hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì như thế có thể ảnh hưởng đến tượng Phật và pháp khí của chùa.
(5) Cầu nguyện
Khi bạn đã bước vào trong không gian các điện thờ cần lưu ý: không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường vì đây là một trong những điều cấm kỵ. Bạn nên quỳ hoặc đứng chếch sang bên trái hoặc bên phải để hành lễ.
Khi hành lễ trước tượng Phật nên cung kính, tôn nghiêm không được ngó ngang, quay dọc. Nếu muốn vãn cảnh chùa thì nên đứng từ bên ngoài để nhìn ngắm.
Nghiêm trang quỳ dưới Tam bảo, chắp tay trước ngực, mắt nên nhắm, rồi niệm. Nhớ là lúc niệm thì Tâm phải tĩnh, không suy nghĩ linh tinh. Phật chỉ gia hộ an bình, che trở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Khi đi lễ ở Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm, tiền tài....
(6) Xưng hô
Khi đi chùa nếu bạn gặp các tăng ni, sư trụ trì trong chùa, nên chắp tay hình búp sen và bắt đầu chào hỏi bằng câu “A di đà Phật”, bạch thầy.. và xưng mình là con. Khi từ biệt các sư trong chùa để ra về cũng nên nói lại câu này. Điều này sẽ mang lại công đức vô lượng cho người vãn cảnh chùa và nhà chùa.
(7) Không tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa
Khi đi chùa tuyệt đối không tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa. Vì theo kinh sách và lễ nghi truyền thống đây được gọi là hành vi “đạo dụng thập phương thường trụ”, tức là trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dường. Người phạm vào giới luật này khi chết sẽ bị giam xuống 9 tầng địa ngục, chịu khổ vô biên.
(8) Không tùy tiện quay phim, chụp ảnh nơi cửa chùa
Khi đến chùa hành lễ, vãn cảnh không được tùy tiện quay phim và chụp ảnh quanh cảnh trong chùa. Khi đứng khấn lạy nên đứng chếch sang một bên bàn thờ tuyệt đối không đứng đối diện với bàn thờ.