Kinh nghiệm mua nhà chính chủ không qua môi giới ít rủi ro năm 2025

Mua nhà chính chủ không qua môi giới là lựa chọn hợp lý với những ai muốn tiết kiệm chi phí. Để tránh rủi ro không đáng, người mua tham khảo kinh nghiệm mua nhà chính chủ dưới đây.

Nội dung chính

Lợi ích của việc mua nhà chính chủ không qua môi giới

Trong thời gian gần đây, xu hướng tìm mua nhà chính chủ không qua môi giới đang nhận được nhiều sự quan tâm. Với thị trường bất động sản biến động liên tục, việc lựa chọn phương án giao dịch trực tiếp với chủ nhà mang đến một số lợi ích đáng lưu ý.

Thứ nhất, mua nhà chính chủ không qua môi giới giúp‍ người‍ mua‍ tránh‍ được‍ phần‍ chênh‍ lệch‍ giá‍ do‍ hoa‍ hồng‍ hoặc‍ phí‍ dịch‍ vụ.‍ Điều này không chỉ giúp tiết kiệm một khoản tiền mà còn làm giảm giá tổng thể của bất động sản, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cả bên mua và bên bán trong quá trình thỏa thuận.

Thứ hai, khi gặp‍ trực‍ tiếp‍ chủ‍ nhà‍ sẽ tạo điều kiện để người‍ mua‍ đàm‍ phán‍ linh‍ hoạt,‍ trao‍ đổi‍ trực tiếp và minh‍ bạch‍ các‍ điều‍ khoản. Việc đàm phán không qua trung gian giúp tiết kiệm thời gian và tránh những hiểu lầm phát sinh từ việc truyền đạt thông tin qua nhiều bên.

Thứ ba, người‍ mua‍ có‍ thể‍ xem‍ trực‍ tiếp‍ giấy‍ tờ‍ nhà‍ đất,‍ đối‍ chiếu‍ thông‍ tin‍ sổ‍ đỏ,‍ sổ‍ hồng,‍ và‍ dễ‍ dàng‍ phát‍ hiện‍ những‍ bất‍ thường‍ nếu‍ có.‍ Việc trực tiếp đối chiếu thông tin pháp lý góp phần hạn chế các rủi ro về tranh chấp hoặc tài sản đang bị thế chấp, kê biên.

Thứ tư, giúp tránh‍ rủi‍ ro‍ từ‍ môi‍ giới‍ không‍ chuyên‍ nghiệp. Bởi vì có một‍ số‍ môi‍ giới‍ hoạt‍ động‍ tự‍ do‍ có‍ thể‍ thiếu‍ kinh‍ nghiệm,‍ thậm‍ chí‍ cung‍ cấp‍ thông‍ tin‍ sai‍ lệch‍ nhằm‍ trục‍ lợi.‍ Do đó, việc tự‍ tìm‍ hiểu‍ và‍ giao‍ dịch‍ trực‍ tiếp‍ giúp‍ người‍ mua‍ tránh‍ được‍ những‍ tình‍ huống‍ lừa‍ đảo‍ hoặc‍ rủi‍ ro‍ pháp‍ lý.

Thứ năm, khi‍ không‍ phụ‍ thuộc‍ vào‍ môi‍ giới,‍ người mua có thể tự sắp xếp thời gian đi xem nhà, đánh giá nhiều lựa chọn khác nhau, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.

Kinh nghiệm mua nhà chính chủ không qua môi giới ít rủi ro năm 2025

Kinh nghiệm mua nhà chính chủ không qua môi giới ít rủi ro năm 2025 (Hình từ Internet)

Kinh nghiệm mua nhà chính chủ không qua môi giới ít rủi ro năm 2025

Mua nhà chính chủ không qua môi giới mang đến nhiều tiện lợi, nhưng cũng đòi hỏi người mua phải chủ động và thận trọng hơn trong quá trình giao dịch.

Dưới đây là một số kinh nghiệm mua nhà chính chủ không qua môi giới ít rủi ro năm 2025:

(1) Nhận biết tin đăng của chính chủ và môi giới

Một trong những cách phân biệt cơ bản là qua cách trình bày nội dung và hình ảnh trong tin đăng.

- Tin đăng của chính chủ thường ngắn gọn, tập trung vào thông tin chính như vị trí, diện tích, số tầng, giá bán. Hình ảnh cũng thường đơn giản, chụp thực tế với ánh sáng tự nhiên, ít qua chỉnh sửa.

- Ngược lại, các tin do môi giới đăng thường được trau chuốt hơn cả về ngôn từ lẫn hình ảnh. Ảnh được chụp ở nhiều góc, sử dụng bộ lọc ánh sáng, giúp căn nhà trông lung linh hơn thực tế.

(2) Kiểm tra tính pháp lý và thông tin chủ sở hữu

Dù tin rao có đề cập là “chính chủ”, người mua nên trực tiếp đến tận nơi, yêu cầu xem các giấy tờ liên quan như sổ đỏ, sổ hồng, giấy tờ cá nhân của chủ nhà (CMND/CCCD) để đối chiếu.

Việc này giúp xác định đúng người sở hữu tài sản và hạn chế nguy cơ bị lừa.

(3) Kiểm tra quy hoạch và tình trạng tranh chấp

Để kiểm tra điều này, có thể đến Phòng Tài nguyên - Môi trường tại nơi bất động sản tọa lạc, hoặc truy cập website công khai của UBND địa phương để tra cứu thông tin quy hoạch.

(4) Lưu ý trong quá trình thương lượng và đặt cọc

Khi đã xác định được căn nhà phù hợp và tiến tới giao dịch, phải soạn thảo hợp đồng đặt cọc rõ ràng.  Nên thực hiện hợp đồng tại văn phòng công chứng uy tín để đảm bảo các điều khoản rõ ràng, hợp pháp. Giúp hạn chế tối đa các trường hợp chủ nhà thay đổi ý định hoặc tranh chấp sau khi đã đặt cọc.

Bên cạnh đó, có thể đưa ra một số yếu tố thực tế để hỗ trợ cho đề xuất giảm giá như: Nhà cần sửa chữa, hạ tầng chưa hoàn thiện, khu vực hay ngập nước, phong thủy chưa thuận…

Trong suốt quá trình đàm phán, nên giữ thái độ bình tĩnh, tránh thể hiện rằng mình quá thích căn nhà hoặc quá vội vàng chốt giao dịch.

Ai được khai thác thông tin về thị trường bất động sản trên cổng thông tin?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 94/2024/NĐ-CP có nêu đối tượng khai thác, phạm vi khai thác và sử dụng thông tin về thị trường bất động sản như sau:

(1) Các cơ quan tham gia xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được khai thác dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình.

Việc khai thác dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản ngoài phạm vi quản lý phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;

(2) Các cơ quan quản lý nhà nước được yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản có liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động điều tra, xác minh xử lý hành vi vi phạm pháp luật;

(3) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 21 Nghị định 94/2024/NĐ-CP được quyền yêu cầu chia sẻ, cung cấp thông tin có tính chuyên sâu, chi tiết về nhà ở và thị trường bất động sản phù hợp theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;

(4) Cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản không được chia sẻ, cung cấp các thông tin ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin mang tính cá nhân trừ trường hợp phục vụ hoạt động điều tra, xác minh xử lý hành vi vi phạm pháp luật và phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.

saved-content
unsaved-content
437