Văn bản hợp nhất 13/VBHN-NHNN năm 2021 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu | 13/VBHN-NHNN |
Ngày ban hành | 18/10/2021 |
Ngày có hiệu lực | 18/10/2021 |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký | Đoàn Thái Sơn |
Lĩnh vực | Thương mại |
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/VBHN-NHNN |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2021 |
Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
Thông tư số 03/2017/TT-NHNN ngày 06 tháng 06 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
Thông tư số 29/2019/TT-NHNN ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 2 năm 2020.
Thông tư số 15/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng 1,2,3,4.
Thông tư này hướng dẫn về hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi là Nghị định số 24/2012/NĐ-CP).
Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh vàng trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Mục 2. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
Điều 3. Điều kiện cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ5
1. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
2. Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
3. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp và cho đến thời điểm cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
1.6 (được bãi bỏ)
2. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài.
4. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/VBHN-NHNN |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2021 |
Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
Thông tư số 03/2017/TT-NHNN ngày 06 tháng 06 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
Thông tư số 29/2019/TT-NHNN ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 2 năm 2020.
Thông tư số 15/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng 1,2,3,4.
Thông tư này hướng dẫn về hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi là Nghị định số 24/2012/NĐ-CP).
Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh vàng trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Mục 2. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
Điều 3. Điều kiện cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ5
1. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
2. Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
3. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp và cho đến thời điểm cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
1.6 (được bãi bỏ)
2. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài.
4. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ.
3. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký hoạt động khai thác vàng trong Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Có tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến nhập khẩu là do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài hoặc được phân chia sản phẩm theo thỏa thuận khai thác vàng ở nước ngoài.
3. Vàng nguyên liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
4. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
1. Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có Giấy phép khai thác vàng.
3. Có tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến xuất khẩu là do doanh nghiệp khai thác ở trong nước.
4. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Mục 3. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ, GIẤY PHÉP KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG, GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU7
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ8
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định của pháp luật.
3. Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm sản xuất; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều 8a. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ9
1. Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Trường hợp điều chỉnh địa điểm sản xuất trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, hồ sơ kèm theo văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm sản xuất; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại địa chỉ mới.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng10
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này);
b) Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với tổ chức tín dụng bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này);
b) Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch);
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3.12 (được bãi bỏ)
4. Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm bảng kê các tờ khai Hải quan13 nhập khẩu vàng và Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này14 (theo mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư này).
4a.15 (được bãi bỏ)
5.16 Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 6a Thông tư này).
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm đối với doanh nghiệp có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài17
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài.
4. Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ (theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư này), kèm bảng kê các tờ khai Hải quan tạm nhập - tái xuất vàng và Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này18 (theo mẫu tại Phụ lục 7a Thông tư này).
5. Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
Điều 11a. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm đối với doanh nghiệp có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài19
1. Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
2. Hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài hoặc phụ lục hợp đồng liên quan đến việc điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
3. Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp kể từ thời điểm được cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm đến thời điểm nộp hồ sơ (theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư này), kèm bảng kê các tờ khai Hải quan tạm nhập - tái xuất vàng và Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này20 (theo mẫu tại Phụ lục 7a Thông tư này).
4. Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch hoặc khi cần bổ sung khối lượng nhập khẩu vàng nguyên liệu theo kế hoạch, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 5 Thông tư này);
2. Giấy chứng nhận đầu tư;
3.21 Báo cáo tình hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm vàng tại thị trường Việt Nam trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo (trường hợp đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu trong năm kế hoạch) hoặc từ đầu năm đến thời điểm báo cáo (trường hợp bổ sung khối lượng nhập khẩu vàng nguyên liệu) (theo mẫu tại Phụ lục 8 Thông tư này), kèm bảng kê các tờ khai Hải quan xuất khẩu, nhập khẩu và Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này22 (theo mẫu tại Phụ lục 7a Thông tư này);
4. Bản kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; văn bản, tài liệu chứng minh năng lực sản xuất của doanh nghiệp;
5. Hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến nhập khẩu là do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài hoặc được phân chia sản phẩm theo thỏa thuận khai thác vàng ở nước ngoài.
4. Văn bản, tài liệu chứng minh việc sử dụng nguồn vàng nguyên liệu nhập khẩu phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
5. Báo cáo tình hình khai thác và nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm bảng kê các tờ khai Hải quan23 nhập khẩu vàng và Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này24 (theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư này).
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến nhập khẩu là do doanh nghiệp khai thác.
4. Báo cáo tình hình khai thác và xuất khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm bảng kê các tờ khai Hải quan25 xuất khẩu vàng và Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này26 (theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư này).
