Thông tư 30-BYT/TT-1978 hướng dẫn Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về việc phát triển dược liệu trong nước do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 30-BYT/TT
Ngày ban hành 15/11/1978
Ngày có hiệu lực 30/11/1978
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Duy Cương
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30-BYT/TT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 1978

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TRONG NƯỚC

Hội đồng Chính phủ vừa ra Nghị quyết số 200-CP ngày 21-8-1978 về việc phát triển dược liệu trong nước, tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp dược phẩm và tăng nguồn hàng xuất khẩu. Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp đã được ghi trong nghị quyết, nay Bộ Y tế hướng dẫn những vấn đề cụ thể để các địa phương nghiên cứu vận dụng thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

Nghị quyết đề ra 3 mục tiêu:

1. Bảo đảm đến mức cao nhất việc sản xuất thuốc phòng bệnh, chữa bệnh và thuốc bổ.

2. Cung cấp ngày càng nhiều nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm, phấn đấu đến năm 1985 trở đi:

2.1. Đạt trên 80% tổng giá trị nguyên liệu của các xí nghiệp dược phẩm địa phương.

2.2. Đạt trên 30% tổng giá trị nguyên liệu của các xí nghiệp dược phẩm trung ương.

3. Tăng kim ngạch xuất khẩu để nhập dược liệu và thiết bị y tế cần thiết.

Trong chỉ thị số 23-BYT/CT ngày 17-7-1976 Bộ Y tế đã quy định ở xã trồng từ 25 đến 35 cây thuốc nam để chữa 7 chứng bệnh thông thường dưới dạng dùng tươi, chè hay thuốc thang là chủ yếu. Một số nơi có làm cao đơn hoàn tán. Thuốc nam ở xã nói chung chưa được quy định thành chỉ tiêu và đặt trong kế hoạch dược liệu của huyện, tỉnh. Để tạo điều kiện phát triển một cách vững chắc thuốc nam tại xã, từ nay thuốc nam ở xã phải được đặt trong kế hoạch phát triển dược liệu của huyện và tỉnh.

Cho tới nay, một số huyện đã có kế hoạch sản xuất thuốc không những để dùng cho các cơ sở y tế ở tuyến huyện mà còn để bán cho y tế các xã và bán lẻ cho nhân dân. Dạng thuốc thường là chè, thuốc thang  và cao đơn hoàn tán. Dược liệu dùng ở đây cũng cần đưa vào chỉ tiêu kế hoạch chung của tỉnh.

Ở tuyến tỉnh, từ nhiều năm nay, dược liệu đã được ghi vào kế hoạch Nhà nước, có chỉ tiêu nuôi trồng, thu mua và sản xuất ra thành phẩm tại xí nghiệp dược phẩm địa phương. Dạng thuốc phân phối ở tuyến tỉnh, ngoài các dạng ở xã, huyện, còn có các thuốc sản xuất dưới dạng tân dược.

Từng tỉnh vừa phải đảm bảo nhu cầu dược liệu của địa phương (từ xã đến huyện, tỉnh) vừa làm nghĩa vụ bán cho các công ty cấp I của Bộ Y tế hoặc Bộ Ngoại thương để xuất khẩu. Khuyết điểm lớn của kế hoạch phát triển dược liệu lâu nay là trên nhiều mặt không được cân đối, nên rất bị động.

Để có thể kế hoạch hoá được ở từng địa phương và cả nước, cần thống nhất cách tính nhu cầu dược liệu của mỗi tỉnh, thành. Nhu cầu này bao gồm nhu cầu của xã, huyện và của tỉnh, nhu cầu bảo đảm thuốc của địa phương và phần bán cho trung ương (y tế và ngoại thương).

Phải xuất phát từ tổng nhu cầu thuốc tiêu dùng hành năm của xã, huyện, tỉnh mà tính ra nhu cầu dược liệu (tính bằng trị giá và tấn) lượng)

Thí dụ: Tính N.T. với số dân 2.9 triệu (1979 và ước tiền thuốc bình quân cho mỗi người là 8đ (không kể thuốc phòng và chữa các bệnh xã hội được Nhà nước cấp không và thuốc tự túc ở xã), thì tổng giá trị tiền thuốc bán ra cả năm sẽ là:

8đ X 2.9 triệu = 23,2 triệu đồng.

Căn cứ vào khả năng của địa phương, năm 1979 tỉnh N.T. dự kiến tự túc 30% bằng nguồn thuốc sản xuất tại địa phương trị giá là:

= 7 triệu đồng.

