Nguyên tắc sắp xếp số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật?
Nội dung chính
Nguyên tắc sắp xếp số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật?
Đang học môn kỹ thuật soản thảo văn bản pháp luật, tôi có thắc mắc sau chưa nắm rõ mong sớm nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể thắc mắc của bạn như sau: Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như thế nào?
Trả lời: Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cụ thể như sau:
- Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
- Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
- Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.
Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Em là sinh viên trường Luật, em có biết là trước giờ nước ta có khá nhiều các văn bản được thay đổi, sửa đổi, bổ sung thậm chí là thay thế để phù hợp với tình hình và sự phát triển của tội phạm. Chính vì thế mà em gặp rắc rối trong vấn đề áp dụng văn bản luật. Nên nhờ đến sự hỗ trợ từ Ban biên tập giúp em hiểu làm sao để áp dụng văn bản luật cho đúng? Vì vừa qua trong lúc kiểm tra môn Luật hình sự dù em đã áp dụng quy định hiện hành đúng tội nhưng vẫn sai ạ? Rất mong nhận được sự hỗ trợ.
Trả lời: Tại Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, có quy định:
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
=> Như vậy, bạn nên xem kĩ các quy định trên để biết cách áp dụng văn bản Luật sao cho đúng nhé. Còn về bài tập Luật hình sự của bạn vừa qua, có thể vụ án xảy ra đã lâu, khi đó Bộ luật Hình sự vẫn chưa có hiệu lực áp dụng, nên khi áp dụng vào làm của bạn dù đúng hành vi nhưng kết quả cuối cũng vẫn sai bạn nhé.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Văn bản của cơ quan đảng ban hành có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
Hiện đang là sinh viên năm 2 Khoa Luật trường Đại học Huế, có thắc mắc sau bạn chưa nắm rõ, bạn mong sớm nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể thắc mắc của bạn như sau: Văn bản của cơ quan đảng ban hành có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, có quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong đó có:
- Hiến pháp.
- Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, theo quy định trên thì văn bản do cơ quan Đảng ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.