Mục 4. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ, GIẤY PHÉP TẠM NHẬP VÀNG NGUYÊN LIỆU ĐỂ TÁI XUẤT SẢN PHẨM; CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU27
1. Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu kinh doanh mua, bán vàng miếng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài và doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng có nhu cầu xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính28 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 9, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
1a.29 Đối với trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn kiểm tra về giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp và tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng tại địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo kết quả kiểm tra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
1b.30 Đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đề nghị cấp phép theo cơ chế một cửa quốc gia thì gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này đến Cổng thông tin một cửa quốc gia để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
2. Căn cứ các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, cung - cầu vàng trong từng thời kỳ và các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
4. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu hoặc Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 13, 14 hoặc 15 Thông tư này). Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng là bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng.
5.31 Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Nguyên tắc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin về hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:
- Hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin, sử dụng chữ ký số trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
- Trường hợp hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hệ thống xử lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc hoặc bản chính (tập tin định dạng PDF, TIF, JPG), trừ văn bản đề nghị cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu được khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Các tài liệu nộp dưới hình thức hồ sơ giấy là bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
b) Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:
- Khi có nhu cầu thực hiện nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, doanh nghiệp lập và gửi 01 (một) bộ hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Khoản 1b và điểm a Khoản này;
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp hoặc từ chối cấp phép (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho doanh nghiệp theo quy định tại điểm a Khoản này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thông báo cho doanh nghiệp.
Điều 16. Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm33
1. Doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính34 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 8, Điều 11 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Khi có thay đổi liên quan đến nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận, Giấy phép. Doanh nghiệp nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính35 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 8a, Điều 11a Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3. Đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, căn cứ quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP, tại Thông tư này và kết quả kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 16 Thông tư này).
4. Đối với thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái sản xuất sản phẩm, căn cứ quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và tại Thông tư này, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm (theo mẫu tại Phụ lục 17 Thông tư này). Thời hạn có giá trị của Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm được xác định căn cứ theo hợp gia công vàng trang sức, mỹ nghệ và tối đa là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày cấp phép. Việc tái xuất sản phẩm thực hiện trong thời hạn có giá trị của Giấy phép. Khối lượng vàng nguyên liệu nhập khẩu được xác định căn cứ hợp đồng gia công và kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
5. Đối với thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, căn cứ quy định về điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP, tại Thông tư này và kết quả kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (trường hợp thay đổi địa điểm sản xuất), trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét và cấp Quyết định điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 21 Thông tư này). Quyết định điều chỉnh này là bộ phận không tách rời của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
6.36 Đối với thủ tục điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái sản xuất sản phẩm, căn cứ hợp đồng điều chỉnh và các quy định tại Thông tư này, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Quyết định điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm (theo mẫu tại Phụ lục 21 Thông tư này). Trong trường hợp điều chỉnh thời hạn Giấy phép, thời hạn điều chỉnh được xác định căn cứ theo hợp đồng gia công điều chỉnh và tối đa là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày cấp Giấy phép điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh khối lượng vàng nguyên liệu nhập khẩu, khối lượng điều chỉnh được xác định căn cứ hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng và kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
Điều 17. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ37
1. Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính38 02 (hai) bộ hồ sơ quy định tại Điều 10 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề nghị xem xét việc cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến về việc doanh nghiệp có đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư này, bao gồm cả việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và sự phù hợp giữa Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp và nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp;
b) Hồ sơ đề nghị cấp phép của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 17 (mười bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc từ chối cấp phép đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
4. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 15 Thông tư này).
5. Thời hạn có giá trị của Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được xác định căn cứ kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp và tối đa là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày cấp.
6. Định kỳ hàng quý hoặc khi cần thiết, trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
1.39 Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ quy định tại Mục 3 Thông tư này, trừ trường hợp hồ sơ cấp phép theo cơ chế một cửa quốc gia, phải là bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các văn bản, tài liệu trong hồ sơ.
Mục 4a. HỒ SƠ, THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ40
Điều 18a. Hồ sơ, thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức tín dụng tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
a) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hồ sơ gồm:
(i) Văn bản đề nghị việc tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, trong đó nêu rõ lý do;
(ii) Bản chính Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng;
(iii) Bản chính các tài liệu là bộ phận không tách rời của Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng (nếu có);
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định chấm dứt kinh doanh mua, bán vàng miếng của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng (theo mẫu tại Phụ lục 19 Thông tư này).
2. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức tín dụng bị yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
a) Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Vụ Quản lý ngoại hối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 19 Thông tư này);
b) Trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp lại bản chính Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng và bản chính các tài liệu là bộ phận không tách rời của Giấy phép (nếu có), đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Điều 18b. Hồ sơ, thủ tục chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Trường hợp doanh nghiệp tự nguyện chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
a) Doanh nghiệp gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hồ sơ gồm:
(i) Văn bản đề nghị việc tự nguyện chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, trong đó nêu rõ lý do;
(ii) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp;
(iii) Bản chính các tài liệu là bộ phận không tách rời của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (nếu có);
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ra Quyết định chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 20 Thông tư này).
2. Trường hợp doanh nghiệp bị yêu cầu chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
a) Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ra Quyết định chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 20 Thông tư này);
b) Trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về việc chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và bản chính các tài liệu là bộ phận không tách rời của Giấy chứng nhận (nếu có), đồng thời chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Mục 5. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TRÁCH NHIỆM THANH TRA, GIÁM SÁT
Điều 19. Trách nhiệm báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố41
1. Định kỳ hằng quý, năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Quản lý ngoại hối) tình hình quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn (theo Phụ lục số 12 Thông tư này).
2. Thời hạn nộp báo cáo định kỳ quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Đối với báo cáo quý: chậm nhất vào ngày 20 (hai mươi) của tháng đầu tiên quý tiếp theo quý báo cáo;
b) Đối với báo cáo năm: chậm nhất vào ngày 20 (hai mươi) tháng 01 (một) của năm tiếp theo năm báo cáo.
Điều 20. Trách nhiệm báo cáo của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh vàng42
1. Định kỳ hàng ngày, tháng, năm hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tình hình kinh doanh mua, bán vàng miếng. Báo cáo ngày gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) theo mẫu tại Phụ lục 10a Thông tư này. Báo cáo tháng, năm gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo mẫu tại Phụ lục 10 Thông tư này.
1a.43 Định kỳ hằng quý, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng có thực hiện thay đổi nội dung về thông tin doanh nghiệp trên Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc điều chỉnh địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (bao gồm thay đổi tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, bổ sung địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại địa điểm đã được cấp phép hoặc báo cáo với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này) gửi báo cáo về các nội dung thay đổi, điều chỉnh nêu trên phát sinh trong kỳ báo cáo (theo Phụ lục số 10b Thông tư này), cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng gửi báo cáo của toàn hệ thống cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính;
b) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng gửi báo cáo của chi nhánh, phòng giao dịch có phát sinh thay đổi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn có chi nhánh, phòng giao dịch đó.
2. Định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp kinh doanh vàng thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo quy định sau:
a)44 Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện báo cáo hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục số 11 Thông tư này).
b) Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài được cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm thực hiện báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư này).
3. Định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tình hình thực hiện nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, sản xuất, tiêu thụ vàng trang sức, mỹ nghệ từ vàng nguyên liệu nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư này).
4.45 Thời hạn nộp báo cáo định kỳ quy trình tại khoản 1, 1a, 2, 3 Điều này như sau:
a) Đối với báo cáo định kỳ hằng ngày: chậm nhất vào 14 giờ của ngày làm việc tiếp theo ngày báo cáo;
b) Đối với báo cáo định kỳ hằng tháng: chậm nhất vào ngày 05 (năm) của tháng tiếp theo tháng báo cáo;
c) Đối với báo cáo định kỳ hằng quý: chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) của tháng đầu tiên quý tiếp theo quý báo cáo;
d) Đối với báo cáo định kỳ hằng năm: chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) tháng 01 (một) của năm tiếp theo năm báo cáo.
5. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi kết thúc hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài được cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tình hình thực hiện hợp đồng gia công kèm theo Bảng thanh khoản hợp đồng gia công có xác nhận của hải quan.
6. Trong trường hợp nội dung báo cáo tại khoản 1 Điều này được quy định tại chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng.
Điều 21. Trách nhiệm thanh tra, giám sát
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động kinh doanh vàng quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
Mục 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH46,47,48,49
Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng miếng và phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan của pháp luật.
2. Sau thời hạn chuyển tiếp quy định tại Khoản 1 Điều này, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.
3. Sau thời hạn chuyển tiếp quy định tại Điều 21 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, các doanh nghiệp đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không được phép thực hiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2012.
2. Bãi bỏ Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/9/2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/1999/NĐ-CP; bãi bỏ Quyết định số 1703/2004/QĐ-NHNN ngày 28/12/2004 sửa đổi bổ sung Thông tư số 10/2003/TT-NHNN.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
, ngày … tháng … năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH/THÀNH PHỐ...
