Thông báo hiệu lực về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và khoáng sản giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út
Số hiệu | 18/2011/TB-LPQT |
Ngày ban hành | 10/04/2010 |
Ngày có hiệu lực | 26/02/2011 |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Vương quốc Ả-rập xê-út |
Người ký | Vũ Huy Hoàng,Ali I. Al-Naimi |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
NGOẠI GIAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2011/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2011 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ả-rập Xê-út về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và khoáng sản, ký tại Riyadh ngày 10 tháng 4 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 02 năm 2011.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao lục Nghị định thư theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ả-rập Xê-út (sau đây được gọi tắt là “các Bên”),
Mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước và hỗ trợ cho các hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai nước phù hợp với những nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi và hợp tác lâu dài;
Nỗ lực phát triển quan hệ hợp tác với nhau trong các lĩnh vực dầu khí và khoáng sản;
Thừa nhận tầm quan trọng của các lĩnh vực hợp tác trong các ngành nêu trên và tìm kiếm biện pháp và cách thức thực hiện hợp tác vì lợi ích của các Bên, phát triển kinh tế của mỗi nước và hướng tới tăng cường yếu tố tích cực trong nền kinh tế thế giới, phù hợp với những quy định và luật pháp hiện hành của mỗi bên,
Đã nhất trí như sau:
Điều 1. Hai Bên sẽ nỗ lực thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa hai nước trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau trong các lĩnh vực sau đây:
1. Trao đổi thông tin và các phân tích liên quan đến thị trường dầu lửa thế giới và những biện pháp nhằm đạt được sự ổn định của các thị trường này.
2. Trao đổi các chuyến thăm và tổ chức các cuộc họp giữa đại diện các ngành công nghiệp dầu khí và khoáng sản tại hai nước nhằm hướng tới xác định những dự án đầu tư lẫn nhau trong các ngành công nghiệp này cũng như những ngành công nghiệp khác có liên quan tới các hoạt động dầu khí và lọc dầu.
3. Hợp tác kỹ thuật giữa các hãng và công ty tương ứng của mỗi nước trong việc thực hiện những dự án chung đã thỏa thuận trong các lĩnh vực dầu khí gas và khoáng sản theo các nguyên tắc về tính khả thi, lợi ích kinh tế cũng như khả năng thương mại.
4. Hợp tác trong việc thiết lập đối thoại giữa những nước sản xuất và tiêu thụ năng lượng trong các vấn đề liên quan và sử dụng những công cụ lợi thế bao gồm những lợi thế của “Diễn đàn năng lượng quốc tế” nhằm mục đích ổn định các thị trường năng lượng, phát triển nền kinh tế thế giới và đạt được sự thịnh vượng.
5. Phát triển những nghiên cứu chung trong các lĩnh vực dầu khí và khoáng sản.
Điều 2. Trong việc triển khai thực hiện hợp tác trong các lĩnh vực được quy định tại Điều 1 của Nghị định thư này, các bên sẽ nỗ lực:
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các công ty liên doanh có trách nhiệm thực hiện những dự án trong tương lai theo thỏa thuận của các hãng và công ty tương ứng ở hai nước trong những lĩnh vực dầu khí và khoáng sản và cơ sở hạ tầng liên quan.
2. Cùng tiến hành nghiên cứu khoa học nhằm mục đích nâng cao tiêu chuẩn công nghệ và ứng dụng trong các lĩnh vực thăm dò, chiết xuất, sản xuất, lọc dầu, lưu chứa, phân phối, buôn bán, vận chuyển và tận dụng các sản phẩm dầu khí và những chất chiết xuất.
3. Trao đổi thông tin liên quan đến các bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực lọc và chiết xuất hydrocarbon.
4. Trao đổi dữ liệu, thông tin, và số liệu thống kê liên quan đến hoạt động thăm dò, chiết xuất và thăm dò các nguồn khoáng sản cũng như việc vận chuyển và sản xuất chúng.
5. Trao đổi thông tin liên quan đến việc kiểm soát đầu tư khai khoáng cũng như công tác quản lý, an toàn và đánh giá trữ lượng khoáng sản.
6. Trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí và khoáng sản nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực.