Thông báo 26/TB-BCĐ năm 2020 về kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Ngô Văn Quý - Trưởng Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thành phố Hà Nội (tại Phiên họp số 66)

Số hiệu 26/TB-BCĐ
Ngày ban hành 02/10/2020
Ngày có hiệu lực 02/10/2020
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Vũ Đăng Định
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/TB-BCĐ

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2020

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ NGÔ VĂN QUÝ - TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(tại Phiên họp số 66)

14h00 ngày 30/9/2020, tại trụ sở UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo Thành phố) đã tổ chức họp Phiên thứ 66 nghe các đơn vị báo cáo về tình hình triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố. Dự họp tại điểm cầu Thành phố có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Thành phố. Tại điểm cầu địa phương có Giám đốc các bệnh viện của Thành phố; Lãnh đạo UBND quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, các thành viên Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.

Sau khi nghe Sở Y tế báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý - Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố chỉ đạo như sau:

I. Thông tin về tình hình dịch bệnh

1. Trên Thế giới

- Từ ngày 22-30/9/2020 (08 ngày) thế giới có thêm 2.335.192 ca mắc, 42.800 ca tử vong. Số ca mắc mới và tử vong vẫn ở mức cao, trung bình một ngày ghi nhận 291.899 ca mắc và 5.350 ca tử vong. Số tử vong vì COVID-19 đã vượt 1 triệu người. Tại châu Á, Ấn Độ là quốc gia có số ca mắc nhiều nhất châu lục với hơn 6 triệu người. Đông Nam Á có Philippines và Indonesia diễn biến dịch bệnh phức tạp hơn. Theo thông tin đại chúng thì tại Indonesia và Philippines trung bình 1 ngày có trên 3.000 ca mắc COVID-19 mới, số lượng lớn hơn nhiều so với thời gian trước.

- Lũy tích đến nay toàn thế giới ghi nhận 33.843.974 ca mắc và 1.012.657 ca tử vong.

2. Tại Việt Nam

Đứng thứ 165 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới về số ca mắc bệnh. Hiện nay dịch bệnh tại nước ta đã được kiểm soát và đã qua 26 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng. Lũy tích đợt 3 (từ ngày 25/7 đến nay), có 678 ca mắc và 35 ca tử vong. Trong đó 551 ca ngoài cộng đồng và 127 ca nhập cảnh được cách ly tập trung.

3. Tại Hà Nội

- Từ ngày 17/8 đến nay đã 44 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng, trong tuần ghi nhận 01 trường hợp dương tính đã được cách ly và điều trị ngay sau khi nhập cảnh. Cơ bản các địa phương đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch luôn chủ động và sẵn sàng khi có tình huống xảy ra, thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Lũy tích đợt 3 (từ ngày 25/7 đến nay), có 43 ca mắc COVID-19. Trong đó 11 ca ngoài cộng đồng và 32 ca được cách ly ngay khi nhập cảnh.

Công tác phòng, chống dịch bệnh cơ bản đã được các đơn vị thực hiện tốt, Ban Chỉ đạo Thành phố hoan nghênh các sở, ban ngành; các quận, huyện, thị xã đã tích cực triển khai trong tuần qua, cần tiếp tục thực hiện tốt trong thời gian tới.

Về tồn tại, hạn chế: Một bộ phận người dân vẫn chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là không đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Một số đơn vị vắng lãnh đạo, không tham dự cuộc họp Ban chỉ đạo Thành phố; cụ thể các Ban Chỉ đạo của các quận, huyện sau: Hà Đông, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa; việc này thể hiện rõ tính chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh.

II. Nhiệm vụ trong thời gian ti

Trên thế giới tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, Việt Nam và Hà Nội đã kim soát được dịch bệnh, tuy nhiên vẫn còn các nguồn lây bệnh: (1) Bệnh nhân mắc COVID-19 đã được chữa khỏi vẫn có nguy cơ tái nhiễm; (2) Người nhập cảnh vào Việt Nam, Hà Nội khi hết thời gian cách ly, ra ngoài cộng đồng vẫn có khả năng lây nhiễm; (3) Người nhập cảnh trái phép từ nước ngoài vào Thành phố, người nhập cảnh không thực hiện nghiêm túc cách ly y tế theo quy định. Do đó, các đơn vị cần tăng cường thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới.

Cụ thể Ban Chỉ đạo Thành phố giao các đơn vị:

1. UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn

Thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ và văn bản chỉ đạo UBND Thành phố về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cụ thể:

- Tuyên truyền, vận động, kiểm tra thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, địa điểm công cộng và phương tiện giao thông công cộng. Hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, hạn chế tổ chức các sự kiện đông người; trường hợp cần thiết, do cấp ủy, chính quyền quyết định và phải đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, có giám sát của cơ quan y tế.

- Tập trung hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa bàn tập trung đông dân cư, các khu vực thường xuyên có tập trung đông người, trường học, khu công nghiệp, chợ, siêu thị, nhà hàng ăn uống, cà phê giải khát, Bar, Karaoke, nhà hàng vũ trường, cơ sở cách ly...

- Từng cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn phải có phương án cụ thể và thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch theo các tiêu chí do Bộ Y tế quy định. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị và trong phạm vi quản lý. Thường xuyên nhắc nhở các biện pháp phòng, chống dịch, khi có dấu hiệu nhiễm bệnh cần đến khai báo cơ quan y tế để được hướng dẫn kịp thời.

- Chủ động phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, các đơn vị quản lý các cơ sở cách ly tập trung thực hiện nghiêm các quy định về quản lý đối với người nhập cảnh.

- Trường hợp xuất hiện dịch bệnh, cần tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp khoanh vùng dập dịch nhanh gọn, cách ly triệt để, xét nghiệm ngay ở phạm vi cần thiết, kịp thời truy vết nhanh, bảo đảm ngăn chặn, kiên quyết không để dịch lây lan trên diện rộng.

- Có văn bản chỉ đạo triển khai cụ thể ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

2. Sở Y tế

- Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; các biện pháp xử lý cấp bách khi xuất hiện ổ dịch trên địa bàn; đề xuất quản lý chặt chẽ các khu cách ly tập trung.

[...]