1. Tên doanh nghiệp:
2. Trụ sở chính:
3. Địa điểm sản xuất: (ghi rõ số nhà, phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố, tỉnh)
4. Điện thoại: Fax:
5. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
7. Vốn điều lệ:
Căn cứ các điều kiện quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và hướng dẫn tại Thông tư số ... ngày ... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tỉnh/thành phố …… xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho (tên doanh nghiệp).
Chúng tôi xin cam đoan:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh;
- Tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA |
Hồ sơ gửi kèm: (Doanh nghiệp liệt kê các tài liệu gửi kèm).
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
, ngày … tháng … năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI)
1. Tên doanh nghiệp:
2. Trụ sở chính:
3. Điện thoại: Fax:
4. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
6. Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh số:
7. Vốn điều lệ:
8. Thời gian hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng:
9. Số lượng chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam:
Căn cứ các điều kiện quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và hướng dẫn tại Thông tư số ... ngày ... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cho (tên doanh nghiệp).
Chúng tôi xin cam đoan:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh;
- Tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA |
Hồ sơ gửi kèm: (Doanh nghiệp liệt kê các tài liệu gửi kèm).
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
, ngày … tháng … năm …… |
GIẤY PHÉP KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI)
1. Tên tổ chức tín dụng:
2. Trụ sở chính:
3. Điện thoại: Fax:
4. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
5. Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng:
6. Vốn điều lệ:
7. Số lượng chi nhánh tại Việt Nam:
Căn cứ các điều kiện quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và hướng dẫn tại Thông tư số ... ngày ... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cho (tên tổ chức tín dụng).
Chúng tôi xin cam đoan:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh;
- Tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA |
Hồ sơ gửi kèm: (Tổ chức tín dụng liệt kê các tài liệu gửi kèm).
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
, ngày … tháng … năm …… |
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI)
(Đối với doanh nghiệp có nhu cầu tạm nhập vàng nguyên liệu để gia công tái xuất sản phẩm cho nước ngoài gửi: NHNN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ...)
1. Tên tổ chức:
2. Trụ sở chính:
3. Điện thoại: Fax:
4. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (đối với doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp có nhu cầu tạm nhập vàng nguyên liệu để gia công tái xuất sản phẩm cho nước ngoài);
7. Giấy phép khai thác vàng (đối với doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác):
Căn cứ các điều kiện quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và hướng dẫn tại Thông tư số ... ngày ... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam/Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu vàng cho (tên tổ chức), với nội dung như sau:
1. Khối lượng vàng xin nhập khẩu/xuất khẩu (tính theo Kg);
2. Loại vàng xin nhập khẩu/xuất khẩu (tính theo Kara):
3. Mục đích nhập khẩu/xuất khẩu:
4. Cửa khẩu nhập khẩu/xuất khẩu:
5. Thời gian dự định nhập khẩu/xuất khẩu:
Chúng tôi xin cam đoan:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh;
- Tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC |
Hồ sơ gửi kèm: (Doanh nghiệp liệt kê các tài liệu gửi kèm).
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
, ngày … tháng … năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
(Áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI)
1. Tên doanh nghiệp:
2. Trụ sở chính: (ghi rõ số nhà, phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố, tỉnh)
3. Điện thoại: …………………………………………… Fax: ……………………………………
4. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
5. Giấy chứng nhận đầu tư số: ... ngày cấp...
6. Hình thức đầu tư: (100% vốn nước ngoài/liên doanh...)
7. Tổng vốn đầu tư (theo Giấy chứng nhận đầu tư):
Trong đó: - Vốn pháp định:
- Vốn vay:
8. Tỷ lệ xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam (theo Giấy chứng nhận đầu tư):
9. Số lượng cán bộ, công nhân:
10. Thời gian bắt đầu đi vào hoạt động:
Căn cứ các điều kiện quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và hướng dẫn tại Thông tư số ... ngày ... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu cho ... (tên doanh nghiệp) trong năm ... với nội dung cụ thể như sau:
STT |
Diễn giải |
Chất lượng |
Khối lượng |
Giá trị ước tính |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Tổng |
|
… |
… |
Chúng tôi xin cam đoan:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh;
- Tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA |
Hồ sơ gửi kèm: (Doanh nghiệp liệt kê các tài liệu gửi kèm).
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày … tháng … năm …… |
Kính gửi: |
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối); |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
(Áp dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ)
Báo cáo từ ... đến ...
