Thứ 4, Ngày 30/10/2024
18:40 - 30/10/2024

Những điều kiêng kỵ tuyệt đối không nên làm trên bàn ăn

Một số quy tắc ứng xử trên bàn ăn mà chúng ta cần phải biết để không bị đánh giá không tốt hoặc khiến người khác khó chịu. Dưới đây là một số kiêng kỵ bạn có thể tham khảo.

Nội dung chính

    Ông bà ta có câu "ăn coi nồi, ngồi coi hướng" để ám chỉ những quy tắc ứng xử của người Việt trên bàn ăn. Khi mà cuộc sống người Việt trở nên hiện đại, tiện nghi hơn thì những quy tắc bất thành văn trên mâm cơm trở nên bị lãng quên và rất nhiều bạn trẻ ngày nay đã vô tình mắc phải, gây nên hình ảnh xấu trong quá trình giao tiếp không chỉ với người nhà mà còn với bạn bè, xã hội xung quanh. Dưới đây là một số điều không nên làm và quy tắc ứng xử trên bàn ăn.

    Những điều kiêng kỵ tuyệt đối không nên làm trên bàn ăn?

    Hình ảnh internet 

    Không rung đùi

    Rung chân không chỉ là một thói quen kém lịch sự. Tục ngữ có câu “Nam đẩu cùng, nữ đẩu tiện” (Nam rung chân thì nghèo, nữ rung chân thì thấp hèn). Do vậy, không chỉ trên bàn ăn, mà những lúc khác bạn cũng hãy cố gắng bỏ thói quen rung chân. Đặc biệt, thói quen rung chân này thường tạo sự phản cảm và gây khó chịu với hầu hết những người đối diện, đặc biệt là người lớn tuổi.

    Không tạo tiếng ồn khi ăn

    Không chỉ ở Việt Nam ta mà ở nhiều nước khác, mọi người đều cảm thấy khá khó chịu khi nghe thấy tiếng sì sụp, hút rít thức ăn và chứng kiến người đối diện nhai nhồm nhoàm đồ ăn trong miệng.

    Theo các phép tắc hành xử trên bàn ăn mà cha ông ta để lại, ăn mà mở miệng không chỉ bất lịch sự mà còn gây ảnh hưởng tới người xung quanh. Tiếng soàm soạp phát ra khi uống trà, súp hay các đồ uống khác cũng bị coi là khiếm nhã.

    Kiêng xới cơm một lần 

    Người xưa quan niệm rằng: "Một lần cơm cúng, hai lần cơm ăn". Vì vậy, việc xới cơm một lần đưa cho người sống, người đang khỏe mạnh là điều không may mắn, cần kiêng kỵ.

    Ngoài ra, nhiều người cho xới cơm chỉ lấy đúng một muôi cơm to và đắp thật đầy vào bát để không phải lấy cơm nhiều lần. Tuy nhiên, đây cũng là một điều kiêng kỵ. Bát cơm cúng thường được xới đầy có ngọn nên khi xới cơm hàng ngày, chúng ta chỉ nên để cơm dưới miệng bát, không nên vun đầy, đắp quá nhiều cơm.

    Có 2 điều cần lưu ý:

    Kiêng bới 1 muôi, tức là chỉ 1 lần múc cơm. Điều này chỉ làm khi bới cơm cúng người chết.

    Không xới đầy chén, việc này đối với một số người là bất lịch sự. Chỉ nên khoảng 2/3 chén là được.

    Không gõ bát đũa khi ăn

    Trước khi ăn, bạn cũng không nên dùng đũa gõ xuống bàn hoặc gõ vào bát hay tự đập 2 chiếc đũa vào với nhau bởi người xưa quan niệm rằng hành động đó chỉ dành cho những vô gia cư đi xin ăn, thậm chí có thể mời gọi ma quỷ.

    Thực tế cho thấy, ở nhà hàng, khách hàng sẽ gõ bát khi thấy phục vụ quá chậm. Cho nên, khi bạn gõ bát đũa, người khác sẽ hiểu là bạn có ý hờn trách chủ nhà phục vụ không chu đáo, hoặc không hài lòng về bữa ăn.

    Gắp nối đũa

    Tiếp nhận thức ăn trực tiếp từ đũa của người khác là điều kiêng kỵ. Việc gắp nối đũa làm người ta liên tưởng đến việc gắp tro cốt của người đã khuất, tạo ra những điều không hay. Thay vì gắp nối đũa, hãy đưa bát ra để nhận thức ăn của người khác gắp cho.

    Không vừa ăn vừa dùng điện thoại

    Điện thoại thông minh (smartphone) đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều người có thói quen trên bàn ăn vừa sử dụng điện thoại lướt facebook mà ít để ý đến những tác hại khôn lường của nó.

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi ăn cơm dùng điện thoại, trước tiên sẽ làm phân tán khả năng chú ý, ảnh hưởng đến sự ngon miệng; tiếp theo là ảnh hưởng đến sự tiết axit dạ dày và tiết enzyme, khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn. Thói quen này không chỉ làm ảnh hưởng đên dạ dày mà thậm chí còn làm rối loạn hệ thống tiêu hóa nữa.

    Lẫy đũa gõ bát

    Người xưa cho rằng chỉ có ăn mày mới lấy đũa gõ vào bát để thu hút sự chú ý của người đi đường.

    Ngoài ra, có một số quan niệm cho rằng ở trong quán ăn, khi khách gõ bát cho thấy việc phục vụ quá chậm. Vì thế, gõ bát đũa trong nhà được coi là việc không lịch sự, tỏ ý hờn trách chủ nhà tiếp đón không chu đáo.

    Cắm đũa vào bát cơm

    Người xưa thường cắm đũa vào bát cơm để cúng tổ tiên. Cha ông ta cho rằng, cách cắm đũa như vậy sẽ tạo ra mối liên hệ với người chết, giống như việc thắp hương.

    Vì vậy, nếu chúng ta thực hiện hành động này trên bàn ăn hàng ngày sẽ được xem như là điềm xấu, điều xúi quẩy.