Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNNPTNT năm 2013 hợp nhất Thông tư về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Số hiệu 01/VBHN-BNNPTNT
Ngày ban hành 19/12/2013
Ngày có hiệu lực 19/12/2013
Loại văn bản Văn bản hợp nhất
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2013

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN&PTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 10 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2010 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2010;

2. Thông tư số 50/2012/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2012 bãi bỏ Quyết định 85/2008/QĐ-BNN ngày 6/8/2008 bãi bỏ một phần Thông tư 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2010, Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2012.

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản[1].

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2).

Điều 2. Nguyên tắc chung.

1. Việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 mà chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, việc quản lý chất lượng được thực hiện theo quy định hiện hành cho đến khi có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Điều 3. Tổ chức thực hiện[2].

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

2. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được soát xét sửa đổi, bổ sung tùy thuộc vào yêu cầu quản lý. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sửa đổi.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan nhà nước có liên quan về quản lý chất lượng, sản phẩm hàng hoá, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng TTĐTCP;
- Cổng TTĐT Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, QLCL.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

DANH MỤC

SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2009/TT- BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa

1[3]

Giống cây trồng nông nghiệp gồm: Giống lúa, ngô, lạc, đậu tương và giống khoai tây

2

Giống cây trồng lâm nghiệp

3

Giống vật nuôi trên cạn

4

Giống thủy sản

5

Sản phẩm chăn nuôi

5.1

Động vật và sản phẩm động vật tươi sống dùng làm thực phẩm

5.2

Động vật và sản phẩm động vật phi thực phẩm

6

Sản phẩm trồng trọt (rau, quả, chè, cà phê, điều, tiêu)

7

Thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm

8

Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã

8.1

Mẫu vật động vật hoang dã chết, kể cả bộ phận, dẫn xuất của chúng có thể nhận biết

8.2

Mẫu vật động vật hoang dã sống, kể cả nguồn con giống

8.3

Mẫu vật thực vật hoang dã chết, kể cả bộ phận, dẫn xuất của chúng có thể nhận biết

8.4

Mẫu vật thực vật hoang dã sống, kể cả nguồn giống

9

Sản phẩm lâm sản (gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ)

10[4]

Thuốc bảo vệ thực vật

10.1

Nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) và thuốc thành phẩm trừ côn trùng (sâu) hại

10.2

Nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) và thuốc thành phẩm trừ bệnh hại cây trồng

10.3

Nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) và thuốc thành phẩm trừ cỏ dại hại cây trồng

10.4

Nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) và thuốc thành phẩm trừ chuột hại cây trồng

10.5

Nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) và thuốc thành phẩm điều hòa sinh trưởng cây trồng

10.6

Nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) và thuốc thành phẩm dẫn dụ trừ côn trùng

10.7

Nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) và thuốc thành phẩm trừ nhuyễn thể hại cây trồng

10.8

Nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) và thuốc thành phẩm bảo quản lâm sản, hàng mỹ nghệ

10.9

Các chất hỗ trợ (chất trải)

11

Thuốc thú y

11.1

Thuốc kích thích chuyển hóa và tăng trưởng dùng cho động vật trên cạn và thủy sản

11.2

Thuốc kháng khuẩn dùng cho động vật trên cạn và thủy sản

11.3

Các loại thuốc thú y khác

11.4

Hóa chất tiêu độc khử trùng dùng cho động vật trên cạn và thủy sản

11.5

Văc xin, chế phẩm sinh học và vi sinh vật dùng trong thú y

11.6

Các hóa chất, thuốc thử dùng trong chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật

12

Phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón

12.1

Urê

12.2

Supe lân

12.3

Phân lân nhập khẩu

12.4

Phân hữu cơ

12.5

Phân hữu cơ sinh học

12.6

Phân hữu cơ khoáng


12.7

Phân hữu cơ vi sinh

12.8

Phân vi sinh vật

12.9

Phân bón có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng

12.10

Phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị; phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi

13

Thức ăn và chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi

13.1[5]

(được bãi bỏ)

13.26

(được bãi bỏ)

13.37

(được bãi bỏ)

13.48

(được bãi bỏ)

14

Thức ăn và chất bổ sung trong thức ăn thủy sản

15

Chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

15.1

Chế phẩm sinh học

15.2

Chất xử lý cải tạo môi trường

16

Phụ gia hóa chất dùng trong lâm nghiệp

16.1

Chất bảo quản lâm sản

16.2

Hóa chất chống mối, mọt

16.3

Các loại keo

16.4

Vật liệu sơn phủ bề mặt sản phẩm

17

Công trình thủy lợi

17.1

Hồ chứa nước

17.2

Đập

17.3

Cống

17.4

Trạm bơm

17.5

Giếng

17.6

Đường ống dẫn nước

17.7

Kênh

17.8

Công trình trên kênh

17.9

Bờ bao

18

Công trình đê điều

18.1

Đê

18.2

Kè bảo vệ mái đê

18.3

Công trình phân lũ

18.4

Cống qua đê

18.5

Trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều

19

Dụng cụ đánh bắt thủy sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong thủy sản

19.1

Vật liệu dùng làm ngư cụ

19.2

Lưới

19.3

Ngư cụ khác

209

Các loại máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp có khả năng gây mất an toàn.


[1] Thông tư 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2010 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

[...]