Hạn ngạch (Kg) |
Tồn đầu kỳ |
Nhập khẩu |
Sản xuất |
Tồn cuối kỳ |
|||||
Khối lượng (Kg) |
Giá trị (USD) |
Khối lượng (Kg) |
Giá trị (USD) |
Loại |
Khối lượng (Kg) |
Giá trị (VND) |
Khối lượng (Kg) |
Giá trị (USD) |
|
|
|
|
|
|
1. Nhẫn |
|
|
|
|
- Nhẫn tròn, trơn |
|
|
|||||||
- Nhẫn khác |
|
|
|||||||
2. Dây |
|
|
|||||||
3. Mặt dây chuyền |
|
|
|||||||
… |
|
|
|||||||
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu |
Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
Hồ sơ gửi kèm:
- Bộ hồ sơ nhập khẩu, chứng từ nhập kho vàng nguyên liệu;
- Bảng kê các tờ khai Hải quan;
- Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này.54
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày tháng năm …… |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh……
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ NĂM...
(Áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu)
STT |
Tên hàng |
Hàm lượng vàng (kara) |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Tổng khối lượng (kilôgam) |
Thời gian sản xuất 1 đơn vị |
Khối lượng vàng nguyên liệu 99,99% sử dụng để sản xuất |
Giá trị (VND) |
Nguồn nguyên liệu để sản xuất (nhập khẩu, mua ngoài thị trường...) |
Ghi chú |
1 |
Nhẫn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nhẫn tròn, trơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nhẫn khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Mặt dây chuyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Đối với nhẫn tròn, trơn, đề nghị doanh nghiệp ghi rõ các đặc điểm về trọng lượng nhẫn (loại 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng...) và có đóng vỉ hay không, khối lượng cụ thể của từng loại.
Người lập biểu |
Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày tháng năm …… |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh……
(Áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài)
Báo cáo từ ... đến...
Hạn ngạch (kilôgam) |
Tồn đầu kỳ |
Nhập khẩu |
Sản xuất |
Xuất khẩu |
Tồn cuối kỳ |
|||||
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (USD) |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (USD) |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (VND) |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (USD) |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (USD) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu |
Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
Hồ sơ gửi kèm:
- Bảng kê các tờ khai hải quan;
- Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này57.
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày tháng năm …… |
Kính gửi: ………………………………
BẢNG KÊ CÁC TỜ KHAI HẢI QUAN (XUẤT KHẨU/ NHẬP KHẨU/ TẠM NHẬP TÁI XUẤT)
STT |
Số tờ khai |
Ngày đăng ký |
Sản phẩm xuất khẩu |
Vàng nguyên liệu nhập khẩu được sử dụng để sản xuất, gia công sản phẩm xuất khẩu (chi tiết đối với từng tờ khai) |
|||
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (USD) |
Loại vàng |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (USD) |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
Người lập biểu |
Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày … tháng … năm …… |
Kính gửi: |
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối); |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀNG TẠI VIỆT NAM
(Áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Báo cáo từ ... đến...
Loại vàng |
Hạn ngạch (kg) |
Tồn đầu kỳ |
Nhập khẩu |
Mua trong nước |
Xuất khẩu |
Bán trong nước |
Tồn cuối kỳ |
||||||
Khối lượng (kg) |
Giá trị (VNĐ) |
Khối lượng (kg) |
Giá trị (USD) |
Khối lượng (kg) |
Giá trị (VNĐ) |
Khối lượng (kg) |
Giá trị (USD) |
Khối lượng (kg) |
Giá trị (VNĐ) |
Khối lượng (kg) |
Giá trị (VNĐ) |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu |
Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
Hồ sơ gửi kèm:
- Bảng kê các tờ khai Hải quan59;
- Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này.60
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày … tháng … năm …… |
Kính gửi: |
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ NHẬP KHẨU/XUẤT KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
(Áp dụng cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng và doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng)
Báo cáo từ ... đến …
(theo Giấy phép số... ngày... của Ngân hàng Nhà nước)
Loại vàng (%) |
Sản lượng khai thác (Kg) |
Hạn ngạch được cấp (Kg) |
Đã thực hiện (kg) |
Lũy kế từ đầu năm (kg) |
Còn lại (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
… |
… |
|
… |
Người lập biểu |
Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
Hồ sơ gửi kèm:
- Bảng kê các tờ khai Hải quan61;
- Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này.62
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG/ DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày … tháng … năm …… |
Kính gửi: |
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối;
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG
(Áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng)
Báo cáo từ ... đến ...
