Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Thông tư Quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu | 26/VBHN-BGTVT |
Ngày ban hành | 31/07/2024 |
Ngày có hiệu lực | 31/07/2024 |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | Nguyễn Duy Lâm |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/VBHN-BGTVT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2024 |
Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018.
2. Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020.
3. Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trường Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
4. Thông tư số 49/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ như sau[1]:
1. Thông tư này quy định về:
a) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp, khai thác sử dụng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;
b) Điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển khi tham gia giao thông;
2. Thông tư này không quy định đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ được sản xuất, lắp ráp và khai thác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, chứng nhận chất lượng và khai thác sử dụng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (sau đây gọi tắt là Xe) là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có hai trục, bốn bánh xe, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một xát xi (tương tự xe ô tô tải có tải trọng dưới 3.500 kg). Xe sử dụng động cơ xăng, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 15 kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg.
2. Hệ thống là hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/VBHN-BGTVT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2024 |
Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018.
2. Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020.
3. Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trường Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
4. Thông tư số 49/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ như sau[1]:
1. Thông tư này quy định về:
a) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp, khai thác sử dụng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;
b) Điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển khi tham gia giao thông;
2. Thông tư này không quy định đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ được sản xuất, lắp ráp và khai thác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, chứng nhận chất lượng và khai thác sử dụng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (sau đây gọi tắt là Xe) là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có hai trục, bốn bánh xe, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một xát xi (tương tự xe ô tô tải có tải trọng dưới 3.500 kg). Xe sử dụng động cơ xăng, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 15 kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg.
2. Hệ thống là hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu.
3. Linh kiện là các hệ thống, động cơ, khung, cụm chi tiết và các chi tiết được sử dụng để lắp ráp Xe.
4. Sản phẩm là Xe và linh kiện của Xe.
5. Sản phẩm cùng kiểu loại là các sản phẩm của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật, được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ.
6. Chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
7. Mẫu thử nghiệm là mẫu điển hình do Cơ sở sản xuất tự lựa chọn hoặc mẫu do Cục Đăng kiểm Việt Nam lấy ngẫu nhiên để thực hiện việc thử nghiệm.
8. Cơ sở thử nghiệm là tổ chức có đủ điều kiện và được chỉ định để thực hiện việc thử nghiệm sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
9. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp Xe, linh kiện Xe có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định.
10. Sản phẩm bị lỗi kỹ thuật là sản phẩm có lỗi trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp ráp có khả năng gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản của người sử dụng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến an toàn và môi trường của cộng đồng.
11. Triệu hồi sản phẩm là việc Cơ sở sản xuất thu hồi các sản phẩm thuộc lô, kiểu loại sản phẩm bị lỗi kỹ thuật mà Cơ sở sản xuất đã cung cấp ra thị trường nhằm sửa chữa, thay thế phụ tùng hay thay thế bằng sản phẩm khác để ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra do các lỗi trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp ráp sản phẩm.
12. Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong khai thác sử dụng (sau đây gọi tắt là kiểm tra lưu hành) là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ để chứng nhận xe có đủ điều kiện tham gia giao thông trong phạm vi, tuyến đường hoạt động và thời gian hoạt động theo quy định riêng của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP RÁP XE
1. Các hạng mục kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu thử nghiệm tới địa điểm thử nghiệm. Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm thử nghiệm mẫu theo đúng các quy trình tương ứng với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; lập báo cáo kết quả thử nghiệm theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về các kết quả thử nghiệm của mình. Trong trường hợp cần thiết, Cục Đăng kiểm Việt Nam trực tiếp giám sát việc thử nghiệm.
3. Số lượng mẫu thử nghiệm
a) Đối với Xe: số lượng mẫu thử là 01 mẫu.
b) Đối với linh kiện: số lượng mẫu thử theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Quản lý mẫu thử nghiệm
a) Sau khi thử nghiệm và lập báo cáo kết quả thử nghiệm, Cơ sở thử nghiệm trả mẫu và báo cáo kết quả thử nghiệm cho Cơ sở sản xuất.
b) Cơ sở sản xuất phải thực hiện lưu mẫu điển hình không ít hơn 01 năm, kể từ ngày Cơ sở sản xuất không tiếp tục sản xuất, lắp ráp các Xe cùng kiểu loại. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm quản lý mẫu điển hình sao cho không để ảnh hưởng của các yếu tố môi trường làm hư hỏng mẫu và có thể xuất trình khi có yêu cầu của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Điều 5. Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm[2]
1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận đối với linh kiện (trừ động cơ nguyên chiếc nhập khẩu):
a) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản đăng ký thông số kỹ thuật kèm theo bản vẽ kỹ thuật thể hiện kích thước chính, vật liệu chế tạo và ảnh chụp sản phẩm; bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
b) Bản sao có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm của Cơ sở thử nghiệm;
c) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp động cơ (đối với trường hợp sản phẩm là động cơ) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp động cơ (đối với trường hợp sản phẩm là động cơ) (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận đối với Xe:
a) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản đăng ký thông số kỹ thuật (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);
b) Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm của Cơ sở thử nghiệm;
c) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);
d) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại xe đề nghị chứng nhận không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và Cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra xâm phạm.
Điều 6. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất
1. Để đảm bảo việc duy trì chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt, Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại sản phẩm từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn và xuất xưởng để đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn, môi trường và tính năng kỹ thuật của sản phẩm;
b) Có đủ các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất phù hợp với quy trình sản xuất, lắp ráp đã đề ra. Danh mục tối thiểu các thiết bị cần thiết để thực hiện việc kiểm tra chất lượng xuất xưởng Xe quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Các thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng này hàng năm phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra và xác nhận tình trạng hoạt động;
c)[3] (được bãi bỏ).
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất (sau đây gọi tắt là đánh giá COP) theo các nội dung sau:
a) Quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng: kiểm tra linh kiện đầu vào, kiểm tra trên từng công đoạn, kiểm tra xuất xưởng;
b) Trang thiết bị kiểm tra chất lượng;
c) Nguồn nhân lực thực hiện việc kiểm tra chất lượng.
3. Các hình thức đánh giá COP:
a) Đánh giá COP lần đầu được thực hiện khi cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại sản phẩm.
b) Đánh giá COP hàng năm được thực hiện định kỳ hàng năm.
c) Đánh giá COP đột xuất được thực hiện khi Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc khi có các khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
4. Đối với các kiểu loại sản phẩm tương tự, không có sự thay đổi cơ bản về quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm thì có thể sử dụng kết quả đánh giá COP trước đó.
5. Đối với các linh kiện nhập khẩu thuộc đối tượng bắt buộc kiểm tra, nếu không tiến hành việc đánh giá COP thì giấy chứng nhận chất lượng chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu.
Điều 7. Cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại
Việc cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) được thực hiện theo trình tự và cách thức như sau:
1.[4] Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác đến Cơ quan QLCL.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký chứng nhận. Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì ngay trong ngày làm việc, hướng dẫn Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất về thời gian và địa điểm thực hiện đánh giá COP;
3.[5] Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra nội dung hồ sơ và kết quả đánh giá COP trong thời hạn 07 ngày làm việc. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tương ứng được quy định tại Phụ lục VIIa và VIIb ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo để Cơ sở sản xuất bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp chưa có kết quả đánh giá COP, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo tới doanh nghiệp để thực hiện đánh giá COP theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thông báo, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thiện nội dung hồ sơ chưa phù hợp (bao gồm cả việc thực hiện đánh giá COP đối với trường hợp chưa có kết quả đánh giá COP) và gửi lại cho Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện đầy đủ và kết quả đánh giá COP, Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra nội dung hồ sơ và kết quả đánh giá COP. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tương ứng được quy định tại Phụ lục VIIa và VIIb ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu; nếu có nội dung không phù hợp, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho doanh nghiệp về việc không cấp Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do. Trường hợp quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày thông báo, doanh nghiệp không hoàn thiện các nội dung chưa phù hợp đã thông báo, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ dừng việc kiểm tra đánh giá hồ sơ hoặc đánh giá COP và thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến về việc không cấp Giấy chứng nhận. Để tiếp tục thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải thực hiện nộp lại hồ sơ từ đầu.
4.[6] Cơ sở sản xuất nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.
Điều 8. Kiểm tra trong quá trình sản xuất, lắp ráp
1. Cơ sở sản xuất chỉ được tiến hành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm tiếp theo sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận và phải đảm bảo các sản phẩm này phù hợp với hồ sơ đăng ký chứng nhận, mẫu điển hình đã được thử nghiệm. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm xuất xưởng.
2. Từng sản phẩm sản xuất hàng loạt phải được Cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là Kiểm tra xuất xưởng).
Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể tiến hành kiểm tra đột xuất. Trường hợp kết quả kiểm tra đột xuất cho thấy Cơ sở sản xuất vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ thu hồi Giấy chứng nhận hoặc áp dụng hình thức giám sát Kiểm tra xuất xưởng.
3. Căn cứ vào Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại đã cấp và việc thực hiện Kiểm tra xuất xưởng, Cơ sở sản xuất sẽ được nhận phôi Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho từng lô Xe sản xuất, lắp ráp.
4. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của từng Xe, Cơ sở sản xuất cấp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phải do người có thẩm quyền (cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được ủy quyền bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ sở sản xuất) ký tên và đóng dấu. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng cấp cho Xe dùng để làm thủ tục đăng ký Xe.
5. Hồ sơ xuất xưởng
Cơ sở sản xuất có trách nhiệm lập và cấp cho từng Xe xuất xưởng các hồ sơ sau đây: Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; Hướng dẫn sử dụng; Phiếu bảo hành Xe.
Điều 9. Đánh giá hàng năm, đánh giá bổ sung Giấy chứng nhận
1. Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu của Cơ sở sản xuất, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá các Giấy chứng nhận đã cấp theo nội dung sau:
a) Đánh giá COP theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 của Thông tư này;
b) Lấy mẫu ngẫu nhiên trong số các sản phẩm cùng kiểu loại tại Cơ sở sản xuất, yêu cầu thử nghiệm mẫu theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu tới địa điểm thử nghiệm.
2. Cơ sở sản xuất phải tiến hành các thủ tục chứng nhận bổ sung khi các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận thay đổi hoặc khi sản phẩm có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu loại sản phẩm đó so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Cơ sở sản xuất nộp bổ sung các tài liệu sau:
a) Các tài liệu liên quan tới sự thay đổi của sản phẩm;
b) Báo cáo kết quả thử nghiệm lại sản phẩm theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới.
3. Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm sẽ không còn giá trị khi vi phạm một trong các quy định sau:
a) Sản phẩm không còn thỏa mãn các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành hoặc sản phẩm có sự thay đổi, không phù hợp với hồ sơ đăng ký chứng nhận, Giấy chứng nhận đã cấp mà Cơ sở sản xuất không thực hiện việc chứng nhận bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;
c) Cơ sở sản xuất không thực hiện việc triệu hồi đối với sản phẩm bị lỗi kỹ thuật theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Thông tư này.
Các giấy chứng nhận không còn giá trị được thông báo cho Cơ sở sản xuất bằng văn bản và công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC SỬ DỤNG XE
Điều 10. Hồ sơ kiểm tra lưu hành
Khi kiểm tra lưu hành, chủ xe cần có các giấy tờ sau:
1. Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau để xuất trình:
a) Bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang giữ Bản chính giấy đăng ký xe đó.
b) Bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính đang giữ Bản chính giấy đăng ký xe đó.
2. Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực để xuất trình.
3. Bản sao chụp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với trường hợp kiểm tra lưu hành lần đầu của các Xe có đăng ký lần đầu sau ngày thông tư này có hiệu lực).
4. Giấy chứng nhận lưu hành của lần kiểm tra trước (đối với trường hợp kiểm tra lưu hành các lần tiếp theo).
Điều 11. Đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra lưu hành
1. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ được đăng ký và cấp biển số tại địa phương nào thì thực hiện kiểm tra lưu hành tại Đơn vị đăng kiểm ở địa phương đó.
2. Dữ liệu kiểm tra lưu hành được lưu trữ tại Đơn vị đăng kiểm và trên Cơ sở dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Điều 12. Trình tự, cách thức thực hiện khi kiểm tra lưu hành
1. Chủ xe hoặc người đưa xe đến kiểm tra lưu hành (sau đây gọi tắt là chủ xe) đưa Xe và các giấy tờ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này đến Đơn vị đăng kiểm để kiểm tra lưu hành.
2. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại; nếu đầy đủ, hợp lệ thì thu phí, chụp ảnh phương tiện và tiến hành kiểm tra các hạng mục theo phương pháp kiểm tra được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp kiểm tra lần đầu, Đơn vị đăng kiểm kiểm tra và lập Biên bản kiểm tra lần đầu xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xe kiểm tra đạt tiêu chuẩn, Đơn vị đăng kiểm thu lệ phí, trả hóa đơn thu lệ phí và cấp Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Xe có kết quả không đạt, Đơn vị đăng kiểm thông báo hạng mục kiểm tra không đạt của xe cho chủ xe biết để sửa chữa, khắc phục để kiểm tra lại, đồng thời thông báo xe không đạt lên mạng kiểm định.
Điều 13. Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành
1. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành:
a) Trường hợp kiểm tra lần đầu: 12 tháng đối với Xe mới, chưa qua sử dụng đến 02 năm, kể từ năm sản xuất; 06 tháng đối với Xe mới, chưa qua sử dụng trên 02 năm, kể từ năm sản xuất.
b) Các lần kiểm tra tiếp theo: 06 tháng.
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành không vượt quá ngày hết hạn của Giấy đăng ký Xe (nếu có) hoặc ngày xe hết niên hạn sử dụng.
2. Phôi Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành. Nội dung Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành được in từ chương trình phần mềm do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý, công bố. Giấy chứng nhận, Tem lưu hành phải có cùng một seri và có nội dung phù hợp với thông số kỹ thuật của Xe do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố.
a) Giấy chứng nhận lưu hành được giao cho chủ xe để mang theo khi lưu hành trên đường, Tem lưu hành được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía trước Xe.
b) Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành bị mất, hư hỏng, rách nát thì chủ xe phải đưa Xe đi kiểm tra lưu hành để cấp lại.
3. Khi phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả hoặc sửa chữa, tẩy xóa; Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành đã cấp không phù hợp với xe đã kiểm tra, các Đơn vị đăng kiểm phải thông báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành đã cấp (nếu còn hiệu lực).
4. Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành hết hiệu lực khi:
a) Xe đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành mới;
b) Đã có khai báo mất của chủ Xe;
c) Đã có thông báo thu hồi của các Đơn vị đăng kiểm;
d) Xe bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Điều 14. Báo cáo và lưu trữ hồ sơ
1[7]. Thực hiện báo cáo định kỳ như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo công tác kiểm tra lưu hành Xe;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo tổng số lượt kiểm tra Xe, tổng số lượt Xe đạt, tổng số lượt Xe không đạt; Báo cáo sử dụng phôi Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Đơn vị đăng kiểm;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử; được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc phương thức điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
e) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 20 hàng tháng;
g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định hàng tháng;
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
i) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Lưu trữ
a) Hồ sơ xe, hồ sơ kiểm tra lưu hành và các giấy tờ liên quan được lưu trữ tại các Đơn vị đăng kiểm.
b) Hồ sơ kiểm tra lưu hành, phiếu ghi nhận kết quả của các lần kiểm tra lưu hành: Lưu trữ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày kiểm tra lưu hành. Hồ sơ xe được hủy sau 03 năm, kể từ ngày Xe hết niên hạn sử dụng.
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn các Đơn vị đăng kiểm về việc lưu trữ hồ sơ Xe và hồ sơ kiểm tra lưu hành.
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KHI THAM GIA GIAO THÔNG
Điều 15. Điều kiện đối với người điều khiển Xe
Người điều khiển xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ phải có Giấy phép lái xe từ hạng B2 trở lên và phải tuân thủ theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
1. Xe phải đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại Thông tư này khi tham gia giao thông.
2. Niên hạn sử dụng đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ áp dụng theo khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người.
Điều 17. Chấp hành quy định khi tham gia giao thông
1. Việc chấp hành quy tắc giao thông đường bộ, mức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định của Chính phủ và áp dụng theo loại phương tiện tương tự xe ô tô tải có tải trọng dưới 3.500 kg.
2. Phạm vi, tuyến đường hoạt động và thời gian hoạt động đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo nguyên tắc không cho phép loại phương tiện này tham gia giao thông trên các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường bộ được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp I và cấp II.
Điều 18. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam là Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này; chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ về kiểm tra chất lượng trong sản xuất, lắp ráp, kiểm tra lưu hành và kiểm tra thực hiện Thông tư này.
2. Thống nhất phát hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng các Giấy chứng nhận; phôi Phiếu kiểm tra chất lượng, Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành.
3. Thông báo danh sách các Cơ sở thử nghiệm thực hiện việc thử nghiệm phục vụ cho công tác chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên trang thông tin điện tử Cục Đăng kiểm Việt Nam.
4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất đối với việc thực hiện đảm bảo chất lượng của Cơ sở sản xuất, kiểm tra lưu hành của các Đơn vị đăng kiểm.
5. Báo cáo kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ theo quy định.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Báo cáo, xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thời gian, phạm vi, tuyến đường hoạt động đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
2. Kiểm tra và xử lý sai phạm của các cá nhân, Đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở trong việc thực hiện công tác kiểm tra lưu hành xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra hoạt động kiểm định lưu hành xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ của các Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tại địa phương.
Điều 20. Trách nhiệm của Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới
1. Thực hiện việc kiểm tra lưu hành và cấp Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành cho xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ theo quy định. Người đứng đầu Đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên trực tiếp thực hiện kiểm tra lưu hành phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
2. Công khai trình tự, thủ tục, nội dung, quy trình, tiêu chuẩn, quy định, phí, lệ phí và thời gian làm việc.
3. Thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo theo quy định. Truyền số liệu kiểm tra hàng ngày, bảo quản mật khẩu và cập nhật số liệu cảnh báo từ mạng dữ liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam.
4[8]. (được bãi bỏ)
5. Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra lưu hành của cơ quan chức năng.
Điều 21. Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất
1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Hợp tác đầy đủ với Cục Đăng kiểm Việt Nam trong quá trình thanh tra, kiểm tra về chất lượng sản phẩm.
3.[9] Thực hiện việc triệu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 16 của Thông tư số 25/2019/TT-BGTVT ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp ô tô.
4. Cơ sở sản xuất phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo việc duy trì chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định về quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ.
6[10]. Lưu trữ phần lưu của Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, hồ sơ kiểm tra chất lượng của sản phẩm tối thiểu 03 năm kể từ ngày xuất xưởng xe. Khi hủy tài liệu này, cơ sở sản xuất phải bảo đảm được việc truy xuất dữ liệu phục vụ cho việc triệu hồi.
Điều 22. Trách nhiệm của chủ xe
Ngoài việc thực hiện các nội dung trong Thông tư này, chủ xe còn có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:
1. Không được làm giả, tự bóc, dán, tẩy xóa, sửa đổi các nội dung của Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành.
2. Cung cấp chính xác các thông tin cần thiết có liên quan tới nội dung kiểm tra lưu hành, nội dung quản lý hành chính, thông số kỹ thuật của Xe, kể cả việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho các Đơn vị đăng kiểm.
3. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của xe giữa hai kỳ kiểm tra lưu hành.
4. Nộp lại Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành khi có thông báo thu hồi của Đơn vị đăng kiểm.
Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cơ sở thử nghiệm và Đơn vị đăng kiểm được thu các khoản phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 24. Hiệu lực thi hành[11]
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 và bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Quyết định số 3917/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tạm thời về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thí điểm sản xuất, lắp ráp trong nước;
b) Quyết định số 614/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 3 năm 2010 và Quyết định số 3667/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 3917/QĐ- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tạm thời về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thí điểm sản xuất, lắp ráp trong nước.
2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, người điều khiển xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông phải có Giấy phép lái xe phù hợp theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
3. Các Giấy chứng nhận phù hợp, Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng còn hiệu lực đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng.
4. Trong trường hợp các văn bản, tài liệu tham chiếu trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung, chuyển đổi thì áp dụng theo văn bản mới.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
XÁC NHẬN VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP RÁP XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Yêu cầu chung
1.1. Xe và các bộ phận trên Xe phải phù hợp với việc tham gia giao thông bên phải theo quy định, với tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất và của Thông tư này.
1.2. Các mối ghép ren sau khi lắp ráp phải chắc chắn. Lực xiết các mối ghép ren của các chi tiết quan trọng phải theo quy định của nhà sản xuất Xe.
1.3. Không có hiện tượng rò rỉ dung dịch làm mát, nhiên liệu, dầu bôi trơn ở các mối ghép của hệ thống, tổng thành lắp trên xe như: động cơ, ly hợp, hộp số, truyền động, thùng nhiên liệu, bộ chế hòa khí, ống dẫn nhiên liệu.
1.4. Thân xe không được có gờ sắc cạnh hoặc phần lồi ra gây nguy hiểm cho người cùng tham gia giao thông.
2. Kích thước cơ bản
2.1. Kích thước lớn nhất của Xe xác định theo TCVN 6528 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước phương tiện có động cơ và phương tiện được kéo - Thuật ngữ và định nghĩa” không vượt quá giới hạn sau: Chiều dài 3,5 m, chiều rộng 1,5 m, chiều cao 2,0 m.
3. Khối lượng
3.1. Khối lượng Xe không tải không lớn hơn 550 kg. Khối lượng Xe không tải (khối lượng bản thân) là khối lượng của xe ở trạng thái sẵn sàng hoạt động và bao gồm các trang bị sau:
a) Các trang bị phụ do nhà sản xuất cung cấp cần thiết cho hoạt động bình thường của xe (túi dụng cụ, giá đỡ, tấm chắn gió, thiết bị bảo vệ);
b) Các bộ phận bổ sung hoặc các trang bị tùy chọn do nhà sản xuất cung cấp để lắp kèm theo Xe;
c) Có đủ các chất lỏng (dầu bôi trơn, dung dịch làm mát...) đảm bảo cho Xe hoạt động bình thường;
d) Lượng nhiên liệu trong thùng ít nhất bằng 90% dung tích thùng nhiên liệu theo quy định của nhà sản xuất.
3.2. Khối lượng toàn bộ lớn nhất của Xe (bao gồm khối lượng xe không tải, khối lượng người trên xe và hàng hóa) không lớn hơn 1000 kg.
Khối lượng tính toán cho một người được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65 kg.
3.3. Tỷ lệ khối lượng phân bố lên trục dẫn hướng không nhỏ hơn 20% khối lượng Xe. Tỷ lệ khối lượng phân bố được xác định ở hai trạng thái như sau:
a) Trạng thái không tải: Khối lượng Xe không tải và người điều khiển có khối lượng 75 kg.
b) Trạng thái đầy tải: Xe có khối lượng toàn bộ lớn nhất theo khoản 3.2 của phụ lục này.
4. Góc ổn định ngang tĩnh của Xe ở trạng thái không tải không nhỏ hơn 30o.
5. Vận tốc lớn nhất
Vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 60 km/h và được xác định theo TCVN 6011 “Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo vận tốc lớn nhất của mô tô”.
6. Động cơ, hệ thống truyền lực
6.1. Công suất hữu ích, mô men xoắn lớn nhất và suất tiêu thụ nhiên liệu của động cơ phải đáp ứng yêu cầu được quy định trong QCVN 37:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ xe mô tô, xe gắn máy”.
6.2. Trong điều kiện đầy tải và đường khô, khi chuyển động theo chiều tiến, xe phải vượt được dốc có độ dốc 20%. Khi thử vượt dốc, động cơ và hệ thống truyền lực phải hoạt động bình thường.
7. Ống xả
7.1. Ống xả sử dụng lắp trên xe là loại ống xả phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 29:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ống xả xe mô tô, xe gắn máy”.
7.2. Miệng thoát khí thải của ống xả không được hướng về phía trước và không được hướng về phía bên phải.
7.3. Ống xả không được đặt ở vị trí có thể gây cháy xe hoặc hàng hóa trên xe và gây cản trở hoạt động của hệ thống khác.
8. Bánh xe
8.1. Vành bánh xe sử dụng lắp trên xe là loại vành phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 44:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy làm bằng vật liệu thép” hoặc QCVN 46:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh hợp kim xe mô tô, xe gắn máy”.
8.2. Lốp xe sử dụng lắp trên xe là loại lốp phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN 36:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi xe mô tô, xe gắn máy”.
8.3. Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng không lớn hơn 5 mm/m.
9. Hệ thống phanh
9.1. Yêu cầu về kết cấu
9.1.1. Xe phải được trang bị hệ thống phanh chính và phanh đỗ xe.
9.1.2. Hệ thống phanh chính và phanh đỗ xe phải dẫn động độc lập với nhau. Dẫn động của hệ thống phanh chính phải là loại từ 2 dòng trở lên và tác động lên tất cả các bánh xe.
9.1.3. Hệ thống phanh chính phải có kết cấu và lắp đặt bảo đảm cho người lái điều khiển được phanh khi ngồi trên ghế lái mà không rời hai tay khỏi vô lăng lái.
9.1.4. Khi tác động vào cơ cấu điều khiển, hệ thống phanh phải hoạt động. Cơ cấu phanh không được có hiện tượng kẹt, phải tự trở về vị trí ban đầu khi thôi tác động vào cơ cấu điều khiển và phải có kết cấu sao cho các yếu tố như: rung động, quay vòng không ảnh hưởng tới khả năng phanh.
9.1.5. Hệ thống phanh phải có kết cấu sao cho không gây cản trở hệ thống lái khi vận hành.
9.1.6. Phải có cơ cấu điều chỉnh tự động hoặc điều chỉnh bằng tay khe hở má phanh.
9.1.7. Hệ thống phanh chính dẫn động thủy lực phải được thiết kế sao cho có thể kiểm tra mức dầu thủy lực dễ dàng.
9.1.8. Dầu phanh trong hệ thống phanh không được rò rỉ. Các ống dẫn dầu phải được định vị chắc chắn và không được rạn nứt.
9.1.9. Đối với Xe trang bị cơ cấu chống hãm cứng bánh xe thì phải có bộ phận báo hiệu cho người lái biết khi cơ cấu này có sự cố.
9.1.10. Khi sử dụng, hệ thống phanh đỗ phải có khả năng duy trì được hoạt động mà không cần có lực tác động liên tục của người lái.
9.1.11. Đối với Xe được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp thì phải đảm bảo sao cho người lái có thể tác động lên cơ cấu phanh này ở trạng thái có ít nhất một tay điều khiển lái.
9.2. Hiệu quả phanh khi kiểm tra trên đường
9.2.1. Hệ thống phanh chính
Hiệu quả phanh trên đường được đánh giá phải thỏa mãn ít nhất một trong hai chỉ tiêu quãng đường phanh hoặc gia tốc phanh trung bình.
9.2.1.1. Điều kiện thử
a) Thử trên mặt đường phủ nhựa hoặc đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ số bám φ không nhỏ hơn 0,6.
b) Thử ở vận tốc bằng 90% vận tốc lớn nhất của Xe.
9.2.1.2. Hiệu quả phanh phải theo yêu cầu trong Bảng 1.
Bảng 1: Yêu cầu về hiệu quả phanh
Hệ thống phanh tác động lên tất cả các bánh Xe |
Quãng đường phanh, S (m) |
Gia tốc phanh trung bình (m/s2) |
Trạng thái đầy tải và không tải |
S ≤ 0,1V + V2 /130 |
≥ 5 |
9.2.2. Hệ thống phanh đỗ của Xe phải có khả năng giữ xe ở trạng thái không tải trên dốc lên hoặc xuống có độ dốc ít nhất là 20%.
9.3. Hiệu quả phanh khi kiểm tra trên băng thử
9.3.1. Hiệu quả phanh chính khi thử trên băng thử
9.3.1.1. Tổng lực phanh của hệ thống phanh chính khi phanh không được nhỏ hơn 50% trọng lượng của Xe khi vào kiểm tra.
9.3.1.2. Sai lệch lực phanh giữa bánh xe bên trái và bánh xe bên phải trên một trục không được lớn hơn 20%.
Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái) được tính như sau: Sai lệch lực phanh = x100%
Trong đó PL, PN là lực phanh của hai bánh xe trên cùng một trục và PL > PN.
9.3.2. Tổng lực phanh của hệ thống phanh đỗ của Xe không nhỏ hơn 16% trọng lượng Xe khi kiểm tra.
10. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
10.1. Xe phải trang bị các loại đèn chiếu sáng và tín hiệu sau đây: đèn chiếu sáng phía trước gồm có đèn chiếu xa (đèn pha) và đèn chiếu gần (đèn cốt), đèn báo rẽ, đèn vị trí, đèn phanh, đèn lùi, đèn soi biển số sau.
10.2. Đèn chiếu sáng phía trước sử dụng trên xe phải có đặc tính quang học thỏa mãn QCVN 35:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”.
10.3. Các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải được lắp đặt chắc chắn, bảo đảm duy trì các tính năng hoạt động của chúng khi Xe vận hành.
