Thông báo số 60/TB về ý kiến của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về những việc phải làm gấp để thực hiện chính sách tiền lương do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 60/TB
Ngày ban hành 25/07/1996
Ngày có hiệu lực 25/07/1996
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Lê Xuân Trinh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 60/TB

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 1996

 

THÔNG BÁO

CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 60/TB NGÀY 25THÁNG 7 NĂM 1996 VỀ Ý KIẾN CỦA THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT VỀ NHỮNG VIỆC PHẢI LÀM GẤPĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG

Ngày 9 tháng 7 năm 1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phó thủ tướng PhanVăn Khải đã họp với các Bộ: Lao đông - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kếhoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương và TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam để bàn phương hướng giải quyết tiền lương năm 1997và các năm tới.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộivà ý kiến của các cơ quan liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến như sau:

- Từ khi thực hiện chính sáchtiền lương mới đến nay, giá cả sinh hoạt tăng lên đã làm cho tiền lương thực tếgiảm sút, đời sống của những người hưởng lương và trợ cấp gặp khó khăn.

- Trật tự trong lĩnh vực tiềnlương vẫn không được thiết lập. Các Bộ, ngành, địa phương còn sử dụng nhiềunguồn khác để bổ sung, tăng thu nhập ngoài tiền lương và phân phối bình quântrong đơn vị làm cho thu nhập tách khỏi thang giá trị của những người lao độngtrong khu vực hành chính, sự nghiệp. Trong các doanh nghiệp Nhà nước, tiềnlương và thu nhập chưa gắn với năng suất, hiệu quả, tạo ra sự chênh lệch lớn vềthu nhập, gây bất công bằng xã hội.

- Biên chế và bộ máy các cơ quanhành chính, sự nghiệp chưa được tinh giản, sắp xếp theo hướng tích cực làm chocác đối tượng trả lương, trả trợ cấp, quỹ lương và các khoản chi có tính chấtlương từ ngân sách Nhà nước ngày càng tăng.

Tình hình trên đặt ra yêu cầuphải giải quyết vấn đề tiền lương trong năm 1997 và tiếp tục thực hiện cải cáchchính sách tiền lương đến năm 2000. Cải cách chính sách tiền lương phải thựchiện đồng bộ với cải cách hành chính và việc xã hội hoá một số lĩnh vực sựnghiệp, tiền lương và thu nhập phải gắn với năng suất lao động, hiệu quả côngtác.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cácBộ, ngành, địa phương triển khai gấp một số công việc sau đây:

1. Ban chỉ đạo cải cách chínhsách tiền lương Nhà nước trên cơ sở điều tra, phân tích kỹ và toàn diện thựctrạng tiền lương, trợ cấp và thu nhập từ sau cải cách năm 1993 trong khu vựchành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, người nghỉ hưu, người hưởng chínhsách có công, chính sách xã hội và trong các doanh nghiệp Nhà nước, chuẩn bịphương án tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ này đến năm 2000và phương án giải quyết tiền lương năm 1997 trình Thường trực Chính phủ để kịpthời xin ý kiến Bộ Chính trị và Quốc hội.

2. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủphối hợp với Ban cải cách hành chính quốc gia báo cáo thực trạng và phươnghướng tiếp tục sắp xếp, cải tổ bộ máy, biên chế gắn với cải cách chính sáchtiền lương, cải cách hành chính trong các cơ quan hành chính và sự nghiệp.

3. Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ báo cáo tình hình và phương hướngsắp xếp tổ chức, biên chế, tiền lương trong lực lượng vũ trang.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có trách nhiệm cung cấp tình hình và số liệu về tổ chức,biên chế, thu nhập của đơn vị theo yêu cầu của Ban chỉ đạo cải cách chính sáchtiền lương, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Ban cải cách hành chính quốc giađể thực hiện các nhiệm vụ nói trên.

Các báo cáo trên đây phảihoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 8 năm 1996.

 

Lê Xuân Trinh

(Đã ký)

 

3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