SẮC LỆNH
CỦA
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 50/SL NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 1949 VIỆC
TỔ CHỨC BỘ QUỐC PHÒNG
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 57 ngày 3-5-46
quy định tổ chức các Bộ,
Chiếu Sắc lệnh số 34 ngày
25-3-1946 và sắc lệnh số 35-SL ngày 15-3-1947 tổ chức Bộ Quốc phòng;
Chiểu Sắc lệnh số 47-SL ngày
1-5-1947 và sắc lệnh số 14-SL ngày 12-3-1949 tổ chức Bộ tổng Tư lệnh Quân đội
Quốc gia và Dân quân Việt Nam;
Chiểu Sắc lệnh số 256-SL/M ngày
5-8-1947 ấn định quyền hạn và danh vị ông tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và Dân
quân Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam;
Theo Hội đồng Chính phủ đã quyết
nghị và khi Ban Thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA
SẮC LỆNH:
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1
Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ:
1- Tổ chức và quản trị quân đội
và các cơ quan Quốc phòng.
2- Điều khiển các cơ quan sản xuất
Quốc phòng.
Điều 2
1- Ông Tổng Tư lệnh phụ trách chỉ
huy quân đội và Dân quân Việt Nam.
2- Sử dụng các cơ quan giúp việc
chỉ huy.
3- Quyết định việc điều động và
sử dụng các sản phẩm.
Điều 3
Bộ Quốc phòng gồm có những cơ
quan sau này:
1- Các cơ quan trực tiếp giúp việc
Bộ trưởng:
Văn phòng và Sự vụ
2- Các Nha chuyên việc sản xuất.
3- Bộ Tổng Tham mưu và các Cục
giúp về việc chỉ huy.
Điều 4
Bộ Quốc phòng có một đoàn Thanh
tra do một Tổng Thanh tra điều khiển và các Thanh tra giúp việc. Tổng Thanh tra
Quân đội và các Thanh tra Quân đội thuộc quyền sử dụng của ông Tổng Tư lệnh.
Ngoài ra ông Tổng Tư lệnh có một
số tham nghị Quân sự giúp việc do Tổng Tư lệnh bổ nhiệm.
CHƯƠNG 2
VĂN PHÒNG VÀ SỰ VỤ
Điều 5
Trong việc điều khiển và quản trị
các Nha, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có một Đổng lý Sự vụ trực tiếp giúp việc.
Điều 6
Trong việc tổ chức và quản trị
quân đội cùng các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, trừ các Nha, Nộ trưởng Bộ Quốc
phòng có một Đổng lý Quân vụ trực tiếp giúp việc.
Điều 7
Văn phòng ông Tổng Tư lệnh, đặt
dưới quyền điều khiển của một Chánh Văn phòng. Văn phòng này có nhiệm vụ giúp Tổng
Tư lệnh phối hợp quân sự và chính trị trong sự chỉ huy.
Điều 8
Tổ chức các cơ quan Sự vụ và
Quân vụ sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ấn định.
CHƯƠNG 3
CÁC NHA
Điều 9
Các Nha gồm có:
1- Nha Quân giới
2- Nha Quân Nhu
3- Nha Quân Dược
Điều 10
Nha Quân giới có nhiệm vụ cung cấp
và sản xuất vũ khí, đạn dược, chiến cụ.
Điều 11
Nha Quân nhu có nhiệm vụ cung cấp
và sản xuất quan trang, quân dụng.
Điều 12
Nha Quân Dược có nhiệm vụ cung cấp
và sản xuất dược phẩm, dụng cụ Y tế.
Điều 13
Tổ chức các Nha sẽ do Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng ấn định.
CHƯƠNG 4
TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG VÀ CHÍNH TRỊ CỤC TRƯỞNG
Điều 14
Tổng tham mưu trưởng trực tiếp
giúp tổng Tư lệnh trong việc định kế hoạch tác chiến.
Tổng Tham mưu trưởng điều khiển
Bộ Tổng tham mưu.
Điều 15
Chính trị Cục trưởng trực tiếp
giúp Tổng tư lệnh trong việc định kế hoạch công tác chính trị trong quân đội và
các Cục.
Chính trị Cục trưởng điều khiển
Cục Chính trị.
CHƯƠNG 5
CÁC CỤC
Điều 16
Ngoài Bộ Tổng tham mưu và Cục
Chính trị đã nói trong 2 điều 14 và 15, Bộ Quốc phòng gồm có :
1- Cục Dân quân
2- Cục Quân huấn
3- Cục Quân chính
4- Cục Quân pháp
5- Cục Tình báo
6- Cục Pháo binh
7- Cục Công binh
8- Cục Quân giới
9- Cục Quân nhu
10- Cục Quân y
11- Cục Thông tin liên lạc
12- Cục Vận tải.
Mỗi Cục sẽ do một Cục trưởng điều
khiển.
Điều 17
Cục Dân quân giúp ý kiến trong
việc tổ chức và lãnh đạo Dân quân.
Điều 18
Cục Quân huấn có nhiệm vụ đào tạo
và bổ túc cán bộ trong quân đội.
Điều 19
Cục Quân chính có nhiệm vụ
nghiên cứu và đề nghị quy tắc quân đội, theo rõi mọi việc nhân sự trong quân đội
và nghiên cứu việc huy động nhân lực kháng chiến.
Điều 20
Cục Tình báo có nhiệm vụ điều
tra tình hình địch, thu thập tin tức, đề phòng và đối phó với hoạt động gián điệp
của địch.
Điều 22
Cục Pháp binh có nhiệm vụ tổ chức
binh chủng Pháo binh và giúp ý kiến trong việc chỉ huy binh chủng ấy.
Điều 23
Cục Công binh có nhiệm vụ tiếp tế,
phân phối dụng cụ cho quân đội, tổ chức binh chủng Công binh và giúp ý kiến
trong việc chỉ huy binh chủng ấy.
Điều 24
Cục Quân giới có nhiệm vụ tổ chức
việc tiếp tế, phân phối và giữ gìn vũ khí, đạn dược, chiến cụ v.v...
Điều 25
Cục Quân nhu có nhiệm vụ :
a- Tổ chức việc tiếp tế, phân phối
và giữ gìn quân trang, quân lương, quân dụng.
b- Phụ trách mọi việc kế toán
quân nhu trong quân đội
Điều 26
Cục Quân y có nhiệm vụ tổ chức
việc Y tế và Thú y trong quân đội.
Điều 27
Cục Thông tin liên lạc có nhiệm
vụ tổ chức việc thông tin liên lạc trong quân đội về mọi ngành.
Điều 28
Cục Vận tải có nhiệm vụ tổ chức
việc vận tải trong Quân đội về mọi mặt.
Điều 29
Tổ chức Bộ tổng tham mưu và các
Cục sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ấn định, sau khi ý hiệp cùng Tổng tư lệnh.
CHƯƠNG 6
THI HÀNH
Điều 30
Các Sắc lệnh số 34 ngày
23-3-1946, số 35-SL ngày 15-3-1947 và số 47-SL ngày 1-5-1947, và những điều khoản
trong sắc lệnh cũ, trái với sắc lệnh này, đều bãi bỏ.
Điều 31
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng
Tư lệnh Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam chiểu sắc lệnh thi hành.