10.4. Các đèn sau đây phải được lắp thành cặp: đèn chiếu sáng phía trước, đèn báo rẽ, đèn vị trí, đèn phanh. Các đèn tạo thành cặp phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Được lắp vào xe đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe;
b) Cùng màu;
c) Có cùng tính năng hoạt động.
10.5. Vị trí lắp đặt các loại đèn được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Vị trí lắp đặt các loại đèn (Đơn vị kích thước: mm)
TT |
|
Tên đèn |
Chiều cao tính từ mặt đỗ Xe |
Khoảng cách từ mép ngoài của đèn đến mép ngoài của Xe |
|
|
tới mép dưới của đèn |
tới mép trên của đèn |
|||
(1) |
|
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
Đèn chiếu gần |
≥ 500 |
≤ 1200 |
≤ 200 |
2 |
|
Đèn báo rẽ |
≥ 350 |
≤ 1500 |
≤ 200 |
3 |
|
Đèn vị trí |
≥ 350 |
≤ 1500 |
≤ 200 |
4 |
|
Đèn phanh |
≥ 350 |
≤ 1500 |
- |
5 |
|
Đèn lùi |
≥ 250 |
≤ 1200 |
- |
10.6. Đèn phải phù hợp với yêu cầu quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Màu, số lượng tối thiểu, cường độ sáng và chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát của các loại đèn
TT |
Tên đèn |
Màu |
Số lượng tối thiểu |
Cường độ sáng hoặc chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát |
||
Cường độ sáng (cd) |
Chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát |
|||||
1. |
Đèn chiếu sáng phía trước |
Đèn chiếu xa |
Trắng hoặc vàng nhạt |
2 |
≥ 10000 |
Khi kiểm tra bằng thiết bị: Theo phương thẳng đứng, chùm sáng không được hướng lên trên. Theo phương ngang, chùm sáng của đèn bên trái không được lệch phải quá 2%, không được lệch trái quá 1%; Chùm sáng của đèn bên phải không được lệch phải hoặc trái quá 2%. |
Đèn chiếu gần |
|
- |
Chiều dài dải sáng không nhỏ hơn 50 m và phải đảm bảo quan sát được chướng ngại vật ở khoảng cách 40 m. |
|||
2. |
Đèn báo rẽ trước |
Vàng |
2 |
50 ÷ 860 |
Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải bảo đảm nhận biết được tín hiệu ở khoảng cách 20 m |
|
3. |
Đèn báo rẽ sau |
Vàng |
2 |
50 ÷ 860 |
||
4. |
Đèn phanh |
Đỏ |
2 |
20 ÷ 100 |
||
5. |
Đèn lùi |
Trắng |
1(1) |
80 ÷ 600 |
||
6. |
Đèn vị trí trước(2) |
Trắng hoặc vàng nhạt |
2 |
4 ÷ 60 |
Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải bảo đảm nhận biết được tín hiệu ở khoảng cách 10 m |
|
7. |
Đèn vị trí sau (đèn hậu) |
Đỏ |
2 |
4 ÷ 12 |
||
8. |
Đèn soi biển số sau |
Trắng |
1 |
4 ÷ 60 |
||
Chú thích: (1) Nhưng không quá 2 đèn. (2) Đèn vị trí trước có thể được sử dụng kết hợp với các đèn khác. |
10.7. Các yêu cầu khác
a) Không được lắp đèn màu đỏ và các tấm phản quang ở phía trước xe. Không được lắp đèn có ánh sáng trắng hướng về phía sau (ngoại trừ đèn lùi).
b) Đối với đèn chiếu sáng phía trước:
+ Khi bật công tắc đèn chiếu gần thì tất cả các đèn chiếu xa phải tắt;
+ Phải có báo hiệu làm việc khi sử dụng đèn chiếu xa.
c) Đèn lùi phải bật sáng khi cần số ở vị trí số lùi và công tắc khởi động động cơ đang ở vị trí mà động cơ có thể hoạt động được. Đèn lùi phải tắt khi một trong hai điều kiện trên không thỏa mãn.
d) Đèn soi biển số phải sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước, không thể tắt và bật được bằng công tắc riêng.
đ) Đối với đèn phanh:
+ Đèn phanh phải bật sáng khi người lái tác động vào hệ thống phanh chính;
+ Trong trường hợp dùng kết hợp với đèn hậu, đèn phanh phải có cường độ sáng rõ hơn so với đèn hậu.
e) Đối với đèn báo rẽ:
+ Tất cả các đèn báo rẽ ở cùng một bên của Xe và khi phải nhấp nháy cùng pha khi làm việc. Tần số nhấp nháy từ 60 ÷ 120 lần/phút;
+ Thời gian từ khi bật công tắc đến khi đèn phát tín hiệu báo rẽ không quá 5 giây.
10.8. Tấm phản quang phía sau
10.8.1. Xe phải được trang bị tấm phản quang ở phía sau.
10.8.2. Hình dạng mặt phản quang không được là hình tam giác.
10.8.3. Ánh sáng phản chiếu của tấm phản quang phải được nhìn thấy rõ ràng vào ban đêm từ khoảng cách 100 m phía sau xe khi được chiếu sáng bằng ánh sáng đèn pha của xe khác.
10.8.4. Màu tấm phản quang là màu đỏ.
11. Cơ cấu điều khiển
11.1. Báo hiệu làm việc và chỉ báo khi lắp đặt trên xe phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 6957 “Phương tiện giao thông đường bộ - cơ cấu điều khiển hoạt động của mô tô, xe máy hai bánh - Yêu cầu trong phê duyệt kiểu” hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
11.2. Cơ cấu điều khiển
Báo hiệu làm việc và chỉ báo, đồng hồ và cơ cấu điều khiển liệt kê dưới đây (nếu có) phải được lắp đặt trong phạm vi giới hạn bởi hai mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe cách đường tâm trục lái 500 mm về hai phía và đảm bảo cho người lái có thể nhận biết, điều khiển chúng một cách dễ dàng:
- Công tắc khởi động, tắt động cơ.
- Các cơ cấu điều khiển hệ thống phanh, hệ thống truyền lực và bàn đạp ga.
- Công tắc đèn chiếu sáng phía trước, còi, đèn báo rẽ, gạt nước.
- Đồng hồ tốc độ, đèn báo hiệu tình trạng làm việc của các đèn báo rẽ, đèn chiếu xa, hệ thống nhiên liệu, dung dịch làm mát động cơ, dầu bôi trơn, hệ thống phanh và hệ thống nạp ắc quy.
12. Hệ thống lái
12.1. Đảm bảo cho xe chuyển hướng chính xác, điều khiển nhẹ nhàng, an toàn ở mọi vận tốc và tải trọng trong phạm vi tính năng kỹ thuật cho phép của xe.
12.2. Khi hoạt động các cơ cấu chuyển động của hệ thống lái không được va chạm với bất kỳ bộ phận nào của xe như khung, vỏ.
12.3. Khi quay vô lăng lái về bên phải và bên trái thì không được có sự khác biệt đáng kể về lực tác động lên vành tay lái.
12.4. Độ rơ góc vô lăng lái không lớn hơn 10o.
13. Gương chiếu hậu
13.1. Xe phải có hai gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.
13.2. Gương chiếu hậu phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 28:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy” (trừ các yêu cầu về lắp đặt gương chiếu hậu trên xe).
13.3. Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn, có thể điều chỉnh dễ dàng.
13.4. Gương lắp ngoài bên trái xe phải đảm bảo cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phẳng rộng ít nhất 2,5 m, kể từ điểm ngoài cùng của mặt bên trái xe trở ra phía giữa đường và cách mắt người lái về phía sau Xe 10 m.
13.5. Gương lắp ngoài bên phải xe phải đảm bảo cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phang rộng ít nhất 4 m kể từ mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe và đi qua điểm ngoài cùng ở bên phải xe và cách điểm quan sát của người lái về phía sau Xe 20 m.
14. Còi
14.1. Xe phải có ít nhất một còi. Còi phải có âm thanh liên tục với âm lượng ổn định.
14.2. Âm lượng còi (khi đo ở khoảng cách 2 m tính từ đầu Xe, chiều cao đặt micro là 1,2 m) không nhỏ hơn 65 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A).
15. Đồng hồ đo vận tốc
15.1. Xe phải có đồng hồ đo vận tốc.
15.2. Đơn vị đo vận tốc trên đồng hồ là km/h.
15.3. Sai số cho phép của đồng hồ đo vận tốc phải nằm trong giới hạn từ âm (-) 10% đến dương (+) 15% khi đo ở vận tốc 35 km/h. Đối với Xe có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 35 km/h, sai số của đồng hồ đo vận tốc được xác định ở vận tốc lớn nhất.
16. Chỗ ngồi
16.1. Xe không được quá hai chỗ ngồi.
16.2. Chỗ ngồi phải được trang bị đai an toàn loại ít nhất có hai điểm.
16.3. Chiều rộng đệm ngồi không nhỏ hơn 400 mm, chiều sâu đệm ngồi không nhỏ hơn 350 mm tính cho một người.
17. Hệ thống nhiên liệu
17.1. Hệ thống nhiên liệu phải được thiết kế, chế tạo và lắp đặt sao cho các rung động của khung, động cơ và bộ phận chuyển động không ảnh hưởng tới tính năng làm việc của hệ thống nhiên liệu.
17.2. Ống dẫn nhiên liệu phải được lắp đặt chắc chắn.
17.3. Thùng nhiên liệu sử dụng lắp trên Xe là loại thùng phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 27:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thùng nhiên liệu xe mô tô, xe gắn máy”.
18. Khung
18.1. Khung Xe phải chế tạo phù hợp với tài liệu kỹ thuật.
18.2. Khung Xe phải được sơn phủ bằng loại sơn có tác dụng chống gỉ.
19. Ca bin
19.1. Kính chắn gió của Xe phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 32:2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn của xe ô tô kính cửa sổ nếu có phải là kính an toàn độ bền cao.
19.2. Xe phải được trang bị hệ thống gạt nước để đảm bảo tầm nhìn của người lái qua kính chắn gió phía trước và phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Phải có hai tần số gạt trở lên;
- Một tần số gạt có giá trị không nhỏ hơn 45 lần/phút;
- Một tần số gạt có giá trị nằm trong khoảng 10 đến 55 lần/phút;
- Chênh lệch giữa tần số gạt cao nhất với một trong những tần số gạt thấp hơn phải không nhỏ hơn 15 lần/phút.
20. Thùng chở hàng
Thùng chở hàng của Xe phải chế tạo phù hợp với tài liệu kỹ thuật và lắp đặt chắc chắn.
21. Hệ thống điện
21.1. Dây dẫn điện phải được bọc cách điện và lắp đặt chắc chắn.
21.2. Các giắc nối, công tắc phải bảo đảm an toàn.
21.3. Ắc quy phải được lắp đặt cố định chắc chắn.
21.4. Ắc quy lắp trên Xe sử dụng để khởi động động cơ là loại ắc quy phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN 47:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy chì dùng trên xe mô tô, xe gắn máy”.
22. Yêu cầu về bảo vệ môi trường
22.1. Khí thải của Xe phải đáp ứng các yêu cầu áp dụng cho xe mô tô ba bánh quy định trong QCVN 04:2009/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới”.
22.2. Khi kiểm tra khí thải động cơ ở chế độ không tải theo phương pháp thử nhanh (phương pháp thử được quy định tại tiêu chuẩn TCVN 6438 “Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải”) thì khí thải của Xe phải thỏa mãn yêu cầu sau:
- Cacbonmonoxit CO (% thể tích): ≤ 4,5;
- Hydrocabon HC (ppm thể tích): ≤ 1200 đối với động cơ 4 kỳ: ≤ 7800 đối với động cơ 2 kỳ.
22.3. Mức ồn tối đa cho phép của Xe khi đỗ được thử theo TCVN 6435 “Âm học - Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Phương pháp điều tra “ không vượt quá 99 dB(A).
22.4. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của Xe không lớn hơn mức do nhà sản xuất công bố. Việc đo mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của Xe được thực hiện theo phương pháp đo mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình trong một chu trình mô phỏng quy ước hoặc phương pháp đo mức tiêu thụ nhiên liệu ở vận tốc không đổi trong TCVN 6440 “Mô tô - Phương pháp đo tiêu thụ nhiên liệu”.
CÁC HẠNG MỤC BẮT BUỘC PHẢI KIỂM TRA, THỬ
NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN ĐỐI VỚI XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ VÀ LINH KIỆN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT |
Đối tượng kiểm tra |
Cơ sở kỹ thuật áp dụng |
1 |
Xe |
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; |
2 |
Thùng nhiên liệu |
QCVN 27:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thùng nhiên liệu xe mô tô, xe gắn máy |
3 |
Gương chiếu hậu |
QCVN 28:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy |
4 |
Ống xả |
QCVN 29:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ống xả xe mô tô, xe gắn máy |
5 |
Đèn chiếu sáng phía trước |
QCVN 35:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
6 |
Lốp |
QCVN 36:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi xe mô tô, xe gắn máy |
7 |
Động cơ |
QCVN 37:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ xe mô tô, xe gắn máy |
8 |
Kính chắn gió |
QCVN 32:2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn của xe ô tô |
9 |
Ắc quy |
QCVN 42:2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy chì dùng trên xe mô tô, xe gắn máy |
10 |
Vành bánh xe |
QCVN 43:2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh hợp kim xe mô tô, xe gắn máy QCVN 44:2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy làm bằng vật liệu thép |
(1): không áp dụng khoản 2.2.1 đối với Thùng nhiên liệu phi kim loại nhập khẩu.
(2): không áp dụng khoản 2.2.1.4 đối với Ắc quy chì nhập khẩu.