Ngày/tháng/năm |
Doanh số mua |
Doanh số bán |
||
Khối lượng (lượng) |
Giá trị (VND) |
Khối lượng (lượng) |
Giá trị (VND) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
Người lập biểu |
Đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín
dụng, doanh nghiệp |
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG/ DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày tháng năm …… |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG HÀNG NGÀY
Ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị: lượng, VND
STT |
Tên khách hàng |
Doanh số mua |
Doanh số bán |
|||||
Khối lượng (lượng) |
Giá trị (VND) |
Tổng khối lượng (lượng) |
Trong đó khối lượng bán cho |
Tổng giá trị (VND) |
||||
Khách hàng mua từ 5 - 10 lượng |
Khách hàng mua từ 10-50 lượng |
Khách hàng mua > 50 lượng |
||||||
1 |
Khách hàng cá nhân |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Khách hàng tổ chức (*) |
|
|
|
|
|
|
|
Khách hàng A |
|
|
|
|
|
|
|
|
Khách hàng B |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) Liệt kê từng khách hàng
Người lập biểu |
Đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín
dụng, doanh nghiệp |
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG/ DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày … tháng … năm …… |
Kính gửi: …………………………………
(Quý ... năm ...)
Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng số ... ngày ...
1. Báo cáo nội dung thay đổi thông tin trên Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
STT |
Nội dung thông tin trên Giấy phép |
Trước thay đổi |
Sau thay đổi |
Số, ngày đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp |
1 |
Tên TCTD/doanh nghiệp |
|
|
|
2 |
Địa chỉ trụ sở chính |
|
|
|
3 |
Vốn điều lệ |
|
|
|
2. Báo cáo mạng lưới kinh doanh mua, bán vàng miếng
STT |
Nội dung |
Số lượng |
1 |
Tổng số địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng quý trước |
|
2 |
Số địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng thay đổi tên, địa chỉ |
|
3 |
Số địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng bổ sung trong quý báo cáo |
|
4 |
Số địa điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng trong quý báo cáo |
|
5 |
Tổng số địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng đến hết quý báo cáo |
|
3. Danh sách địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng thay đổi tên, địa chỉ
STT |
Trước thay đổi |
Sau thay đổi |
Số, ngày đăng ký kinh doanh của địa điểm thay đổi |
||
|
Tên |
Địa chỉ |
Tên |
Địa chỉ |
|
1 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
4. Danh sách địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng bổ sung
STT |
Tên địa điểm |
Địa chỉ |
Số, ngày đăng ký kinh doanh của địa điểm bổ sung |
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
5. Danh sách địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng chấm dứt hoạt động
STT |
Tên địa điểm |
Địa chỉ |
Số, ngày đăng ký kinh doanh của địa điểm chấm dứt |
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Người lập biểu |
Đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín
dụng/doanh nghiệp |
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày … tháng … năm …… |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ....
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
(Áp dụng cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do chi nhánh NHNN cấp)
Báo cáo quý.../ năm ...
Loại vàng |
Khối lượng sản
xuất |
Trị giá |
Lũy kế từ đầu kỳ |
Thay đổi so kỳ
trước |
Dự kiến kỳ tiếp
theo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
… |
… |
|
|
|
Người lập biểu |
Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … |
……, ngày … tháng … năm …… |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Báo cáo quý/năm ...
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh trên địa bàn
1.1 Số lượng doanh nghiệp:
1.2 Số liệu báo cáo tổng hợp:
Loại vàng |
Khối lượng sản
xuất |
Trị giá |
Lũy kế từ đầu
năm |
Thay đổi so kỳ
trước |
Dự kiến kỳ tiếp
theo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
… |
… |
|
|
|
1.3 Vướng mắc, kiến nghị:
2. Hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn
1.1. Số lượng doanh nghiệp:
1.2. Số liệu báo cáo tổng hợp:
Loại vàng |
Hạn ngạch (kilôgam) |
Tồn đầu năm |
Nhập khẩu |
Sản xuất |
Tồn cuối năm |
||||
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (USD) |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (USD) |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (VND) |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (USD) |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3 Vướng mắc, kiến nghị:
3. Hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài trên địa bàn
3.1 Số lượng doanh nghiệp:
3.2 Số liệu báo cáo tổng hợp:
Loại vàng |
Hạn ngạch |
Tồn đầu kỳ |
Thực nhập |
Thực xuất |
Tồn cuối kỳ |
||||
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (VND) |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (VND) |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (VND) |
Khối lượng (kilôgam) |
Giá trị (VND) |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3 Vướng mắc, kiến nghị:
4. Tình hình chấp hành các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Người lập biểu |
GIÁM ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN |
Hà Nội, ngày … tháng … năm …… |
KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015, Thông tư số 03/2017/TT-NHNN ngày 06 tháng 6 năm 2017 và Thông tư số ... ngày ... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ sung, sửa đổi một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng và hồ sơ kèm theo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép:
1. Tên tổ chức tín dụng/doanh nghiệp:
2. Địa chỉ trụ sở chính:
3. Vốn điều lệ:
hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Điều 2. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Giấy phép này được lập thành năm (05) bản chính: một (01) bản cấp cho tên tổ chức tín dụng/doanh nghiệp, ba (03) bản lưu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một (01) bản lưu tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh... ./.
