Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BGTVT năm 2016 hợp nhất Thông tư quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 11/VBHN-BGTVT
Ngày ban hành 20/12/2016
Ngày có hiệu lực 20/12/2016
Loại văn bản Văn bản hợp nhất
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Trương Quang Nghĩa
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Thông tư số 01/2013/TT-BGTVT ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 13/2016/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2013/TT-BGTVT ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt hoạt động trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có sở hữu phương tiện giao thông đường sắt; tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.

2. Đối với phương tiện giao thông đường sắt của nước ngoài tham gia liên vận đường sắt quốc tế chạy trên đường sắt Việt Nam thực hiện theo các quy định về liên vận đường sắt quốc tế có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phương tiện chuyên dùng đường sắt là phương tiện dùng để:

a) Vận chuyển người, vật tư, thiết bị của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt;

b) Cứu viện, cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt;

c) Để kiểm tra thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt;

d) Phục vụ an ninh, quốc phòng.

2. Thay đổi thông số kỹ thuật chủ yếu của phương tiện giao thông đường sắt bao gồm:

a) Đối với đầu máy: khi thay đổi động cơ khác kiểu loại, thay đổi công suất động cơ, thay đổi kiểu truyền động, thay đổi khổ đường;

b) Đối với toa xe: khi thay đổi tính năng sử dụng, thay đổi tải trọng, thay đổi khổ đường;

c) Đối với phương tiện chuyên dùng đường sắt: khi thay đổi tính năng sử dụng; thay đổi khổ đường.

3[2]. (được bãi bỏ)

Chương II

[...]