MẪU - BẢN KÊ CÁC LINH KIỆN CHÍNH SỬ DỤNG ĐỂ
LẮP RÁP ĐỘNG CƠ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢN KÊ CÁC LINH KIỆN CHÍNH SỬ DỤNG ĐỂ LẮP RÁP ĐỘNG CƠ
Nhãn hiệu……………. số loại…………………
TT |
Tên linh kiện, cụm linh kiện |
Tên Cơ sở sản xuất |
địa chỉ |
Tên cơ sở cung cấp |
địa chỉ |
Ghi chú |
1 |
Chế hòa khí/ bộ phun xăng điện tử |
|
|
|
|
|
2 |
Đường ống nạp |
|
|
|
|
|
3 |
Cụm nắp đậy đầu xy lanh |
|
|
|
|
|
4 |
Cụm đầu xy lanh |
|
|
|
|
|
5 |
Bu gi |
|
|
|
|
|
6 |
Cụm xy lanh |
|
|
|
|
|
7 |
Cụm thân máy |
|
|
|
|
|
8 |
Cụm nắp đậy máy trái, phải |
|
|
|
|
|
9 |
Bộ trục khuỷu |
|
|
|
|
|
10 |
Bộ xéc măng |
|
|
|
|
|
11 |
Pít tông + chốt |
|
|
|
|
|
12 |
Cụm trục cam và bánh răng cam |
|
|
|
|
|
13 |
Cò mổ + trục cò mổ |
|
|
|
|
|
14 |
Xu páp nạp + xả |
|
|
|
|
|
15 |
Bộ lò xo xu páp |
|
|
|
|
|
16 |
Bộ phát điện |
|
|
|
|
|
17 |
Cụm đề khởi động |
|
|
|
|
|
18 |
Bộ ly hợp khởi động |
|
|
|
|
|
19 |
Bộ cơ cấu khởi động bằng chân |
|
|
|
|
|
20 |
Bộ ly hợp |
|
|
|
|
|
21 |
Đai truyền (nếu có) |
|
|
|
|
|
22 |
Bộ cơ cấu đổi số (nếu có) |
|
|
|
|
|
23 |
Cụm truyền hộp số |
|
|
|
|
|
24 |
Thiết bị xử lý ô nhiễm khí thải (trừ các Cơ cấu đi liền với ống xả): |
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản đăng ký này. |
Người đứng đầu Cơ sở
sản xuất động cơ |
MẪU - BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE CHỞ
HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
A. Thông tin chung (General information)
1. Tổng quát (General) :
1.1. Nhãn hiệu xe (Mark) :
1.2. Số loại xe (Model code) :
1.3. Mã nhận dạng phương tiện (VIN) :
1.3.1. Vị trí của mã nhận dạng (Location of VIN) :
1.4. Mã số khung (Chassis No) :
1.4.1. Vị trí đóng số khung (Location of chassis No) :
1.5. Kiểu loại xe (Vehicle category) :
1.6. Tên và địa chỉ của Cơ sở sản xuất :
(Name and address of manufacturer)
1.7. Mô tả hoặc bản vẽ minh họa vị trí và nội dung nhãn hàng hóa:
(Description or drawing of location and content of good label)
1.8. Số thứ tự sản xuất của loại xe đăng ký bắt đầu từ :
(The serial numbering of the type begins with No)
1.9. Vị trí và phương pháp ghi dấu chứng nhận hệ thống, linh kiện (nếu có) :
(Position and method of affixing the component type-approval mark for components and separate technical units (where applicable))
2. Bố trí chung (General arrangement of the vehicle)
2.1. Ảnh chụp kiểu dáng (Photos of a typical vehicle) :
2.2. Bản vẽ kích thước tổng thể :
(Dimensional drawing of the complete vehicle)
2.3. Số lượng trục và bánh xe (Number of axles and wheels) :
2.4. Bố trí động cơ trên xe (Position and arrangement of engine) :
2.5. Số người cho phép chở kể cả người lái (Number of seating positions) :
3. Khối lượng (Mass) (kg)
3.1. Khối lượng bản thân (Kerb mass - mass of vehicle in running order) :
3.1.1. Khối lượng bản thân phân bố lên các trục :
(Distribution of kerb mass between the axles)
3.2. Khối lượng chuẩn :
(Mass of vehicle in running order, together with rider)
3.2.1. Khối lượng chuẩn phân bố lên các trục :
(Distribution of that mass between the axles)
3.3. Khối lượng toàn bộ (Gross mass) :
3.3.1. Khối lượng toàn bộ phân bố lên các trục :
(Distribution of gross mass between the axles)
3.3.2. Khối lượng cho phép lớn nhất của nhà sản xuất lên các trục :
(Maximum technically permissible mass on each of the axles)
3.4. Khả năng leo dốc lớn nhất ở khối lượng toàn bộ (%) :
(Maximum hill-starting ability at the Gross mass)
4. Động cơ (Engine)
4.1. Cơ sở sản xuất động cơ (Manufacturer) :
4.2. Nhãn hiệu động cơ (Mark) :
4.2.1. Số loại động cơ (Type) :
4.3. Động cơ cháy cưỡng bức :
(Spark--ignition engine)
4.3.1. Các thông số chính
(Specific characteristics of the engine)
4.3.1.1. Số kỳ làm việc (4 kỳ/ 2 kỳ) :
(Operating cycle (four or two-stroke))
4.3.1.2. Số lượng, bố trí và thứ tự đánh lửa của xi lanh :
(Number, arrangement and firing order of cylinders)
4.3.1.2.1. Đường kính xi lanh (Bore) (mm) :
4.3.1.2.2. Hành trình pít tông (Stroke) (mm) :
4.3.1.3. Thể tích xi lanh (Cylinder capacity) (cm3) :
4.3.1.4. Tỷ số nén (Compression ratio) :
4.3.1.5. Bản vẽ nắp xi lanh, pít tông, xéc măng và xi lanh :
(Drawings of cylinder head, piston(s), piston rings and cylinder(s))
4.3.1.6. Tốc độ quay không tải (Idling speed) (r/min) :
4.3.1.7. Công suất hữu ích lớn nhất của động cơ :
(Maximum net power output) (kW/r/min)
4.3.1.8. Mô men xoắn hữu ích lớn nhất của động cơ :
(Net maximum torque) (Nm/r/min)
4.3.2. Nhiên liệu (Fuel) :
4.3.2.1. Tiêu hao nhiên liệu tại vận tốc không đổi 45 km/h :
(Fuel consumption at speed 45 km/h)
4.3.3. Thùng nhiên liệu (Fuel tank)
4.3.3.1. Thể tích danh định lớn nhất (Maximum capacity) (lít) :
4.3.3.2. Bản vẽ thùng nhiên liệu, nêu rõ loại vật liệu chế tạo :
(Drawing of tank with indication of material used)
4.3.3.3. Sơ đồ chỉ rõ vị trí của thùng nhiên liệu trên xe :
(Diagram clearly indicating the position of the tank on the vehicle)
4.3.4. Cung cấp nhiên liệu (Fuel supply)
4.3.4.1. Bằng bộ chế hòa khí (Có/Không) :
(Via carburettor(s) yes/no)
4.3.4.1.1. Nhãn hiệu (Mark) :
4.3.4.1.2. Số loại (Type) :
4.3.4.1.3. Số lượng (Number fitted) :
4.3.4.1.4. Các thông số chỉnh đặt (Settings)
4.3.4.1.4.1. Các họng khuếch tán (Diffusers) :
4.3.4.1.4.2. Mức nhiên liệu trong buồng phao (Level in float chamber) : (mm)
4.3.4.1.4.3. Trọng lượng phao (Mass of float) (g) :
4.3.4.1.4.4. Kim phao (Float needle) (mm) :
hoặc (or)
4.3.4.1.4.5. Đường đặc tính cung cấp nhiên liệu theo lưu lượng không khí :
(Fuel curve as a function of the air flow and setting required in order to maintain that curve)
4.3.4.1.5. Hệ thống khởi động nguội (Cơ khí/tự động) :
(Cold- Starting system: manual/automatic)
4.3.4.1.5.1. Nguyên lý hoạt động (Operating principle(s)) :
4.3.4.2. Bằng hệ thống phun nhiên liệu (By fuel injection): yes/no :
4.3.4.2.1. Sơ đồ hệ thống hoạt động (Description of system) :
4.3.4.2.2. Nguyên lý hoạt động: [Phun vào đường ống nạp (đơn/đa điểm)/phun trực tiếp/kiểu khác] :
(Operating principle: injection into induction manifold (single/multiple point)/direct injection/other)
Hoặc (or)
4.3.4.2.2.1. Nhãn hiệu của bơm nhiên liệu :
(Mark(s) of the injection pump)
4.3.4.2.2.2. Loại bơm nhiên liệu (Type(s) of the injection pump) :
4.3.4.2.3. Vòi phun: áp suất phun (kPa) hoặc đường đặc tính :
(Injectors: opening pressure or characteristic diagram)
4.3.4.2.4. Góc phun sớm (Injection advance) :
4.3.4.2.5. Hệ thống khởi động nguội (Cold-Starting system) :
4.3.4.2.5.1. Nguyên lý hoạt động (Operating principle(s)) :
4.3.4.2.5.2. Hoạt động/giới hạn chỉnh đặt (Operating/setting limits) :
4.3.5. Trang thiết bị điện (Electrical equipment)
4.3.5.1. Điện áp danh định (Nominal voltage) (V) :
4.3.5.2. Máy phát điện (Generator)
4.3.5.2.1. Loại (Type) :
4.3.5.2.2. Công suất danh định (Nominal power) (W) :
4.3.5.3. Ắc quy (Battery)
4.3.5.3.1. Điện áp danh định (Operating voltage) (V) :
4.3.5.3.2. Dung lượng (Capacity) (Ah) :
4.3.6. Đánh lửa (Ignition)
4.3.6.1. Nhãn hiệu (Mark) :
4.3.6.2. Loại (Type) :
4.3.6.3. Nguyên lý hoạt động (Operating principle) :
4.3.6.4. Đường đặc tính đánh lửa sớm hoặc điểm đặt đánh lửa :
(Ignition advance curve or operating set point)
4.3.6.5. Thời điểm đánh lửa (Static timing) :
4.3.6.6. Khe hở đánh lửa (Points gap) (mm) :
4.3.6.7. Góc dừng (Dwell angle) (°) :
4.3.6.8. Bugi đánh lửa (Spark plus)
4.3.6.8.1. Nhãn hiệu (Mark) :
4.3.6.8.2. Loại (Type) :
4.3.6.8.3. Thông số chỉnh đặt khe hở bugi (Spark gap setting) :
4.3.6.9. Hệ thống chống nhiễu radio (Anti-radio interference system)
4.3.6.9.1. Ký hiệu và bản vẽ của thiết bị chống nhiễu radio :
(Terminology and drawing of anti-radio interference equipment)
4.3.6.9.2. Ghi giá trị điện trở danh định một chiều, đối với loại dây cao áp có điện trở, ghi giá trị điện trở trên một mét dài :
(Indication of the nominal DC resistance value and, in the case of resistive ignition leads, statement of nominal resistance per metre) (kΩ)
4.3.7. Hệ thống làm mát (Chất lỏng/Không khí) :
(Cooling system (liquid/air))
4.3.7.1. Chất lỏng (Liquid) :
4.3.7.1.1. Thành phần của chất lỏng (Nature of liquid) :
4.3.7.1.2. Bơm tuần hoàn (Có/Không) (Circulating pump(s): yes/no) :
4.3.7.2. Không khí (Air)
4.3.7.2.1. Quạt gió (Có/Không) ( Blower: yes/no) :
4.3.8. Hệ thống nạp (Induction system)
4.3.8.1. Bơm tăng áp (Có/Không) (Supercharging: yes/no) :
4.3.8.1.1. Nhãn hiệu (Mark) :
4.3.8.1.2. Loại (Type) :
4.3.8.1.3. Mô tả hệ thống (ví dụ áp suất tăng cực đại (kPa), đường xả chất bẩn :
(Description of system [example: maximum boost pressure.... kPa, waste gate)
4.3.8.2. Thiết bị làm mát khí nạp (Có/Không) :
(Intercooler: with/without)
4.3.8.3. Mô tả và vẽ sơ đồ của hệ thống nạp không khí và các phụ kiện của nó (khoang để giảm dao động không khí nạp, thiết bị sấy, hệ thống nạp không khí phụ, v.v... ) :
(Description and drawings of induction pipework and accessories (plenum chamber, heating device)
4.3.8.3.1. Mô tả đường ống nạp (với bản vẽ và/hoặc ảnh) :
(Description of induction manifold (with drawings and/or photos))
4.3.8.3.2. Bản vẽ lọc không khí (Air filter, drawings) :
hoặc (or)
4.3.8.3.2.1. Nhãn hiệu (Mark) :
4.3.8.3.2.2. Loại (Type) :
4.3.8.3.3. Bản vẽ thiết bị giảm âm đầu đường ống nạp :
(Inlet silencer, drawings)
hoặc (or)
4.3.8.3.3.1. Nhãn hiệu (Mark) :
4.3.8.3.3.2. Loại (Type) :
4.3.9. Hệ thống xả (Exhaust system)
4.3.9.1. Bản vẽ của hệ thống xả :
(Drawing of complete exhaust system)
4.3.9.2. Hàm lượng CO trong khí thải của động cơ ở tốc độ không tải nhỏ nhất (theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất) :
(Carbon monoxide content by volume in the exhaust gas, with the engine idling per cent (manufacturer standard)) (%)
4.3.9.3. Hàm lượng HC trong khí thải của động cơ ở tốc độ không tải nhỏ nhất (theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất) :
(hydrocarbons content by volume in the exhaust gas, with the engine idling per cent (manufacturer standard)) (ppm)
4.3.9.4. Độ ồn (Noise level) (dB) :
4.3.10. Tiết diện nhỏ nhất của cửa nạp và cửa xả :
(Minimum cross-section of the inlet and exhaust ports) (mm2)
4.3.11. Hệ thống nạp xả hoặc số liệu tương đương (Induction system or equivalent data)
4.3.11.1. Đối với hệ thống đóng mở bằng van (Distribution by valves)
4.3.11.1.1. Độ nâng xu páp lớn nhất, góc đóng và mở lớn nhất của xu : páp (Maximum valve lift, opening and closing angles in relation to the dead centres, or data concerning) (mm)
4.3.11.1.2. Khe hở xu páp: Thông số chuẩn và/hoặc chỉnh đặt :
(Reference and/or setting ranges) (mm)
4.3.11.2. Đối với hệ thống đóng mở bằng cửa (Distribution by ports)
4.3.11.2.1. Thể tích khoang các te khi pít tông ở điểm chết trên :
(Volume of crank-case cavity with piston at TDC)
4.3.11.2.2. Mô tả các van lưỡi gà, nếu có (bằng bản vẽ có ghi kích thước) :
(Description of reed valves if any (with dimension drawing))
4.3.11.2.3. Mô tả (bằng bản vẽ có ghi kích thước) cửa vào, cửa quét và cửa xả, có biểu đồ thời gian đóng mở tương ứng :
(Description (with dimension drawing) of inlet ports, scavenging and exhaust, with corresponding timing diagram)
4.3.12. Xử lý ô nhiễm không khí
(Anti-air pollution measures adopted)
4.3.12.1. Thiết bị tuần hoàn khí các te, áp dụng đối với động cơ 4 kỳ (mô tả và bản vẽ) :
(Crankcase-gas recycling device, solely in the case of four-stroke engines (description and drawings))
4.3.12.2. Xử lý ô nhiễm khác (Additional anti-pollution devices) :
4.3.12.2.1. Mô tả và/hoặc bản vẽ (Description and/or drawings) :
4.4. Nhiệt độ làm mát động cơ (Cooling system temperatures)
4.4.1. Làm mát bằng chất lỏng (Liquid cooling) :
4.4.1.1. Nhiệt độ lớn nhất ở đầu ra :
(Maximum temperature at outlet) (°C)
4.4.2. Làm mát bằng không khí (Air cooling)
4.4.2.1. Điểm đo (Reference point) :
4.4.2.2. Nhiệt độ lớn nhất tại điểm đo (Maximum temperature at reference point) (°C) :
4.5. Hệ thống bôi trơn (Lubrication system)
4.5.1. Mô tả hệ thống (Description of system)
4.5.1.1. Vị trí bình chứa dầu bôi trơn (nếu có) (Location of oil reservoir (if any)) :
4.5.1.2. Hệ thống cung cấp dầu (bơm/phun/trộn với nhiên liệu, v.v...) :
(Feed system (pump/injection into induction system/mixed with the fuel, etc.))