|
THỐNG ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN |
Hà Nội, ngày … tháng … năm …… |
GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số … hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu và hồ sơ kèm theo của Công ty ....;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cho phép doanh nghiệp ... được xuất khẩu vàng nguyên liệu do Công ty khai thác trong nước với khối lượng …Kg (Bằng chữ) qua cửa khẩu …………, cụ thể như sau:
Loại vàng (K) |
Khối lượng (Kg) |
24K |
|
18K |
|
… |
… |
Tổng |
|
2. Doanh nghiệp ... tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc vàng nguyên liệu xuất khẩu là do Công ty .... đã khai thác trong nước.
3. Yêu cầu Công ty chấp hành nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày .../2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tư số .../2012/TT-NHNN ngày .../2012 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
4. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày ………
|
THỐNG ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN |
Hà Nội, ngày … tháng … năm …… |
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số … hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu và hồ sơ kèm theo của Công ty ….;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cho phép doanh nghiệp ... được nhập khẩu vàng nguyên liệu với khối lượng ...Kg (Bằng chữ) qua cửa khẩu ………… để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, cụ thể như sau:
Loại vàng (K) |
Khối lượng (Kg) |
24K |
|
18K |
|
… |
… |
Tổng |
|
2. Yêu cầu doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày .../2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tư số .../2012/TT-NHNN ngày .../2012 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Giấy phép này có giá trị đến ………
|
THỐNG ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày … tháng … năm …… |
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC MỸ NGHỆ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH ……
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số ..... hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và hồ sơ kèm theo của ....,
CHỨNG NHẬN:
Điều 1. Chứng nhận:
1. Tên doanh nghiệp:
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
3. Địa chỉ trụ sở chính:
Địa điểm sản xuất:
đủ điều kiện và được phép hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều 2. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, Thông tư số ... ngày ... sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
GIÁM ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày … tháng … năm …… |
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU ĐỂ TÁI XUẤT SẢN PHẨM
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH....
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số ngày tháng năm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ sung, sửa đổi một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm và hồ sơ kèm theo của...;
QUYẾT ĐỊNH
1. Cho phép doanh nghiệp ... được nhập khẩu vàng nguyên liệu với khối lượng ...Kg (Bằng chữ) qua cửa khẩu ……… trong năm .... để tái xuất sản phẩm, cụ thể như sau:
Loại vàng (K) |
Khối lượng (Kg) |
24K |
|
18K |
|
… |
… |
Tổng |
|
Việc tái xuất sản phẩm thực hiện trong thời hạn có giá trị của Giấy phép.
2. Yêu cầu doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, Thông tư số ... ngày ... sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày ………
|
GIÁM ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày … tháng … năm …… |
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH....
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số ngày tháng năm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ sung, sửa đổi một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và hồ sơ kèm theo của Công ty ....;
QUYẾT ĐỊNH
1. Cho phép doanh nghiệp... được nhập khẩu vàng nguyên liệu với khối lượng ...Kg (Bằng chữ ……) qua cửa khẩu ………… để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, cụ thể như sau:
Loại vàng (K) |
Khối lượng (Kg) |
24K |
|
18K |
|
.... |
... |
Tổng |
|
2. Yêu cầu doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, Thông tư số ... ngày ... sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày ………
|
GIÁM ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày tháng năm |
V/v chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số /2015/TT-NHNN ngày / / của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét văn bản đề nghị số ngày của (tên doanh nghiệp, tổ chức tín dụng) và hồ sơ kèm theo;/Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát, văn bản đề nghị số ngày của (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
Theo đề nghị của Vụ Quản lý ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng của doanh nghiệp/tổ chức tín dụng sau:
Tên doanh nghiệp/tổ chức tín dụng:
Địa chỉ trụ sở chính:
Vốn điều lệ:
Điều 2. (trường hợp doanh nghiệp, tổ chức tín dụng bị yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng)
Trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định này, (tên doanh nghiệp/tổ chức tín dụng) có trách nhiệm nộp lại bản chính Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng và bản chính các tài liệu là bộ phận không tách rời của Giấy phép (nếu có), đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
THỐNG ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… |
……, ngày … tháng … năm …… |
V/v chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH ……
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số ngày của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét văn bản đề nghị số ngày của (tên doanh nghiệp) và hồ sơ kèm theo, Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát, văn bản đề nghị số ngày của (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp sau:
Tên doanh nghiệp:
Địa chỉ trụ sở chính:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
Điều 2. (trường hợp doanh nghiệp bị yêu cầu chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ)
Trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định này, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và bản chính các tài liệu là bộ phận không tách rời của Giấy chứng nhận (nếu có), đồng thời chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
GIÁM ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… |
……, ngày … tháng … năm …… |
GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH...
