ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
747/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 3 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CƠ QUAN CẤP HUYỆN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định
số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát
thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị
bãi bỏ trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan cấp
huyện.
Điều 2. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cập nhật thủ tục hành chính
được công bố tại Quyết định này vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định;
Điều 3. Hạt
Kiểm lâm các huyện, thị xã và thành phố Huế có trách nhiệm:
1. Niêm yết công khai thủ tục hành
chính mới ban hành tại trụ sở cơ quan và trên Trang Thông
tin điện tử của đơn vị;
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
Quyết định này có hiệu lực, hoàn thành việc cấu hình thủ tục hành chính trên phần
mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung;
3. Thực hiện giải quyết thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cục KSTTHC (VP Chính phủ) (gửi
qua mạng);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh (gửi
qua mạng);
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố (gửi qua mạng);
- VPUB: CVP, các PCVP, các CV;
- Lưu: VT, CCHC, NN, HCC.
|
CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC LÂM
NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
CƠ QUAN CẤP HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số
747/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2019 Chủ tịch UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Thời
hạn giải quyết
|
Địa
điểm thực hiện
|
Phí,
lệ phí (đồng)
|
Tên
VBQPPL quy định TTHC
|
I
|
Thủ tục hành chính mới ban hành
|
1
|
Xác nhận bảng kê lâm sản
|
03 ngày làm việc hoặc 07 ngày làm việc
|
HKL
cấp huyện
|
Không
|
Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày
16/11/2018 về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
|
II
|
Thủ tục hành chính bị bãi bỏ
|
1
|
Xác nhận của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đối với lâm sản xuất ra có nguồn gốc khai thác
hợp pháp trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và lâm sản
sau xử lý tịch thu
|
2
|
Xác nhận của Hạt Kiểm lâm các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đối với
cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ và cây xử lý tịch thu
thuộc phạm vi quản lý của Hạt Kiểm lâm (đối với các khu rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ có Hạt Kiểm lâm thuộc tỉnh)
|
3
|
Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với: lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc từ rừng tự
nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu; lâm sản sau chế biến
lâm sản sau chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch
thu; lâm sản vận chuyển nội bộ giữa các điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; động vật rừng được gây nuôi trong nước; bộ
phận, dