14:54 - 08/01/2025

Các phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Quy định về chuyên đề giảng dạy môn Lịch sử lớp 11

Tóm tắt các phong trào đấu tranh đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á diễn ra từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20? Quy định về chuyên đề giảng dạy môn lịch sử lớp 11?

Nội dung chính

    Các phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á diễn ra từ thế kỷ 19 đến đầu thế 20 như thế nào?

    Dưới đây là tóm tắt các phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á môn lịch sử lớp 11:

    1. Đông Nam Á hải đảo:

    Phong trào chống lại sự xâm lược của thực dân tại Đông Nam Á đã khởi sắc từ rất sớm, với những ví dụ điển hình như ở Inđônêxia và Philíppin. Những phong trào này không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước mà còn phản ánh khát vọng độc lập của các dân tộc trong khu vực.

    - Ở Inđônêxia: từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830). Sau cuộc khởi nghĩa này, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

    - Ở Phi-líp-pin: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ ở Philíppin từ năm 1521, rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn ba thế kỉ. Trong số đó, cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 - 1829).

    2. Đông Nam Á lục địa:

    - Ở Miến Điện:

    + Thực dân Anh phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 - 1885) mới chiếm được Miến Điện.

    + Phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh bị tổn thất nặng nề.

    + Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.

    - Trên bán đảo Đông Dương, từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược cũng từng bước lan rộng.

    + Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

    + Ở Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.

    Lưu ý: Thông tin tóm tắt các phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á môn lịch sử lớp 11 trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

    Học sinh cần kết hợp nghe giảng trên lớp và đọc sách giáo khoa để nắm vững kiến thức về các cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á.

    Tóm tắt các phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á? Chuyên đề giảng dạy môn Lịch sử lớp 11? (Hình từ Internet)

    Tóm tắt các phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á? Chuyên đề giảng dạy môn Lịch sử lớp 11? (Hình từ Internet)

    Chuyên đề môn Lịch sử lớp 11 bao gồm những nội dung nào?

    Theo quy định tại tiểu mục 1.2.Mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, chuyên đề môn Lịch sử lớp 11 gồm những nội dung sau:

    - Chuyên đề 11.1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam

    - Chuyên đề 11.2: Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX

    - Chuyên đề 11.3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam

    Đánh giá kết quả giáo dục môn Lịch sử lớp 11 được quy định như thế nào?

    Tại Mục VII Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Lịch sử lớp 11 như sau:

    - Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là xác định mức độ đáp ứng của học sinh đối với yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực lịch sử ở từng chủ đề, từng lớp học, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy - học nhằm đạt được mục tiêu của chương trình. Hoạt động đánh giá phải khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề lịch sử của học sinh; giúp học sinh có thêm sự tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập.

    - Nội dung đánh giá cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử đã học trong những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử, thuộc lòng và ghi nhớ máy móc làm trọng tâm.

    - Thông qua đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về lịch sử, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp giáo dục lịch sử.

    - Về hình thức đánh giá, cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận.

    95