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số ... ngày .... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Xét văn bản đề nghị số ngày của (tên doanh nghiệp) và hồ sơ kèm theo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Các nội dung ... tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ/Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm của (tên doanh nghiệp) số ... ngày... được điều chỉnh như sau:
………………………………………………………………………………………………………..
Điều 2. Quyết định điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ/Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm của (tên doanh nghiệp) có hiệu lực kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ/Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
|
GIÁM ĐỐC |
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. THỐNG ĐỐC |
1 Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi là Thông tư 16/2012/TT-NHNN).”
2 Thông tư số 03/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi là Thông tư số 16/2012/TT-NHNN).”
3 Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi là Thông tư 16/2012/TT-NHNN).”
4 Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Căn cứ Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi là Thông tư 16/2012/TT-NHNN).”
5 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
6 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
7 Tên Mục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
8 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 03/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
9 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
10 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 03/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
11 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
12 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 03/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
13 Cụm từ “tờ khai Hải quan” được thay thế bởi cụm từ “bảng kê các tờ khai Hải quan” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
14 Cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” được thay thế bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
15 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020.
16 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
17 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
18 Cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” được thay thế bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
19 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
20 Cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” được thay thế bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
21 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
22 Cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” được thay thế bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
23 Cụm từ “tờ khai Hải quan” được thay thế bởi cụm từ “bảng kê các tờ khai Hải quan” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
24 Cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” được thay thế bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
25 Cụm từ “tờ khai Hải quan” được thay thế bởi cụm từ “bảng kê các tờ khai Hải quan” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
26 Cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” được thay thế bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
27 Tên Mục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
28 Cụm từ “nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện” được thay thế bằng cụm từ “nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
29 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
30 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
31 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
32 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
33 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
34 Cụm từ “nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện” được thay thế bằng cụm từ “nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
35 Cụm từ “nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện” được thay thế bằng cụm từ “nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
36 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
37 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
38 Cụm từ “nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện” được thay thế bằng cụm từ “nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
39 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
40 Mục này bao gồm các điều 18a, điều 18b được bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
41 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020.
42 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
43 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
44 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020.
45 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020.
46 Điều 3 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016 quy định như sau:
“Điều 3. Điều khoản thi hành:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng có trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.”
47 Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 03/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2017 quy định như sau:
“Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng có trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
2. Thông tư này bãi bỏ khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 19 Điều 1 và Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng./.”
48 Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020 quy định như sau:
“Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp
Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đã được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành khi thực hiện thay đổi tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, bổ sung địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại địa điểm đã được cấp phép không cần làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng mà thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 2 năm 2020.
2. Bãi bỏ khoản 7, khoản 14 Điều 1 và Phụ lục số 3a, Phụ lục số 3b, Phụ lục số 12a, Phụ lục số 22 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN.
3. Bãi bỏ khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 03/2017/TT-NHNN ngày 06/6/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN./.”
49 Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021 quy định như sau:
“Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
2. Thông tư này bãi bỏ:
a) Khoản 17 Điều 1 Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN.
b) Khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 1 Thông tư 29/2019/TT-NHNN.
c) Phụ lục 10b ban hành kèm theo Thông tư 29/2019/TT-NHNN./.”
50 Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 03/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
51 Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020.
52 Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020.
53 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
54 Cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” được thay thế bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
55 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
56 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
57 Cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” được thay thế bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
58 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
59 Cụm từ “tờ khai Hải quan” được thay thế bởi cụm từ “bảng kê các tờ khai Hải quan” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
60 Cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” được thay thế bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
61 Cụm từ “tờ khai Hải quan” được thay thế bởi cụm từ “bảng kê các tờ khai Hải quan” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
62 Cụm từ “phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan” được thay thế bằng cụm từ “Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
63 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
64 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
65 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
66 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020.
67 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
68 Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020.
69 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020.
70 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
71 Cụm từ “- NHNN (Vụ QLNH) (để b/c);” được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 03/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
72 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
73 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
74 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
75 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
76 Cụm từ “- NHNN (Vụ QLNH) (để b/c);” được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 03/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
77 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
78 Cụm từ “- NHNN (Vụ QLNH) (để b/c);” được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 03/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
79 Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020.