4.5.2. Loại dầu bôi trơn (Lubricant)
4.5.3. Dầu bôi trơn hòa trộn với nhiên liệu (Lubricant mixed with the fuel)
4.5.3.1. Tỷ lệ hòa trộn (Percentage) (%)
4.5.4. Thiết bị làm mát dầu bôi trơn (Có/Không) :
(Oil cooler yes/no)
4.5.4.1. Bản vẽ (Drawing) :
hoặc (or)
4.5.4.1.1. Nhãn hiệu (Mark) :
4.5.4.1.2. Loại (Type) :
5. Hệ thống truyền lực (Transmission)
5.1. Sơ đồ của hệ thống truyền lực (Diagram of transmission system) :
5.2. Loại (cơ khí, thủy lực, điện, v v ) :
(Type (mechanical, hydraulic, electrical, etc.)
5.3. Ly hợp (Clutch) :
5.4. Hộp số (Gearbox) :
5.4.1. Loại (tự động/ cơ khí) (Type: automatic/manual) :
5.4.2. Phương pháp chuyển số (bằng tay/bằng chân) :
(Method of selection: by hand/foot)
5.5. Tỉ số truyền (Gear ratios) |
Cơ sở: |
Số 1: |
|
Số 2: |
|
Số 3: |
|
… |
|
Cuối cùng |
5.5.1. Mô tả tóm tắt đường điện và/hoặc thiết bị điện sử dụng trong hộp số :
(Brief: description of the electrical and/or electronic components used in the transmission)
5.6. Tốc độ lớn nhất của xe (km/h) tương ứng với số truyền :
(Maximum speed of vehicle and gear in which it is reached)
5.7. Đồng hồ đo vận tốc (Speedometer)
5.7.1. Nhãn hiệu (Mark) :
5.7.2. Loại (Type) :
5.7.3. Ảnh và/hoặc bản vẽ của hệ thống :
(Photographs and/or drawings of the complete system)
5.7.4. Dải hiển thị vận tốc (Speedrange displayed) (km/h) :
5.7.5. Sai số của đồng hồ đo vận tốc bằng cơ khí :
(Tolerance of the measuring mechanism of the speedometer)
5.7.6. Hằng số kỹ thuật của đồng hồ đo vận tốc :
(Technical constant of the speedometer) (vòng/mét)
5.7.7. Nguyên lý làm việc và mô tả cơ cấu dẫn động :
(Method of operation and description of the drive mechanism)
5.7.8. Tỉ số truyền tổng của cơ cấu dẫn động :
(Overall transmission ratio of the drive mechanism)
6. Hệ thống treo (Suspension)
6.1. Bản vẽ bố trí hệ thống treo :
(Drawing of suspension arrangement)
6.2. Lốp xe (loại, kích cỡ) (Tyres (category, dimensions)) :
6.2.1. Vành bánh xe (Kích cỡ/loại) :
(rims Tyres (category/dimensions))
6.2.2. Chu vi vòng lăn danh định (Nominal rolling circumference) : (mm)
6.2.3. Áp suất lốp quy định của nhà sản xuất :
(Tyre pressures recommended by the manufacturer) (kPa)
6.2.4. Độ không trùng vết :
(Trace deviation of Front and rear wheel) (mm)
7. Hệ thống lái (Steering)
7.1. Loại (Type of gear) :
7.2. Mô tả tóm tắt đường điện và/hoặc thiết bị điện sử dụng trong hệ thống lái :
(Brief description of the electrical and/or electronic components used in the steering system)
7.3. Góc quay lái lớn nhất của tay lái sang trái/ phải :
(Angle of the steering wheel to the left/right) (°)
8. Hệ thống phanh (Braking)
8.1. Sơ đồ của hệ thống phanh (Diagram of braking devices) :
8.2. Loại phanh (đĩa/tang trống) :
(Front and rear brakes, disc and/or drum)
8.2.1. Nhãn hiệu (Mark) :
8.2.2. Loại (Type) :
8.3. Bản vẽ các bộ phận của hệ thống phanh (Drawing of parts of the brake system)
8.3.1. Guốc phanh và/hoặc má phanh (Shoes and/or pads) :
8.3.2. Mặt ma sát và/hoặc má phanh :
(Linings and/or pads (Indicate Mark, grade of material or identification mark))
8.3.3. Tay phanh và/hoặc bàn đạp (Brake levers and/or pedals) :
8.3.4. Bình chứa dầu phanh (Hydraulic reservoirs) :
8.4. Bản vẽ và mô tả các thiết bị khác (nếu có) :
(Other devices (where applicable): drawing and description)
8.5. Lực phanh (Braking force) (N) :
8.5.1. Lực phanh bánh trước (Front wheel braking force) (N) :
8.5.2. Lực phanh bánh sau (Rear wheel braking force) (N) :
8.6. Mô tả tóm tắt đường điện và/hoặc thiết bị điện sử dụng trong hệ thống phanh :
(Brief description of the electrical and/or electronic components used in the braking system)
9. Đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu (Lighting and light- signalling devices)
9.1. Danh mục của tất cả các loại đèn (ghi rõ số lượng, nhãn hiệu, kiểu, dấu chứng nhận linh kiện, công suất bóng đèn, màu, đèn báo hiệu làm việc tương ứng) :
(List of all devices (mentioning the number, mark(s), model, component type- approval mark(s), power of))
9.2. Sơ đồ vị trí của các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu :
(Diagram showing the location of the lighting and light- signalling devices)
9.3. Đèn cảnh báo nguy hiểm (Vị trí lắp) :
(Hazard warning lamps (where fitted))
9.4. Cường độ đèn chiếu sáng phía trước (High beam intensity) : (cd)
10. Trang thiết bị (Equipment)
10.1. Bố trí và nhận biết các thiết bị chỉ báo, báo hiệu làm việc và điều khiển :
(Arrangement and identification of controls, tell- tales and indicators)
10.1.1. Ảnh và/hoặc bản vẽ về bố trí của biểu tượng chỉ báo, báo hiệu làm việc và điều khiển :
((Photographs and/or drawings of the arrangement of the symbols, controls, tell-tales and indicators))
10.2. Ảnh và/hoặc bản vẽ khung xe :
(Photograph and/or drawing vehile frame)
10.3. Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ :
(Description of method and location made chassis number and engine number)
10.4. Thiết bị cảnh báo bằng âm thanh (Audible warning device(s))
10.4.1. Mô tả tóm tắt thiết bị và mục đích sử dụng :
(Summary description of device(s) used and their purpose)
10.4.2. Nhãn hiệu (Mark) :
10.4.3. Loại (Type) :
10.4.4. Dấu chứng nhận (Type-approval mark) :
10.4.5. Âm lượng (sound pressure level) (dB(A)) :
10.4.6. Bản vẽ chỉ rõ vị trí của thiết bị cảnh báo âm thanh được lắp trên xe :
(Drawing(s) showing the location of the audible warning device(s) in relation to the structure of the vehicle)
10.5. Vị trí của biển số sau (Location of rear registration plate) :
10.5.1. Độ nghiêng của mặt phẳng biển số sau so với chiều thẳng đứng :
(Inclination of plane in relation to the vertical)
10.6. Gương chiếu hậu (ghi thông tin dưới đây cho từng gương chiếu hậu)
(Rear-view mirror(s) (please provide the following information for each rear-view mirror))
10.6.1. Nhãn hiệu (Mark) :
10.6.2. Dấu chứng nhận (Type-approval mark) :
10.6.3. Kiểu loại khác (Variant) :
10.6.4. Bản vẽ chỉ rõ vị trí của gương chiếu hậu lắp trên xe :
(Drawing(s) showing the location of the rear-view mirror(s) in relation to the structure of the vehicle)
10.7. Thân xe (Bodywork)
10.7.1. Bản vẽ bố trí kích thước chung bên trong :
(General dimensional arrangement drawing of inside)
10.7.2. Bản vẽ bố trí kích thước chung bên ngoài :
(General dimensional arrangement drawing of outside)
10.7.3. Vật liệu (Materials) :
10.8. Kính chắn gió và các loại kính khác (Windscreen and other glazing)
10.8.1. Kính chắn gió (Windscreen)
10.8.1.1. Vật liệu (Materials used) :
10.8.2. Kính khác (Other glazing)
10.8.2.1. Vật liệu (Materials used) :
10.9. Gạt nước của kính chắn gió (Windscreen wiper(s))
10.9.1. Mô tả chi tiết về kỹ thuật (có bản vẽ hoặc ảnh) :
(Detailed technical description (with photographs or drawings))
10.10. Thiết bị rửa kính chắn gió (Windscreen washer(s))
10.10.1. Mô tả chi tiết về kỹ thuật (có bản vẽ hoặc ảnh) :
(Detailed technical description (with photographs or drawings))
10.11. Ghế ngồi (Seats) :
10.11.1. Bản vẽ sơ đồ bố trí ghế ngồi :
(Drawing of diagram location of seats)
Chúng tôi cam kết bản đăng ký này phù hợp với kiểu loại xe đã đăng ký và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung trong bản đăng ký này.
|
Người đứng đầu Cơ sở
sản xuất |
MẪU - BẢN KÊ CÁC LINH KIỆN CHÍNH SỬ DỤNG ĐỂ
LẮP RÁP XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢN KÊ CÁC LINH KIỆN CHÍNH SỬ DỤNG ĐỂ LẮP RÁP XE
Nhãn hiệu: |
số loại: |
|
|
|
|
||
TT |
Tên linh kiện |
Nhãn hiệu |
Số loại |
Ký hiệu thiết kế/ ký hiệu sản phẩm |
Số giấy CNCL |
Cơ sở sản xuất, địa chỉ |
|
1 |
Động cơ |
|
|
|
|
|
|
2 |
Khung |
|
|
|
|
|
|
3 |
Gương chiếu hậu |
Trái |
|
|
|
|
|
Phải |
|
|
|
|
|
||
4 |
Thùng nhiên liệu |
|
|
|
|
|
|
5 |
Vành bánh xe |
Trước |
|
|
|
|
|
Sau |
|
|
|
|
|
||
6 |
Ống xả |
|
|
|
|
|
|
7 |
Ắc quy |
|
|
|
|
|
|
8 |
Lốp |
Trước |
|
|
|
|
|
Sau |
|
|
|
|
|
||
9 |
Đèn chiếu sáng phía trước |
|
|
|
|
|
|
10 |
Kính chắn gió |
|
|
|
|
|
|
Người đứng đầu Cơ sở
sản xuất |
DANH MỤC TỐI THIỂU CÁC THIẾT BỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT |
Tên thiết bị |
Ghi chú |
1 |
Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng |
|
2 |
Thiết bị kiểm tra phanh (băng thử phanh) |
|
3 |
Thiết bị kiểm tra sai số đồng hồ đo vận tốc |
|
4 |
Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước |
|
5 |
Thiết bị phân tích khí thải động cơ xăng |
|
6 |
Thiết bị đo độ ồn (thiết bị đo âm lượng) |
|
MẪU - GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG KIỂU LOẠI
DÙNG CHO SẢN PHẨM LÀ XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: (No):………… |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG KIỂU LOẠI
DÙNG CHO XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
TYPE APPROVAL CERTIFICATE FOR MOTOR VEHICLES WITH FOUR WHEELS FOR CARRY GOODS
Cấp theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Căn cứ Hồ sơ đăng ký số: Ngày / /
Pursuant to the Technical document No Date
Căn cứ Báo cáo kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng số: Ngày / /
Pursuant to the C.O.P report No Date
Căn cứ Báo cáo kết quả thử nghiệm số: Ngày / /
Pursuant to the Testing report No Date
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN
General Director of Vietnam Register hereby approves that
Loại xe (Vehicle type):
Nhãn hiệu (Mark): Số loại (Model code):
Mã số khung (Frame number code):
Khối lượng bản thân (Kerb mass): kg
Phân bố lên: - Bánh trước (onfront): kg - Bánh sau (on rear): kg
Số người cho phép chở kể cả người lái (Seating capacity including driver): người
Khối lượng toàn bộ (Gross mass): kg
Khối lượng hàng chuyên chở cho phép (Payload): kg
Kích thước bao: Dài x Rộng x Cao (Overall: length x width x heigth): mm
Kích thước lòng thùng hàng: Dài x Rộng x Cao (length x width x heigth): mm
Chiều dài cơ sở (Wheel base): mm
Kiểu động cơ (Engine model): Loại (Type):
Thể tích làm việc (Displacement): cm3
Công suất lớn nhất của động cơ/ tốc độ quay (Max. output/rpm): kW/r/min
Loại nhiên liệu sử dụng (Type of fuel):
Cỡ lốp (Tyre size): Lốp trước (front tyre): Lốp sau (rear tyre):
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất (Name and address of manufacturer):
Tên, địa chỉ xưởng lắp ráp (Name and address of assembly plant):
Kiểu loại xe nói trên phù hợp với
The motor vehicle type is in compliance with the
Ghi chú (Note):
|
Hà Nội, ngày tháng
năm (Date) |
MẪU - GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG KIỂU LOẠI
DÙNG CHO SẢN PHẨM LÀ LINH KIỆN XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: (No):………… |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG KIỂU LOẠI
DÙNG CHO LINH KIỆN (HỆ THỐNG, ĐỘNG CƠ, KHUNG, CỤM CHI TIẾT) CỦA XE CHỞ HÀNG 4 BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
TYPE APPROVAL CERTIFICATE FOR SYSTEMS/COMPONENTS
Cấp theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Căn cứ Hồ sơ đăng ký số: Ngày / /
Pursuant to the Technical document No Date
Căn cứ Báo cáo kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng số: Ngày / /
Pursuant to the C.O.P report No Date
Căn cứ Báo cáo kết quả thử nghiệm số: Ngày / /
Pursuant to the Testing report No Date
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN
General Director of Vietnam Register hereby approves that
Kiểu loại sản phẩm (Product type):
Nhãn hiệu (Mark): Số loại (Model code):
(Các nội dung liên quan tới thông số kỹ thuật và chất lượng cho từng đối tượng sản phẩm sẽ do Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định cụ thể)
Kiểu loại xe nói trên phù hợp với
The motor vehicle type is in compliance with the
Ghi chú (Note):
MẪU - PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG
CHO SẢN PHẨM XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHẦN LƯU |
PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG DÙNG CHO XE CƠ GIỚI Số: |
||
Cơ sở sản xuất: Nhãn hiệu: Số loại: Số khung: Loại hình lắp ráp: Số động cơ: |
|||
|
Ngày tháng năm |
||
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG DÙNG CHO XE CƠ GIỚI Số: Căn cứ Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại số: ngày của Cục Đăng kiểm Việt Nam Căn cứ kết quả tự kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp ráp Cơ sở sản xuất: đảm bảo rằng: Sản phẩm: Nhãn hiệu: Số loại: Loại hình lắp ráp: Mầu sơn: Số khung: ,đóng tại: Số động cơ: ,đóng tại: Khối lượng bản thân: kg , Thể tích làm việc của động cơ: cm3 Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông: kg Số người cho phép chở: (kể cả người lái) Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông: kg do cơ sở chúng tôi sản xuất hoàn toàn phù hợp với sản phẩm mẫu đã được chứng nhận chất lượng và thỏa mãn các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. |
||
|
Ngày tháng năm |
HẠNG MỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Xe phải được kiểm tra trên dây chuyền kiểm tra. Trường hợp xe không vào được dây chuyền hoặc hoạt động tại các vùng đảo, vùng sâu, vùng xa thì được kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh trên đường thử ngoài dây chuyền.