Trung ương sẽ cung cấp cho N.T. số thuốc thành phẩm trị giá (theo giá lẻ) là 23,200 triệu -7 triệu = 16,200 triệu đồng (chưa kể nguyên liệu trung ương cung cấp cho các xí nghiệp địa phương).

Trong giá trị dược phẩm được bào chế dưới dạng hàng hóa, nguyên liệu thường chiếm 40%. Như vậy trong 7 triệu đồng sản phẩm, trị giá nguyên liệu cần thiết là:  = 2,800 triệu đồng. Trong số 2,800 triệu đồng nguyên liệu này, đường, cồn chiếm 40% (tính là 1,120 triệu). Hoá chất và các nguyên phụ liệu thường chiếm 20% (tức là 0,560 triệu), 40% còn lại phải là nguyên liệu địa phương mà tỉnh N.T. phải tự túc, trị giá  = 1,120 triệu đồng. Mặt khác trong số 7 triệu đồng mà N.T tự lực, phân bổ như sau: sản xuất ở huyện 1,500 triệu đồng và sản xuất ở tỉnh là 5,500 triệu đồng. Ngoài ra N.T. còn phải đảm bảo dược liệu cho nhu cầu bốc thuốc thang thường vào khoảng 10% giá trị nguyên liệu sản xuất = = 280,000 đồng.

Phần cung cấp cho trung ương là phần nghĩa vụ mà tỉnh phải thực hiện theo hợp đồng. Thí dụ năm 1979 phải hợp đồng bán cho công ty cấp I là 1,500 triệu đồng. Như vậy tổng giá dược liệu N.T. phải tự lực trong năm 1979 sẽ là: 1,120 triệu + 0,280 triệu + 1,500 triệu = 2,900 triệu.

Nếu tính giá bình quân 2300đ/1 tấn dược liệu khô thì khối lượng dược liệu cần phải có là:

= 1260 tấn

Trên đây mới là cách tính khái quát khối lượng dược liệu bằng trị giá và tấn lượng. Để có thể chỉ đạo việc nuôi trồng, thu mua và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng huyện và công ty, còn phải tính ra nhu cầu cụ thể của từng cây, con. Muốn tính được như vậy, từng tỉnh phải căn cứ vào yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của địa phương để định ra những loại thuốc cần sản xuất như an thần, thuốc về đường tiêu hoá, thuốc đường hô hấp, thuốc bồi dưỡng cơ thể, …, rồi đối chiếu với danh mục cây, con làm thuốc của địa phương (đã được xác định qua điều tra dược liệu) xây dựng thành phương án sản phẩm (tức là mặt hàng cụ thể trên cơ sở những công thức đã được duyệt). Từ công thức các mặt hàng và số lượng yêu cầu đối với từng mặt hàng mà tính ra tấn lượng cho từng cây, con.

Tỷ lệ tự lực 30% là tỷ lệ Bộ hướng dẫn chung cho các tỉnh, thành phố. Nhưng vì sự phát triển của các tỉnh không đồng đều, nên tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi địa phương mà có tỉnh phải đạt mức cao hơn để bù cho những tỉnh chưa có điều kiện đạt được mức này. Đối với  những cây thuốc cần cho sản xuất địa phương mà địa phương không có khả năng tự lực cần xin sự hỗ trợ của địa phương khác, cũng cần lên được kế hoạch nhu cầu. Từng năm ta sẽ nâng dần mức tự lực về dược liệu của địa phương từ 30% lên dần đến mức tối đa phải đạt được là 80% như nghị quyết đã quy định.

Để tăng thêm khả năng thuốc cho nhân dân trong tỉnh (ngoài số 8đ) N.T. còn phải giao chỉ tiêu tự túc thuốc nam cho từng huyện rồi huyện giao chỉ tiêu cho từng xã theo chỉ thị số 23-BYT/CT của Bộ. Căn cứ khả năng thực tế của từng huyện, xã, tỉnh và huyện sẽ định ra chỉ tiêu số xã tiên tiến, số xã khá và số xã đạt yêu cầu. Mức phấn đấu chung cho toàn tỉnh trong năm 1979 cần đạt được bình quân mỗi người dân có thêm 0,50đ bằng thuốc nam ở xã với tổng trị giá: 0,50đ X 2,900 triệu (dân) = 1,450 triệu đồng.

Đây cũng là một chỉ tiêu mà Sở, Ty y tế phải đưa vào kế hoạch hàng năm để chỉ đạo thực hiện một cách chặt chẽ.

[...]