Thông báo 445/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sau khi thị sát tình hình thiệt hại và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 10 tại tỉnh Hà Tĩnh do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 445/TB-VPCP
Ngày ban hành 20/09/2017
Ngày có hiệu lực 20/09/2017
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Cao Lục
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 445/TB-VPCP

Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2017

 

THÔNG BÁO

KT LUN CA THNG CHÍNH PH NGUYN XUÂN PHÚC SAU KHI TH SÁT TÌNH HÌNH THIT HI VÀ CH ĐO CÔNG TÁC KHC PHC HU QU BÃO S 10 TI TNH HÀ TĨNH

Ngày 16 tháng 9 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp thị sát tình hình thiệt hại và làm việc với tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 10 tại tỉnh Hà Tĩnh. Cùng dự buổi làm việc có Bộ trưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí trong thường vụ Tỉnh ủy, Hi đồng nhân dân, Ủy ban ban nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Công Thương, Công an, Phó Tư lệnh Quân khu 4, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Sau khi nghe báo cáo của tỉnh, ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, ý kiến đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh và đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành, cơ quan có liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận, chỉ đạo như sau:

1. Về công tác ứng phó:

Bão số 10 là cơn bão mạnh đổ bộ vào khu vực miền Trung, trực tiếp là vào Hà Tĩnh và Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất ngoài khơi cấp 12 - 13, giật cấp 14 - 15; khi đổ bộ vào đất liền vẫn mạnh cấp 11, giật cấp 14 - 15; bão đã gây nước biển dâng cao, sóng lớn, đồng thời mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn, dẫn tới ngập úng cục bộ tại một số khu vực thấp trũng. Công tác dự báo bão và thông tin đến người dân kịp thời, tương đối chính xác.

Các cơ quan ở trung ương và địa phương, trong đó cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời với nhiều biện pháp cụ thể, sáng tạo; hệ thống phòng chống thiên tai từ trung ương tới cơ sở được phát huy, làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc sát sao, kịp thời; phát huy sáng tạo phương châm “bốn tại chỗđược người dân và toàn hệ thống chính trị tự giác nhận thức và hành động; công tác ứng phó chủ động, đặc biệt đã kêu gọi, hướng dẫn hàng nghìn phương tiện, tàu thuyền di chuyển tránh trú, kịp thời tổ chức sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, người dân chủ động chằng chống nhà cửa qua đó đã góp phần giảm thiểu được thiệt hại.

Tuy nhiên, đây là cơn bão rất mạnh, đổ bộ trực tiếp, thiệt hại vẫn còn khá lớn, nhất là về nhà cửa, tài sản của nhân dân (với trên 62.000 nhà bị tốc mái) và các công trình cơ sở hạ tầng như đê điều, thủy lợi, hệ thống điện, thông tin truyền thông, giao thông vận tải,...

Ngay sau bão, tỉnh Hà Tĩnh và các Bộ, ngành đã chủ động chỉ đạo, triển khai công tác khắc phục hậu quả kịp thi, có hiệu quả, chủ động dọn vệ sinh môi trường, bảo đảm giao thông đi lại trên trục chính, từng bước khôi phục cấp điện trở lại,... an ninh trật tự trên địa bàn được đảm bảo.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, toàn bộ hệ thống chính trị ở các địa phương, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động chỉ đạo, xử lý kịp thời, sáng tạo các tình hung cụ thể, công tác thông tin truyền thông được phát huy hiệu quả, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra.

2. Một số nhiệm vụ cấp bách thời gian tới:

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Hà Tĩnh nêu cao tinh thn quật cường, vươn lên từ đnát, tiếp tục tập trung chỉ đạo, cùng với sự htrợ của các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên tổ chức tốt việc sớm đưa người dân trở về ổn định cuộc sống bình thường, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn.

- Trước hết, hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc tập trung bảo đảm cuộc sống tối thiểu của nhân dân, không được để người dân thiếu đói, thiếu các nhu yếu phẩm, không có nơi trú ngụ, nhất là đối với khu vực bị thiệt hại lớn ven biển như thị xã Kỳ Anh, các huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên.

- Tỉnh cần có kế hoạch cụ thể huy động lực lượng quân đội, công an và các lực lượng khác hỗ trợ nhân dân sửa chữa, dựng lại nhà cửa, trường học, cơ sở y tế để bảo đảm chỗ ở, nơi khám chữa bệnh cho người dân, đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở triển khai các biện pháp cn thiết đảm bảo vệ sinh môi trường sau bão, lũ, không để nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

- Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Quân khu 4 bố trí tăng cường lực lượng quân đội hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tập trung hỗ trợ nhân dân sửa chữa, dựng lại nhà cửa, vệ sinh đường phố, sửa chữa trường lớp,...

- Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị ngành điện tập trung khôi phục ngay hệ thống điện, có phương án huy động nguồn điện, đảm bảo sớm trở lại hoạt động bình thường, có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân, hoàn thành trước ngày 22 tháng 9 năm 2017; chỉ đạo kiểm tra, vận hành an toàn, hiệu quả các hchứa thủy điện, góp phần ct giảm lũ cho hạ du.

- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo khắc phục nhanh các sự cố trên các tuyến giao thông, bảo đảm giao thông thông sut, nhất là trên các tuyến quốc lộ, tuyến đường sắt Bắc Nam, kịp thời hỗ trợ địa phương khắc phục sự ctrên các trục giao thông chính.

- Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo lực lượng công an các địa phương bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn sau bão, lũ, không đtình hình phức tạp xảy ra; sẵn sàng huy động lực lượng đhỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão s10 theo đề nghị của địa phương.

- Bộ Y tế hỗ trợ cơ số thuốc dự phòng cần thiết, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và lực lượng y tế cơ sở triển khai lực lượng tổ chức khám chữa bệnh, hướng dẫn người dân bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho người và vật nuôi sau khi lũ rút.

- Các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự c, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tiếp tục theo dõi sát diễn biến thời tiết đdự báo cảnh báo, chủ động chỉ đạo triển khai ứng phó kịp thời, nhất là trong thời gian tới là cao điểm bão, lũ ở khu vực Trung Bộ.

3. Về các kiến nghị:

- Đồng ý Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác dự báo, chỉ đạo, triển khai phòng, chống, ứng phó với bão số 10.

- Đồng ý hỗ trợ gạo cho tỉnh Hà Tĩnh để cứu đói cho các hộ bị ảnh hưởng của bão, có nguy cơ thiêu đói. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh rà soát, xác định cụ thể nhu cầu, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng; giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương khẩn trương xử lý cụ thể việc xuất cấp theo đúng quy định.

- Đồng ý hỗ trợ trực tiếp 40 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng lại 02 cột phát sóng truyền hình tại huyện Hương Khê và thị xã Kỳ Anh bị đ, gãy do bão s10 vừa qua.

- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xử lý hoặc đề xuất xử lý việc hỗ trợ giống lúa, giống rau cho tỉnh Hà Tĩnh để hỗ trợ người dân, bảo đảm mùa vụ.

- Trước mắt, tỉnh chđộng tạm ứng ngân sách của địa phương triển khai thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ cho người dân theo quy định. Giao Ban Chỉ đo Trung ương về phòng chống thiên tai tổng hợp thiệt hại do ảnh hưởng của bão so 10 tại các địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan khẩn trương rà soát, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ đxuất phương án xử lý hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại nặng, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh khắc phục hậu quả bão số 10.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 

[...]