Các hạng mục kiểm tra quy định trong Phụ lục này được thực hiện phù hợp theo thông số kỹ thuật của xe và tiêu chuẩn, quy định hiện hành.
1. Kiểm tra nhận dạng, tổng quát
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
|
1.1 |
Biển số đăng ký |
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đủ số lượng, lắp đặt không chắc chắn; b) Không đúng quy cách; các chữ, số không rõ ràng hoặc không đúng với đăng ký. |
1.2 |
Số khung |
Quan sát, đối chiếu hồ sơ phương tiện. |
a) Không đầy đủ hoặc không đúng vị trí; b) Sửa chữa hoặc tẩy xóa; c) Các chữ, số không rõ ràng hoặc không đúng với hồ sơ phương tiện. |
1.3 |
Số động cơ |
Quan sát, đối chiếu hồ sơ phương tiện. |
|
1.4 |
Mầu sơn |
Quan sát. |
Không đúng mầu sơn ghi trong đăng ký. |
1.5 |
Kiểu loại, kích thước xe |
Quan sát, dùng thước đo. |
Không đúng với hồ sơ kỹ thuật. |
2. Kiểm tra khung và các phần gắn với khung
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
|
2.1. Khung và các liên kết |
|||
2.1.1 |
Tình trạng chung |
Quan sát khi xe trên hầm hoặc thiết bị nâng. |
a) Không đúng kiểu loại; b) Nứt, gẫy hoặc biến dạng, cong vênh ở mức nhận biết được bằng mắt; c) Liên kết không chắc chắn; d) Mọt gỉ làm ảnh hưởng tới kết cấu. |
2.1.2 |
Thiết bị bảo vệ thành bên và phía sau |
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Lắp đặt không chắc chắn; b) Nứt, gẫy hoặc hư hỏng gây nguy hiểm. |
2.1.3 |
Móc kéo |
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Nứt, gãy, biến dạng hoặc quá mòn; c) Cóc hoặc chốt hãm tự mở; d) Xích hoặc cáp bảo hiểm (nếu có) lắp đặt không chắc chắn. |
2.2. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng |
|||
2.2.1 |
Tình trạng chung |
Quan sát. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, không cân đối trên khung; b) Nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách, biến dạng; c) Lọt khí từ động cơ hoặc khí xả vào trong cabin. |
2.2.2 |
Dầm ngang, dầm dọc |
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc khi xe trên hầm hoặc thiết bị nâng. |
a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn, không đúng vị trí; b) Nứt, gãy, mục gỉ hoặc biến dạng. |
2.2.3 |
Cửa và tay nắm cửa |
Đóng, mở cửa và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Bản lề, chốt bị mất, lỏng hoặc hư hỏng; c) Đóng, mở không nhẹ nhàng; d) Tự mở hoặc đóng không hết. |
2.2.4 |
Cơ cấu khóa, mở buồng lái; thùng xe |
Đóng, mở cabin, thùng xe,... và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Khóa mở không nhẹ nhàng hoặc tự mở; c) Không có tác dụng. |
2.2.5 |
Sàn |
Quan sát bên trên và bên dưới xe. |
a) Lắp đặt không chắc chắn; b) Thủng, rách. |
2.2.6 |
Ghế người lái, ghế ngồi |
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng hồ sơ kỹ thuật hoặc bố trí và kích thước ghế không đúng quy định; b) Lắp đặt không chắc chắn; c) Cơ cấu điều chỉnh (nếu có) không có tác dụng; d) Rách, nát, mọt gỉ. |
2.2.7 |
Bậc lên xuống |
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Nứt, gãy, mọt gỉ, thủng gây nguy hiểm. |
2.2.8 |
Tay vịn |
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Nứt, gãy, mọt gỉ gây nguy hiểm. |
2.2.9 |
Chắn bùn |
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Không đủ chắn cho bánh xe; c) Rách, thủng, mọt gỉ hoặc vỡ. |
3. Kiểm tra khả năng quan sát của người lái
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
|
3.1 |
Tầm nhìn |
Quan sát từ ghế lái. |
Lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước hoặc hai bên. |
3.2 |
Kính chắn gió |
Quan sát. |
a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Không đúng quy cách hoặc không phải là kính an toàn hoặc kính nhiều lớp; c) Vỡ, rạn nứt hoặc đổi màu; d) Hình ảnh quan sát bị méo hoặc không rõ. |
3.3 |
Gương quan sát phía sau |
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Gương lắp ngoài bên trái không quan sát được ít nhất chiều rộng 2,5 m ở vị trí cách gương 10 m về phía sau; c) Gương lắp ngoài bên phải của xe không quan sát được ít nhất chiều rộng 4 m ở vị trí cách gương 20 m về phía sau; d) Hình ảnh quan sát bị méo hoặc không rõ ràng; đ) Nứt, vỡ hoặc không điều chỉnh được. |
3.4 |
Gạt nước |
Cho hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Lưỡi gạt quá mòn; c) Diện tích quét không đảm bảo tầm nhìn của người lái; d) Không hoạt động bình thường. |
4. Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
||
4.1. Hệ thống điện |
||||
4.1.1 |
Dây điện |
Đỗ xe trên hầm hoặc trên thiết bị nâng, kiểm tra dây điện ở phần trên, phần dưới phương tiện, trong khoang động cơ bằng quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Hệ thống dây lắp đặt không chắc chắn; b) Vỏ cách điện hư hỏng; c) Có dấu vết cọ sát vào các chi tiết chuyển động. |
|
4.1.2 |
Ắc quy |
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Lắp đặt không chắc chắn hoặc không đúng vị trí; b) Rò rỉ môi chất. |
|
4.2. Đèn chiếu sáng phía trước |
||||
4.2.1 |
Tình trạng và sự hoạt động |
Bật, tắt đèn và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại; b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn; c) Không sáng khi bật công tắc; d) Thấu kính, gương phản xạ mờ hoặc nứt, vỡ; đ) Mầu ánh sáng không phải là mầu trắng hoặc vàng nhạt. |
|
4.2.2 |
Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu xa (đèn pha) |
Sử dụng thiết bị đo đèn: Đặt buồng đo chính giữa trước đầu xe, cách một khoảng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị, điều chỉnh buồng đo song song với đầu xe; đẩy buồng đo đến đèn cần kiểm tra và điều chỉnh buồng đo chính giữa đèn cần kiểm tra; bật đèn trong khi xe nổ máy, nhấn nút đo và ghi nhận kết quả. |
a) Hình dạng của chùm sáng không đúng; b) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm bên trên đường nằm ngang 0%; c) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất của đèn bên trái lệch trái đường nằm dọc -1%; tâm vùng cường độ sáng lớn nhất của đèn bên phải lệch trái đường nằm dọc -2%. d) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất lệch phải đường nằm dọc 2%; đ) Cường độ sáng nhỏ hơn 10.000 cd. |
|
4.2.3 |
Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu gần (đèn cốt) |
Sử dụng thiết bị đo đèn: Điều chỉnh vị trí buồng đo tương tự như ở mục 4.2.2 Phụ lục này; bật đèn cần kiểm tra trong khi xe nổ máy, đặt màn hứng sáng đến vị trí - 1,3% nếu khoảng cách từ tâm đèn đến mặt đất không lớn hơn 850 mm và -2% nếu khoảng cách từ tâm đèn đến mặt đất lớn hơn 850 mm, nhấn nút đo và ghi nhận kết quả. |
a) Hình dạng của chùm sáng không đúng; b) Đường ranh giới tối sáng nằm trên đường nằm ngang -0,5% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hoặc nằm trên đường nằm ngang -1,25% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất; c) Đường ranh giới tối sáng nằm dưới đường nằm ngang -2% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hoặc nằm dưới đường nằm ngang -2,75% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất. |
|
4.3. Đèn vị trí phía trước, phía sau |
||||
4.3.1 |
Tình trạng và sự hoạt động |
Bật, tắt đèn và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại; b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn; c) Không sáng khi bật công tắc; d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ; đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng hoặc vàng nhạt đối với đèn phía trước và không phải mầu đỏ đối với đèn phía sau; e) Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm không theo từng cặp đối xứng nhau, không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ. |
|
4.3.2 |
Chỉ tiêu về ánh sáng |
Bật đèn và quan sát ở khoảng cách cách đèn 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. |
Cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. |
|
4.4. Đèn báo rẽ (xin đường) |
||||
4.4.1 |
Tình trạng và sự hoạt động |
Bật, tắt đèn và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại; b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn; c) Không hoạt động khi bật công tắc; d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ; đ) Mầu ánh sáng không phải mầu vàng; e) Khi bật công tắc, các đèn cùng bên không hoạt động đồng thời, không cùng tần số nháy. |
|
4.4.2 |
Chỉ tiêu về ánh sáng |
Bật đèn và quan sát ở khoảng cách cách đèn 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. |
Cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. |
|
4.4.3 |
Thời gian chậm tác dụng và tần số nháy |
Bật đèn và quan sát, nếu thấy thời gian chậm tác dụng, tần số nháy có thể không đảm bảo thì dùng đồng hồ đo để kiểm tra. |
a) Đèn sáng sau 1,5 giây kể từ khi bật công tắc; b) Tần số nháy không nằm trong khoảng từ 60 đến 120 lần/phút. |
|
4.5. Đèn phanh |
||||
4.5.1 |
Tình trạng và sự hoạt động |
Đạp, nhả phanh và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại; b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn; c) Không sáng khi phanh xe; d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ; đ) Mầu ánh sáng không phải mầu đỏ; e) Khi đạp phanh, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm của cặp đèn đối xứng nhau không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ. |
|
4.5.2 |
Chỉ tiêu về ánh sáng |
Đạp phanh và quan sát ở khoảng cách cách đèn 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. |
Cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. |
|
4.6. Đèn lùi |
||||
4.6.1 |
Tình trạng và sự hoạt động |
Vào, ra số lùi và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại; b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn; c) Không sáng khi cài số lùi; d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ; đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng. |
|
4.6.2 |
Chỉ tiêu về ánh sáng |
Cài số lùi và quan sát ở khoảng cách cách đèn 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. |
Cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. |
|
4.7. Đèn soi biển số |
||||
4.7.1 |
Tình trạng và sự hoạt động |
Tắt, bật đèn và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại; b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn; c) Không sáng khi bật công tắc; d) Kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ; đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng. |
|
4.7.2 |
Chỉ tiêu về ánh sáng |
Bật đèn và quan sát ở khoảng cách cách đèn 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. |
Cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. |
|
4.8. Còi điện |
||||
4.8.1 |
Tình trạng và sự hoạt động |
Bấm còi và quan sát, kết hợp với nghe âm thanh của còi. |
a) Âm thanh phát ra không liên tục, âm lượng không ổn định; b) Điều khiển hư hỏng, không điều khiển dễ dàng hoặc lắp đặt không đúng vị trí. |
|
4.8.2 |
Âm lượng |
Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu thấy âm lượng còi nhỏ hoặc quá lớn: đặt micro cách đầu xe 2m, cao 1,2 m so với mặt đất, chính giữa và hướng về đầu xe; bấm còi và ghi lại giá trị âm lượng. |
a) Âm lượng nhỏ hơn 65 dB(A); b) Âm lượng lớn hơn 115 dB(A). |
|
5. Kiểm tra bánh xe
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
|
5.1. Bánh xe |
|||
5.1.1 |
Tình trạng chung |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng, kích bánh xe khỏi mặt đất. Dùng tay lắc bánh xe theo phương thẳng đứng và phương ngang kết hợp với đạp phanh để kiểm tra độ rơ moay ơ. Quay bánh xe để kiểm tra quay trơn và quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra. Dùng đồng hồ đo áp suất lốp nếu xét thấy áp suất lốp không đảm bảo quy định của nhà sản xuất. |
a) Không đầy đủ hoặc không đúng cỡ lốp của nhà sản xuất hoặc tài liệu kỹ thuật quy định; b) Lắp đặt không chắc chắn hoặc không đầy đủ hay hư hỏng chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng; c) Áp suất lốp không đúng; d) Vành, đĩa vành không đúng kiểu loại hoặc rạn, nứt, cong vênh; đ) Vòng hãm không khít vào vành bánh xe; e) Lốp nứt, vỡ, phồng rộp làm hở lớp sợi mành; g) Lốp bánh dẫn hướng hai bên không cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp không đồng đều, sử dụng lốp đắp h) Lốp mòn không đều hoặc mòn đến dấu chỉ báo độ mòn của nhà sản xuất; i) Bánh xe quay bị bó kẹt, không quay trơn hoặc cọ sát vào phần khác; k) Moay ơ rơ. |
5.1.2 |
Trượt ngang của bánh xe dẫn hướng |
Cho xe chạy thẳng qua thiết bị thử trượt ngang với vận tốc 5 km/h, không tác động lực lên vành lái. |
Trượt ngang của bánh dẫn hướng vượt quá 5 mm/m. |
5.1.3 |
Giá lắp và lốp dự phòng |
Quan sát. |
a) Giá lắp nứt gãy hoặc không chắc chắn; b) Lốp dự phòng gá lắp không an toàn. |
6. Kiểm tra hệ thống phanh
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
||||
6.1. Đồng hồ áp suất, bộ chỉ thị áp suất |
||||||
|
Tình trạng và sự hoạt động |
Cho hệ thống hoạt động và quan sát. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Làm việc sai chức năng hoặc có hư hỏng. |
|||
6.2. Dẫn động phanh |
||||||
6.2.1 |
Trục bàn đạp phanh |
Đạp, nhả bàn đạp phanh và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. Đối với hệ thống phanh có trợ lực cần tắt động cơ khi kiểm tra. |
a) Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; b) Trục xoay quá chặt; c) Ổ đỡ hoặc trục quá mòn hoặc rơ. |
|||
6.2.2 |
Tình trạng bàn đạp phanh và hành trình bàn đạp |
Đạp, nhả bàn đạp phanh và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. Nếu nhận thấy hành trình không đảm bảo phải dùng thước đo. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Rạn, nứt, cong vênh; c) Bàn đạp không tự trả lại đúng khi nhả phanh; d) Bàn đạp phanh không có hành trình tự do và/hoặc dự trữ hành trình; đ) Mặt chống trượt lắp không chặt, bị mất hoặc quá mòn. |
|||
6.2.3 |
Cần hoặc bàn đạp điều khiển phanh đỗ xe |
