VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 31/VBHN-VPQH
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 9 năm 2024
|
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
TRANG PHỤC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH KIỂM SÁT VÀ GIẤY CHỨNG
MINH KIỂM SÁT VIÊN
Nghị quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16 tháng
8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công
chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy chứng minh Kiểm sát viên, có hiệu lực kể
từ ngày 16 tháng 8 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị quyết số 973/2015/UBTVQH13 ngày 14 tháng
7 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung bảng phụ cấp chức
vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên
trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành
kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16
tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ,
công chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy chứng minh Kiểm sát viên, có hiệu
lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2015.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10;
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số
34/2002/QH10;
Căn cứ Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân số 03/2002/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp
lệnh số 15/2011/UBTVQH12;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao[1],
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
1. Cán bộ, công chức,
viên chức Viện kiểm sát nhân dân được cấp trang phục để sử dụng theo niên hạn
gồm có:
- Quần áo lễ phục mùa hè: năm năm một bộ;
- Quần áo lễ phục mùa đông: năm năm một bộ;
- Áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông: năm năm
một chiếc;
- Quần, áo xuân - hè trang phục thường dùng
nam, nữ: một năm một bộ, lần đầu cấp hai bộ; đối với cán bộ, công chức, viên
chức Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào cấp một năm
hai bộ;
- Quần, áo thu - đông trang phục thường dùng
nam, nữ: hai năm một bộ, lần đầu cấp hai bộ; đối với cán bộ, công chức, viên
chức Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào cấp bốn năm
một bộ, lần đầu cấp hai bộ;
- Áo khoác chống rét nam, nữ: năm năm một
chiếc;
- Áo sơ mi dài tay trang phục thường dùng
nam, nữ: một năm một chiếc, lần đầu cấp hai chiếc;
- Cà vạt: năm năm hai chiếc;
- Thắt lưng: hai năm một chiếc;
- Giầy da: hai năm một đôi, lần đầu cấp hai
đôi;
- Bít tất: một năm hai đôi;
- Dép quai hậu: một năm một đôi;
- Áo mưa: hai năm một chiếc.
Kiêm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên
và Chuyên viên còn được cấp cặp đựng tài liệu: ba năm một chiếc.
2. Cán bộ, công chức, viên chức Viện kiểm sát
nhân dân được cấp trang phục một lần như sau:
- Phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân[2];
- Mũ kêpi;
- Bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục;
- Cuống đeo huân chương (dùng cho lễ phục vào
dịp đại lễ);
- Bộ phù hiệu gắn trên ve áo trang phục
thường dùng;
- Bộ cấp hiệu gắn trên vai áo;
- Biển tên, chức vụ.
Điều 2.[3] (được
bãi bỏ)
Điều 3.[4] (được
bãi bỏ)
Điều 4.
1. Phù hiệu gắn trên ve
áo lễ phục của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm sát viên, Điều
tra viên là cành tùng đơn màu vàng, chiều dài 65mm, có 09 nhánh, thiết kế riêng
biệt không liền sao.
2. Phù hiệu gắn trên ve áo trang phục thường
dùng của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm sát viên, Điều tra
viên có hình bình hành, nền màu đỏ tươi, cạnh dài 55 mm, cạnh ngắn 33 mm, góc
nhọn 60 độ, viền xung quanh và ở giữa có biểu tượng thanh kiếm lá chắn màu
vàng.
Điều 5.[5]
1. Cấp hiệu gắn trên
vai áo của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm
sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên có hình ngũ giác, nền màu đỏ tươi, có
tạo hoa văn; chiều dài 130 mm, phần đuôi rộng 50 mm, phần đầu rộng 40 mm, có
viền màu vàng rộng 5 mm ở hai cạnh dọc và đầu vát nhọn; phần đầu vát nhọn được
gắn chốt bằng kim loại có hình phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân đường kính 15
mm.
2. Cấp hiệu của Viện trưởng, Phó Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên,
cụ thể như sau:
- Cấp hiệu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao không có vạch, ở giữa có gắn hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam màu vàng, đường kính 25 mm.
- Cấp hiệu của Phó viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao không có vạch, ở giữa có gắn ba ngôi sao màu vàng, đường kính
24 mm.
- Cấp hiệu của Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao không có vạch, ở
giữa có gắn hai ngôi sao màu vàng, đường kính 22 mm.
- Cấp hiệu của Phó viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên cao cấp và Điều tra viên cao cấp không có vạch,
ở giữa có gắn một ngôi sao màu vàng, đường kính 22 mm.
- Cấp hiệu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp tỉnh, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm tra viên
cao cấp có hai vạch dọc màu vàng, ở giữa có gắn bốn ngôi sao màu vàng đường
kính 20 mm.
- Cấp hiệu của Kiểm sát viên trung cấp, Điều
tra viên trung cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có hai vạch
dọc màu vàng, ở giữa có gắn ba ngôi sao màu vàng đường kính 20 mm.
