Thông tư 11/TT-NH5 năm 1992 thực hiện Quy chế dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 11-NH5/TT
Ngày ban hành 06/07/1992
Ngày có hiệu lực 22/07/1992
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Chu Văn Nguyễn
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11-NH5/TT

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 1992

 

THÔNG TƯ

SỐ 11-NH5/TT NGÀY 6-7-1992 CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUI CHẾ DỰ TRỮ BẮT BUỘC

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 108/QĐ-NH5 ngày 09-6-1992 ban hành "Qui chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng" và Quyết định số 117/QĐ-NH1 ngày 26-6-1992 về "Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng". Ngân hàng Nhà nước Trung ương hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể việc thực hiện như sau:

1. Đối tượng thi hành qui chế dự trữ bắt buộc gồm tất cả các Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng đầu tư và phát triển được cấp giấy phép hoạt động mới hoặc đang trong thời gian điều chỉnh về tổ chức và hoạt động để được cấp giấy phép mới (gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam) có huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam.

- Các hợp tác xã tín dụng ở nông thôn, công ty tài chính trước mắt tạm thời chưa phải thực hiện qui định về dự trữ bắt buộc.

- Trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng bảo tồn hoặc phá sản, trong thời gian chưa chấm dứt hoạt động, tuỳ trường hợp cụ thể Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét chấp thuận cho tổ chức tín dụng đó được rút một phần hoặc toàn bộ tiền dự trữ bắt buộc.

2. Đối với các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi bằng ngoại tệ trong thời gian chưa có qui chế riêng, việc thực hiện dự trữ bắt buộc cũng theo tỷ lệ 10% tính trên số dư tiền gửi ngoại tệ huy động được. Tiền dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ gửi tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc tại một ngân hàng do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền bằng văn bản vào một tiểu khoản riêng trong tài khoản tiền dự trữ bắt buộc, không được dự trữ bắt buộc bằng đồng ngoại tệ và ngược lại.

3. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, nơi trung tâm hoặc trung tâm kiêm hội sở tổ chức tín dụng mở tài khoản chính, nay mở thêm một tài khoản tiền dự trữ bắt buộc cho tổ chức tín dụng đó. Tài khoản này sử dụng chung cho các trường hợp dưới và trên mức 35%.

Các chi nhánh trực thuộc của tổ chức tín dụng không phải mở tài khoản tiền dự trữ bắt buộc.

4. Căn cứ để tính dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là tiền gửi hoặc có tính chất tiền gửi thể hiện trên bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp của tổ chức tín dụng (tức là gồm hoạt động của trung tâm, các hội sở và các chi nhánh trực thuộc).

Các loại tiền gửi và có tính chất tiền gửi sau đây là căn cứ để tính dự trữ bắt buộc:

- Tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân (kể cả tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của Tổng Cty Vàng bạc, đá quý).

- Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân.

- Tiền gửi chuyên dùng của các tổ chức kinh tế.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của dân cư.

- Các khoản tiền quản lý, giữ hộ.

- Trái phiếu, kỳ phiếu dưới 1 năm.

Cụ thể, gồm: các tài khoản cấp I, từ 30 đến 35 và tài khoản 37; các tài khoản cấp II gồm 660, 780 (hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng ban hành theo quyết định số 104/NH-QĐ ngày 10-8-1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

5. Các tính số tiền dự trữ bắt buộc:

5.1. Tính theo công thức:

Số tiền dự trữ bắt buộc tháng này

=

Số tiền gửi bình quân tháng trước

x

Tỷ lệ dự trữ
bắt buộc

5.2. Các tính số dư tiền gửi bình quân tháng trước.

Trong thời gian trước mắt, lấy số dư có tài khoản nói tại điểm 4 của bảng cân đối tài khoản kế toán tháng trước, để tính theo công thức: số đầu tháng cộng số cuối tháng, chia cho 2.

Ví dụ: tổ chức tín dụng A có số dư các tài khoản tiền gửi nói tại điểm 4. 2. trên đây, số đầu tháng 7-92 là: 12 tỷ 400 và số cuối tháng 7-92 là 13 tỷ 200.

Như vậy, tổng số dư tiền gửi bình quân trong tháng 7-1992 của tổ chức tín dụng A có:

12 tỷ 400 + 13 tỷ 200

 

 

 

=

12 tỷ 800

2

 

 

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10% thì số dư có tài khoản tiền dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng A tháng 8-1992 phải là:

12 tỷ 800

 

 

 

 

x 10

=

1 tỷ 28

100

 

 

 

[...]