Kéo, nhả cần điều khiển hoặc đạp, nhả bàn đạp phanh đỗ xe và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Rạn, nứt, cong vênh; c) Cóc hãm không có tác dụng; d) Chốt hoặc cơ cấu cóc hãm quá mòn; đ) Hành trình làm việc không đúng quy định của nhà sản xuất. |
|||
6.2.4 |
Van phanh điều khiển bằng tay |
Đóng, mở van và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Bộ phận điều khiển nứt, hỏng hoặc quá mòn; c) Van điều khiển làm việc sai chức năng hoặc không ổn định; Các mối liên kết lỏng hoặc có sự rò rỉ trong hệ thống. |
|||
6.2.5 |
Ống cứng, ống mềm |
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn; b) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe; c) Ống hoặc chỗ kết nối bị rò rỉ; d) Ống cứng bị rạn, nứt, biến dạng đường ống hoặc quá mòn, mọt gỉ; Ống mềm bị rạn, nứt, phồng rộp, vặn xoắn đường ống hoặc quá mòn, ống quá ngắn. |
|||
6.2.6 |
Dây cáp, thanh kéo, cần đẩy, các liên kết |
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn; b) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe; c) Rạn, nứt, biến dạng hoặc quá mòn gỉ; d) Thiếu chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng; đ) Cáp bị đứt sợi, thắt nút, kẹt hoặc trùng lỏng. |
|||
6.2.7 |
Cơ cấu tác động (bầu phanh hoặc xi lanh phanh) |
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Rạn, nứt, vỡ, biến dạng hoặc quá mòn gỉ; c) Bị rò rỉ; d) Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng. |
|||
6.3. Bơm chân không, máy nén khí, các van và bình chứa môi chất |
||||||
6.3.1 |
Bơm chân không, máy nén khí, bình chứa, các van an toàn, van xả nước. |
Cho hệ thống hoạt động ở áp suất làm việc. Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc các bộ phận. |
a) Không đầy đủ hoặc không đúng hồ sơ kỹ thuật hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Áp suất giảm rõ rệt hoặc nghe rõ tiếng rò khí; c) Bình chứa rạn, nứt, biến dạng hoặc mọt gỉ; d) Các van an toàn, van xả nước,... không có tác dụng. |
|||
6.3.2 |
Các van phanh |
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng, không chắc chắc; b) Bị hư hỏng hoặc rò rỉ. |
|||
6.3.3 |
Trợ lực phanh, xi lanh phanh chính |
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Trợ lực hư hỏng hoặc không có tác dụng; c) Xi lanh phanh chính hư hỏng hoặc rò rỉ; d) Thiếu dầu phanh hoặc đèn báo dầu phanh sáng; đ) Nắp bình chứa dầu phanh không kín hoặc bị mất. |
|||
6.4. Sự làm việc và hiệu quả phanh chính |
||||||
6.4.1 |
Sự làm việc |
Kiểm tra trên đường hoặc trên băng thử phanh. Đạp bàn đạp phanh từ từ đến hết hành trình. Theo dõi sự thay đổi của lực phanh trên các bánh xe. |
a) Lực phanh không tác động trên một hay nhiều bánh xe hoặc lực đạp bàn đạp phanh không đúng quy định; b) Lực phanh biến đổi bất thường; c) Chậm bất thường trong hoạt động của cơ cấu phanh ở bánh xe bất kỳ. |
|||
6.4.2 |
Hiệu quả phanh chính trên băng thử |
Thử phanh xe trên băng thử phanh. Nổ máy, tay số ở vị trí số không. Đạp phanh đều đến hết hành trình. Ghi nhận: - Hệ số sai lệch lực phanh giữa hai bánh trên cùng một trục KSL - Hiệu quả phanh toàn bộ KP |
a) Hệ số sai lệch lực phanh giữa hai bánh trên cùng một trục KSL lớn hơn 25%; b) Hiệu quả phanh toàn bộ của xe KP không đạt mức giá trị tối thiểu: 50%. Chú thích: KSL = (FPlớn - FPnhỏ)/FPlớn .100%; trong đó FPlớn, FPnhỏ tương ứng là lực phanh lớn hơn và nhỏ hơn của một trong hai bánh trên trục; KP = Σ FPi/G .100%; trong đó Σ FPi - tổng lực phanh trên tất cả các bánh xe, G - Khối lượng bản thân xe khi kiểm tra phanh. |
|||
6.4.3 |
Hiệu quả phanh chính trên đường |
Kiểm tra quãng đường phanh hoặc gia tốc chậm dần khi phanh và độ lệch quỹ đạo chuyển động. Thử phanh xe không tải ở vận tốc 30 km/h trên mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng, khô, có hệ số bám không nhỏ hơn 0,6. Ngắt động cơ khỏi hệ truyền lực, đạp phanh đều hết hành trình và giữ bàn đạp phanh tới khi xe dừng hẳn. Quan sát và ghi nhận quãng đường phanh SPh hoặc dùng thiết bị đo gia tốc phanh lớn nhất jPmax. |
a) Khi phanh quỹ đạo chuyển động của xe lệch quá 8° so với phương chuyển động ban đầu và xe lệch khỏi hành lang phanh 3,50 m; b) Quãng đường phanh SPh vượt quá giá trị tối thiểu sau 10 m; c) Gia tốc chậm dần lớn nhất khi phanh jPmax không đạt mức giá trị tối thiểu sau: 5 m/s2. |
|||
6.5. Sự làm việc và hiệu quả của hệ thống phanh đỗ |
||||||
6.5.1 |
Sự làm việc |
Kiểm tra trên đường hoặc trên băng thử phanh. |
Không có tác dụng phanh trên một bên bánh xe. |
|||
6.5.2 |
Hiệu quả phanh |
Thử phanh xe không tải ở vận tốc 15 km/h trên đường, điều kiện mặt đường và phương pháp thử như mục 6.4.3 Phụ lục này, hoặc thử trên mặt dốc 20% hoặc trên băng thử phanh. |
b) Thử trên mặt dốc 20%: phanh đỗ không giữ được xe đứng yên trên mặt dốc; c) Thử trên băng thử phanh: Tổng lực phanh đỗ trên các bánh xe nhỏ hơn 16% so với khối lượng bản thân xe khi kiểm tra phanh. |
|||
6.6. Sự hoạt động của các trang thiết bị phanh khác |
||||||
6.6.1 |
Phanh chậm dần bằng động cơ |
Cho hệ thống hoạt động, quan sát; nghe tiếng động cơ. |
Hệ thống không hoạt động. |
|||
6.6.2 |
Hệ thống chống hãm cứng |
Quan sát thiết bị cảnh báo. |
a) Thiết bị cảnh báo bị hư hỏng; b) Thiết bị cảnh báo báo hiệu có hư hỏng trong hệ thống. |
|||
7. Kiểm tra hệ thống lái
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
|
7.1. Vô lăng lái |
|||
7.1.1 |
Tình trạng chung |
Dùng tay lay lắc vô lăng lái, càng lái theo phương hướng kính và dọc trục, quan sát. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng, không chắc chắn; b) Có sự dịch chuyển tương đối giữa vô lăng lái, càng lái và trục lái do rơ, lỏng; c) Vô lăng lái, càng lái bị nứt, gãy, biến dạng hoặc lỏng. |
7.1.2 |
Độ rơ vô lăng lái |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, để bánh xe dẫn hướng ở vị trí thẳng, quay vô lăng lái về hai phía với điều kiện không làm dịch chuyển bánh xe dẫn hướng, đo hành trình tự do. |
Sự dịch chuyển của một điểm trên vô lăng lái vượt quá 1/5 đường kính vô lăng lái. |
7.2. Trụ lái và trục lái |
|||
|
Tình trạng chung |
Dùng tay lay lắc vành lái theo phương hướng kính và dọc trục, quan sát. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Trục lái rơ dọc hoặc rơ ngang; c) Nứt, gãy, biến dạng; d) Cơ cấu thay đổi độ nghiêng không đảm bảo khóa vị trí chắc chắn. |
7.3. Cơ cấu lái |
|||
|
Tình trạng chung |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, quan sát kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; c) Nứt, vỡ; d) Không đầy đủ hoặc rách, vỡ cao su chắn bụi; đ) Chảy dầu. |
7.4. Sự làm việc của trục lái và cơ cấu lái |
|||
|
Sự làm việc |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, kích bánh xe dẫn hướng lên khỏi mặt đất, quay vành lái hết về hai phía và quan sát kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Bó kẹt khi quay; b) Di chuyển không liên tục, giật cục; c) Lực đánh lái không bình thường; Có sự khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải; d) Có sự khác biệt lớn giữa góc quay bánh dẫn hướng về bên trái và bên phải; đ) Có tiếng kêu bất thường trong cơ cấu lái. |
7.5. Thanh và đòn dẫn động lái |
|||
7.5.1 |
Tình trạng chung |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, quan sát kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đứng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; c) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe; d) Nứt, gãy, biến dạng. |
7.5.2 |
Sự làm việc |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng, kích bánh dẫn hướng vừa đủ còn tiếp xúc với mặt đất, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, quay vành lái hết về hai phía với lực lái thay đổi, quan sát. |
a) Di chuyển bị chạm vào các chi tiết khác; b) Di chuyển không liên tục, bị giật cục; c) Di chuyển quá giới hạn. |
7.6. Khớp cầu và khớp chuyển hướng |
|||
7.6.1 |
Tình trạng chung |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; c) Nứt, gãy, biến dạng; d) Thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi. |
7.6.2 |
Sự làm việc |
Sử dụng thiết bị rung lắc và quan sát hoặc đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, kích bánh xe dẫn hướng vừa đủ để còn tiếp xúc với mặt đất, quay vành lái hết về hai phía và quan sát. |
a) Bị bó kẹt khi di chuyển hoặc không được bôi trơn theo đúng quy định; b) Di chuyển không liên tục, bị giật cục; c) Khớp cầu hoặc khớp chuyển hướng rơ, lỏng. |
7.7. Ngõng quay lái |
|||
7.7.1 |
Tình trạng chung |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, kích bánh xe dẫn hướng lên khỏi mặt đất, dùng tay lay lắc bánh xe dẫn hướng theo phương thẳng đứng và phương ngang, quan sát và kiểm tra độ rơ. Nếu rơ, đạp bàn đạp phanh để khử độ rơ của moay ơ và quan sát. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; c) Nứt, gãy, biến dạng; d) Thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi; đ) Trục hoặc khớp cầu rơ, lỏng. |
7.7.2 |
Sự làm việc |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, kích bánh xe dẫn hướng vừa đủ để còn tiếp xúc với mặt đất, quay vành lái hết về hai phía và quan sát. |
a) Bó kẹt khi quay; b) Di chuyển không liên tục, giật cục. |
7.8. Trợ lực lái |
|||
7.8.1 |
Tình trạng chung |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động, quan sát kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Rạn, nứt, biến dạng; c) Dây cu roa không đúng chủng loại, chùng lỏng hoặc rạn nứt, rách; d) Chảy dầu hoặc thiếu dầu trợ lực. |
7.8.2 |
Sự làm việc |
Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, đánh lái về hai phía khi động cơ hoạt động và không hoạt động, so sánh và quan sát. |
a) Bơm trợ lực không hoạt động; b) Không có tác dụng giảm nhẹ lực đánh lái; c) Có sự khác biệt giữa lực lái trái và lực lái phải; d) Có tiếng kêu khác lạ. |
8. Kiểm tra hệ thống truyền lực
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
|
8.1. Ly hợp |
|||
8.1.1 |
Tình trạng chung |
Đỗ xe trên hầm hoặc trên thiết bị nâng; đạp, nhả bàn đạp ly hợp và quan sát, kết hợp với dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Bàn đạp ly hợp không có hành trình tự do hoặc mặt chống trượt quá mòn; c) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; đ) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng. |
8.1.2 |
Sự làm việc |
Cho động cơ hoạt động, cài số và thực hiện đóng mở ly hợp để kiểm tra. |
a) Ly hợp đóng, cắt không hoàn toàn hoặc đóng, cắt không nhẹ nhàng, êm dịu; b) Có tiếng kêu khác lạ. |
8.2. Hộp số |
|||
8.2.1 |
Tình trạng chung |
Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; c) Chảy dầu thành giọt; d) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng. |
8.2.2 |
Sự làm việc |
Ra vào số để kiểm tra. |
a) Khó thay đổi số; b) Tự nhảy số. |
8.2.3 |
Cần điều khiển số |
Ra vào số và quan sát. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc không chắc chắn; b) Rạn, nứt, cong vênh |
8.3. Các đăng |
|||
|
Tình trạng chung và sự làm việc |
Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc và xoay các đăng khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn; b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; c) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng, cong vênh; d) Then hoa, trục chữ thập, ổ đỡ bị rơ; đ) Hỏng các khớp nối mềm; e) Ổ đỡ trung gian nút hoặc không chắc chắn; g) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe; h) Có tiếng kêu khác lạ. |
8.4. Cầu xe |
|||
|
Tình trạng chung |
Quan sát khi xe đỗ trên hầm hoặc thiết bị nâng. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; c) Chảy dầu thành giọt; d) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng; đ) Không đầy đủ hoặc hư hỏng nắp che đầu trục. |
9. Kiểm tra hệ thống treo
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
|
9.1 |
Bộ phận đàn hồi (Nhíp, lò xo, thanh xoắn) |
Quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra và dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng. |
a) Không đúng kiểu loại, số lượng hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn; b) Độ võng tĩnh quá lớn do hiện tượng mỏi của bộ phận đàn hồi; c) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng; d) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng. |
9.2 |
Giảm chấn |
Quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra và dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng. Sử dụng thiết bị nếu có. |
a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Không có tác dụng; c) Rò rỉ dầu; d) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng; chi tiết cao su bị vỡ nát. |
9.3 |
Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình |
Quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra và dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng. |
a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn; b) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng hoặc quá gỉ, chi tiết cao su bị vỡ nát. |
9.4 |
Khớp nối |
Sử dụng thiết bị rung lắc hoặc dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng. Quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra. |
a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng vỏ bọc chắn bụi; c) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng; d) Rơ hoặc quá mòn. |
10. Kiểm tra các trang thiết bị khác
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
|
10.1 |
Dây đai an toàn |
Quan sát, kiểm tra hoạt động |
a) Không đầy đủ theo quy định hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Dây bị rách, đứt; c) Khóa cài đóng mở không nhẹ nhàng hoặc tự mở. |
10.2 |
Cơ cấu chuyên dùng phục vụ vận chuyển |
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. |
a) Không đúng hồ sơ kỹ thuật hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Hoạt động, điều khiển không bình thường. |