- Cấp hiệu của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp huyện, Kiểm tra viên chính có hai vạch dọc màu vàng, ở giữa có gắn
hai ngôi sao màu vàng đường kính 20 mm.
- Cấp hiệu của Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra
viên sơ cấp có hai vạch dọc màu vàng, ở giữa có gắn một ngôi sao màu vàng đường
kính 20 mm.
- Cấp hiệu của Kiểm tra viên có một vạch dọc
màu vàng, ở giữa có gắn ba ngôi sao màu vàng đường kính 20 mm.
Điều 6.[6] (được
bãi bỏ)
Điều 7.
1.[7]
(được bãi bỏ)
2. Giấy chứng minh Kiểm
sát viên có chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm, gồm 2 mặt có đặc điểm như sau:
- Mặt trước: Nền đỏ, trên cùng là dòng chữ
“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” màu vàng; ở giữa là hình Quốc huy nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “Giấy chứng
minh Kiểm sát viên” màu vàng (hình 1).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG MINH
KIỂM SÁT VIÊN
|
Hình 1
- Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu hồng;
có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8 mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên
bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; có phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân[8]
ở góc trên bên trái; có ảnh của Kiểm sát viên ở góc dưới bên trái; có thông tin
về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, chức danh, Viện kiểm sát
nhân dân nơi công tác của Kiểm sát viên (hình 2).
Hình 2
Điều 8.
Trong giờ làm việc và
khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên, cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm
sát phải mang trang phục theo quy định; Kiểm sát viên phải mang Giấy chứng minh
Kiểm sát viên.
Điều 9.
1. Kiểm sát viên không
được sử dụng phù hiệu, cấp hiệu và Giấy chứng minh Kiểm sát viên vào mục đích
riêng; không được dùng Giấy chứng minh Kiểm sát viên thay giấy giới thiệu, giấy
chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác.
2. Việc cấp, đổi, thu hồi phù hiệu, cấp hiệu,
Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy
định.
Điều 10.
Người nào sử dụng
trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh Kiểm sát viên trái pháp luật
hoặc để làm những việc trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
Điều 11.[9]
1. Nghị quyết này có
hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị quyết số 219/2003/NQ-UBTVQH11 ngày
09/01/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công
chức ngành Kiểm sát và Giấy chứng minh Kiểm sát viên.
2. Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị
quyết này./.
|
XÁC
THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
CHỦ NHIỆM
Bùi
Văn Cường
|
[1] Nghị quyết số 973/2015/UBTVQH13 sửa
đổi, bổ sung bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại
biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành
Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11
ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị
quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy
chứng minh Kiểm sát viên có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số
63/2014/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày
24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao,”.
[2] Cụm từ “Phù hiệu ngành Kiểm sát” được
thay thế bằng cụm từ “Phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân” theo quy định tại khoản
2 Điều 2 của Nghị quyết số 973/2015/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung bảng phụ cấp chức
vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên
trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành
kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16
tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ,
công chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy chứng minh Kiểm sát viên, có hiệu
lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2015.
[3] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết số 973/2015/ UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung bảng phụ
cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động
chuyên trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban
hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày
16 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ,
công chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy chứng minh Kiểm sát viên, có hiệu
lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2015.
[4] Điều này được bãi bỏ theo quy định
tại khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết số 973/2015/ UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung bảng
phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt
động chuyên trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm
sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm
2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy chứng
minh Kiểm sát viên, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2015.
[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết số 973/2015/UBTVQH13 sửa đổi, bổ
sung bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc
hội hoạt động chuyên trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án,
ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30
tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy chứng
minh Kiểm sát viên, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2015.
[6] Điều này được bãi bỏ theo quy định
tại khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết số 973/2015/ UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung bảng
phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt
động chuyên trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm
sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm
2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy chứng
minh Kiểm sát viên, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2015.
[7] Khoản này được bãi bỏ theo quy định
tại khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết số 973/2015/ UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung bảng
phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt
động chuyên trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm
sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm
2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy chứng
minh Kiểm sát viên, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2015.
[8] Cụm từ “Phù hiệu ngành Kiểm sát” được
thay thế bằng cụm từ “Phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân” theo quy định tại khoản
2 Điều 2 của Nghị quyết số 973/2015/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung bảng phụ cấp chức
vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên
trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành
kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16
tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ,
công chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy chứng minh Kiểm sát viên, có hiệu
lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2015.
[9] Điều 3 của Nghị quyết số
973/2015/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo
của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, bảng lương chuyên
môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết số
730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành
Kiểm sát và giấy chứng minh Kiểm sát viên, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 7
năm 2015 quy định như sau:
“Điều
3.
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày ký.
2. Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ
quan hữu quan hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.”.