Thông báo 69/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015) do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 69/TB-VPCP
Ngày ban hành 31/03/2021
Ngày có hiệu lực 31/03/2021
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Sỹ Hiệp
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI CUỘC HỌP LẦN THỨ 2 CỦA BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN VÀ XUẤT BẢN LỊCH SỬ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM (1945-2015)

Ngày 23 tháng 3 năm 2021 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam đã chủ trì cuộc họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Sử học Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam đã kết luận như sau:

Lịch sử Chính phủ Việt Nam là bộ sử quan trọng, phải triển khai cẩn trọng, kỹ càng về nội dung biên soạn. Các tư liệu lịch sử cần được ghi lại một cách trung thực, khách quan, phản ánh đúng lịch sử, có sự tham gia của nhiều nhân chứng lịch sử, chú trọng nêu bật thành tựu của Chính phủ trong mỗi nhiệm kỳ, nêu bật niềm tự hào về một Chính phủ đoàn kết, thống nhất, do dân, vì dân, trung thành với Tổ quốc..., vì vậy công tác sưu tầm tư liệu cần được triển khai sớm.

1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan liên quan:

- Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý, đặc biệt là thành viên Chính phủ trong các thời kỳ về nội dung dự thảo mỗi tập; Sớm có kế hoạch gặp gỡ, phỏng vấn, ghi hình các nhân chứng lịch sử; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tập hợp tư liệu, ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ, thông tin, tuyên truyền, giảm chi phí in ấn, phát hành bản giấy; bảo đảm tiến độ đề ra, chậm nhất đến hết năm 2022 phải hoàn thành nhiệm vụ.

- Giao Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng bộ phim tài liệu về Lịch sử Chính phủ Việt Nam; Giao Thông tấn xã Việt Nam xây dựng bộ sách ảnh về Lịch sử Chính phủ Việt Nam.

2. Ngay sau khi bàn giao Chính phủ khóa mới, yêu cầu Bộ Nội vụ trình ngay đề nghị kiện toàn Ban Chỉ đạo, rà soát, kịp thời bổ sung thành viên, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo đã nghỉ hưu, đã chuyển công tác khác..., bảo đảm thực hiện đúng quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ biên soạn, xuất bản Bộ Lịch sử Chính phủ Việt Nam.

- Về kiến nghị bổ sung 01 ủy viên Ban Chỉ đạo thuộc Văn phòng Chính phủ, có chuyên môn báo chí tham gia Ban Chỉ đạo: Khi kiện toàn Ban Chỉ đạo mới, việc bổ sung cán bộ có chuyên môn như đề xuất tham gia Ban Chỉ đạo là cần thiết.

- Về kiến nghị Tổng Thư ký làm việc theo chế độ chuyên trách: Giao Bộ Nội vụ có văn bản đề xuất cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Về kiến nghị kéo dài Bộ Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015) đến năm 2020 để bảo đảm tính thời sự: Việc kéo dài thêm một nhiệm kỳ cần có Quyết định mới, Chính phủ khóa tới sẽ xem xét sau.

- Về kiến nghị huy động thêm các nguồn tài trợ hợp pháp khác để hoàn thiện phim tài liệu và sách ảnh về Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Theo ý kiến của Bộ Tài chính, ngân sách Nhà nước sẽ bảo đảm để thực hiện tốt các nhiệm vụ biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam trên tinh thần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

3. Về kinh phí:

Giao Bộ Tài chính bố trí kinh phí triển khai thực hiện, bảo đảm đúng quy định.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: TC, KHCN, NV;
- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam;
- Đài Truyền hình Việt Nam;
- Thông tấn xã Việt Nam;
- Hội Sử học Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Các Vụ: KTTH, TH.
- L
ưu: VT, KGVX (3) BH.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Sỹ Hiệp