11. Kiểm tra động cơ và môi trường
Hạng mục kiểm tra |
Phương pháp kiểm tra |
Nguyên nhân không đạt |
|
11.1. Động cơ và các hệ thống liên quan |
|||
11.1.1 |
Tình trạng chung |
Quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra và dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng. |
a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn; b) Chất lỏng rò rỉ thành giọt; c) Dây cu roa không đúng chủng loại, chùng lỏng hoặc rạn nứt, rách; d) Các chi tiết nứt, gãy, vỡ; đ) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng. |
11.1.2 |
Sự làm việc |
Đỗ xe trên hầm hoặc trên thiết bị nâng, nổ máy, thay đổi số vòng quay và quan sát. |
a) Không khởi động được động cơ hoặc hệ thống khởi động hoạt động không bình thường; b) Động cơ hoạt động không bình thường ở các chế độ vòng quay hoặc có tiếng gõ lạ; c) Các loại đồng hồ, đèn báo trên bảng điều khiển không hoạt động hoặc báo lỗi. |
11.1.3 |
Hệ thống dẫn khí thải, bộ giảm âm. |
Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng. |
a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn; b) Mọt gỉ, rách hoặc rò rỉ khí thải. |
11.1.4 |
Bình chứa và ống dẫn nhiên liệu |
Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng. |
a) Lắp đặt không đúng quy định, không chắc chắn; b) Bình chứa, ống dẫn bị biến dạng, nứt, ăn mòn, rò rỉ, có dấu vết va chạm, cọ sát với các chi tiết khác; c) Bình chứa mất nắp hoặc nắp không kín khít; d) Khóa nhiên liệu (nếu có) không khóa được hoặc tự mở; đ) Rò rỉ nhiên liệu; e) Có nguy cơ cháy do: - Bình chứa nhiên liệu hoặc ống xả được bảo vệ không chắc chắn; - Tình trạng ngăn cách với động cơ. |
11.2. Khí thải động cơ |
|||
|
Hàm lượng chất độc hại trong khí thải |
Sử dụng thiết bị phân tích khí thải và thiết bị đo số vòng quay động cơ theo quy định. Thực hiện quy trình đo ở chế độ không tải theo TCVN 6204; với yêu cầu số vòng quay không tải của động cơ nằm trong phạm vi quy định của nhà sản xuất hoặc nhỏ hơn 1000 vòng/phút. |
a) Nồng độ CO lớn hơn 4,5 % thể tích; b) Nồng độ HC lớn hơn: - 1200 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ 4 kỳ; - 7800 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ 2 kỳ. c) Các yêu cầu về điều kiện đo không đảm bảo. |
11.3. Độ ồn |
|||
|
Độ ồn ngoài |
Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu nhận thấy độ ồn quá lớn. Thực hiện đo tiếng ồn động cơ gần ống xả theo tiêu chuẩn TCVN 6435; khi đo chênh lệch giữa các lần đo không được vượt quá 2 dB(A), chênh lệch giữa độ ồn nền và độ ồn trung bình của các lần đo không được vượt quá 3 dB(A). |
Độ ồn trung bình sau khi đã hiệu chỉnh vượt quá giới hạn 99 dB(A). |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH VÀ TEM LƯU HÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CHỦ XE, LÁI XE CẦN BIẾT 1. Chỉ được hoạt động theo thời gian, phạm vi, tuyến đường do Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương quy định riêng và phải mang theo Giấy chứng nhận lưu hành. 2. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của xe giữa hai kỳ kiểm tra lưu hành. 3. Khi có thay đổi thông tin hành chính, thông số kỹ thuật phải đến Đơn vị đăng kiểm để được hướng dẫn làm thủ tục kiểm tra, ghi nhận thay đổi. 4. Nộp lại Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành khi có thông báo thu hồi của các Đơn vị đăng kiểm và khi đi kiểm định. 5. Xe bị tai nạn giao thông đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định phải sửa chữa, khắc phục và đến Đơn vị đăng kiểm để kiểm tra lại. |
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
XE CHỈ ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG THEO THỜI GIAN, PHẠM VI, TUYẾN ĐƯỜNG DO CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG QUY ĐỊNH
No: (số seri) |
(Trang bìa 1 và 4)
Chú thích: Phôi Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành
I. Phôi Giấy chứng nhận lưu hành
1- Phát hành thống nhất; có các chi tiết chống làm giả.
2- Gồm 04 trang, vân nền màu xanh lá cây, trang 1 và 4 được in sẵn; trang 2 và 3 do các Đơn vị đăng kiểm in từ chương trình phần mềm do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý.
3- Kích thước trang giấy: 148mm x 210 mm
4- Phần chữ:
- Các chữ ở trang bìa 1 in màu đỏ;
- Các chữ còn lại in màu đen.
5- Nội dung (1): in số lượng lốp và cỡ lốp trên từng trục nếu cỡ lốp các trục khác nhau.
6- Nội dung (2): dãy mã số của cơ quan quản lý để kiểm tra (tự động xuất hiện khi in Giấy chứng nhận lưu hành).
7- Nội dung (3): Đơn vị đăng kiểm ghi chú những đặc điểm khác của phương tiện nếu có.
1. XE CHỞ HÀNG BỐN BÁN CÓ GẮN ĐỘNG CƠ Biển đăng ký:……………. Số quản lý:…………. Nhãn hiệu:………………………… …… Số loại:………………… …………. Số máy:………………………… … Số khung:………………………… ……. Năm, Nước sản xuất:……………………………. 2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT Công thức bánh xe:………………Vết……/……. Kích thước bao:……………………………. (mm) Chiều dài cơ sở:…………………………… (mm) Khối lượng bản thân:……………………… (kg) Khối lượng hàng được phép chuyên chở... (kg) Số người cho phép chở: …………….….(người) Khối lượng toàn bộ:…………………………(kg) Ký hiệu - loại động cơ:…………………………... Loại nhiên liệu:……………………………………. Công suất lớn nhất/số vòng quay: ………..…… (HP,PS,KW) Thể tích làm việc động cơ:………………. (cm3) No: (số seri) |
Số lượng lốp/cỡ lốp/trục(1) Xe đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường để hoạt động trong phạm vi theo quy định của địa phương Có hiệu lực đến hết ngày:…………………... Ngày…. tháng….. năm….. Số phiếu kiểm tra: ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM |
Vị trí in ảnh xe cơ giới(4) |
|
xxxxxxxxx(2) Ghi chú: (3) |
(Trang nội dung 2 và 3)
|
II. Tem lưu hành - Phát hành thống nhất; có các chi tiết chống làm giả; có cùng số seri với Giấy chứng nhận lưu hành. - Hình dạng bầu dục, kích thước bao: 76mmx68mm. - Mặt trước của Tem: vành ngoài màu trắng, chữ đen và số seri Tem màu đỏ được in sẵn trên phôi. Các nội dung khác chữ đen do Đơn vị đăng kiểm in. - Phần trong hình bầu dục nền màu xanh lá cây, in chữ số của tháng và năm hết hạn lưu hành. - Nội dung (4): vị trí in ảnh tổng thể xe cơ giới khi vào kiểm định có kích thước 90 x 60 mm. - Nội dung (5): in biển số xe được cấp Tem lưu hành. - Nội dung (6): in thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành (ngày/tháng/năm). |
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA LẦN ĐẦU XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT
NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………… |
|
BIÊN BẢN KIỂM TRA LẦN ĐẦU XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
1. Thông tin quản lý
Biển số ĐK: Ngày đăng ký: Ngày đăng ký lần đầu:
Số phiếu XX: Ngày cấp:
Chủ xe: Điện thoại:
Địa chỉ chủ xe:
Tình trạng xe khi lập hồ sơ: (Mới 100%, Đã qua sử dụng)
Nhãn hiệu: Số loại:
Số khung: Vị trí:
Số động cơ: Vị trí:
Năm SX: Nước SX: Mã số VIN: (phần đầu số VIN)
2. Thông số kỹ thuật chung
Kích thước bao (DxRxC) (mm): Kích thước lòng thùng hàng (mm):
Công thức bánh xe: Vết bánh xe (mm): (liệt kê các vết các trục)
Chiều dài cơ sở (mm): Số người CP chở (người):
Trọng lượng bản thân (kG): Trọng tải (kG):
Trọng lượng toàn bộ (kG):
3. Động cơ
Ký hiệu: Loại động cơ:
Loại nhiên liệu: Thể tích làm việc (cm3): Tiêu chuẩn khí thải: (EURO 2, 3, 4, 5)
Công suất lớn nhất/Vòng quay (kW/v/ph): Mô men xoắn lớn nhất/Vòng quay (N.m/v/ph):
4. Hệ thống truyền lực
Kiểu ly hợp: Dẫn động ly hợp:
Kiểu hộp số chính: Số cấp tiến: Có hộp số phụ: Số cấp tiến:
Trục dẫn hướng: (liệt kê các trục dẫn hướng) Trục chủ động: (liệt kê các trục chủ động)
5. Hệ thống lái
Kiểu cơ cấu lái: Kiểu dẫn động:
6. Hệ thống phanh
Cơ cấu phanh: (trục 1, trục 2,…) Kiểu dẫn động phanh chính:
Loại phanh đỗ: Loại phanh bổ trợ:
7. Thông tin các trục
|
Kiểu treo |
Kiểu giảm chấn |
Số lốp |
Cỡ lốp |
1 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
8. Cơ cấu chuyên dùng:
(Mô tả cơ cấu chuyên dùng nếu có)
NƠI DÁN BẢN CÀ SỐ KHUNG |
NƠI DÁN BẢN CÀ SỐ ĐỘNG CƠ |
Các nội dung ghi trong Biên bản đã được kiểm tra, soát xét trước khi ký xác nhận.
ĐĂNG KIỂM VIÊN |
………, ngày…..
tháng…. năm….. |
Ghi chú: Nội dung trên Phiếu có thể thay đổi theo loại xe, nhãn hiệu - số loại và Chương trình Quản lý kiểm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam
CÁC THAY ĐỔI HÀNH CHÍNH |
||||
Ngày |
Biển số ĐK |
Tên chủ xe |
Địa chỉ chủ xe |
Trung tâm đăng kiểm quản lý Hồ sơ xe |
|
(Biển số cũ) |
(chủ xe trước) |
|
|
(Biển số mới) |
(chủ xe sau) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÀI LIỆU KÈM THEO (cách ghi):
TT |
Tài liệu |
Số trang |
1 |
(Phiếu lập Hồ sơ lưu hành) |
|
2 |
(Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng) |
|
3 |
(Tài liệu khác…………………) |
|
|
………………………………………………………………….. |
|
|
|
|
|
|
|
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC KIỂM TRA XE
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM: |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA XE
(Từ ngày .... đến ngày ….)
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Công tác kiểm tra:
TT |
Thu 100% giá kiểm tra |
Thu 25%-50% giá kiểm tra |
Không thu |
|||
Số lượt |
Giá kiểm tra |
Số lượt |
Giá kiểm tra |
Số lượt |
Giá kiểm tra |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số lượt đạt tiêu chuẩn: ……….;
- Tổng số lượt không đạt tiêu chuẩn: ……..
- Tổng số đã kiểm tra: ………;
2. Sử dụng phôi Giấy chứng nhận an toàn và Tem lưu hành:
Nhận mới trong kỳ (từ ngày .... đến ngày...) |
Sử dụng |
Hư hỏng |
Còn tồn |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM |
[1] Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm.”
Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm.”
Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trường Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm.”
Thông tư số 49/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ- CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật đo lường;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.”
[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
[3] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 49/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
[5] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 49/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
[6] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số 16/2022/TT-GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020
[8] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020
[9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 49/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
[10] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018.
[11] Điều 10 của Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018, quy định như sau:
“Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
Điều 8 của Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020, quy định như sau:
“Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
Điều 11 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022 quy định như sau:
“Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
Điều 10 và Điều 11 của Thông tư số 49/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024 quy định như sau:
“Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
2. Các xe đạp điện nhập khẩu; xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu có thời điểm về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện như sau:
a) Xe đạp điện nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT, Thông tư số 19/2014/TT- BGTVT, Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT;
b) Xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ mô tô, xe gắn máy nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT, Thông tư số 19/2014/TT-BGTVT và Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT.
3. Hồ sơ thẩm định thiết kế, hồ sơ đăng ký sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký chứng nhận của các kiểu loại xe cơ giới, xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và các linh kiện sử dụng cho xe cơ giới đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện như sau:
a) Xe ô tô sản xuất, lắp ráp thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ- CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô (sau đây gọi là Nghị định số 116/2017/NĐ-CP) và linh kiện sử dụng cho ô tô thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 25/2019/TT-BGTVT;
b) Xe ô tô sản xuất, lắp ráp không thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, rơ moóc và sơ mi rơ moóc và linh kiện sử dụng cho ô tô thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT, Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT và Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT;
c) Xe mô tô, xe gắn sản xuất, lắp ráp và linh kiện sử dụng cho mô tô, xe gắn máy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT, Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT;
d) Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ sản xuất, lắp ráp và linh kiện sử dụng cho chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT, Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT;
đ) Xe đạp điện sản xuất, lắp ráp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT, Thông tư số 19/2014/TT-BGTVT, Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT;
e) Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ sản xuất, lắp ráp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2014/TT- BGTVT, Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT;
g) Xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT, Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư số 23/2020/TT-BGTVT.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. ”
[12] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020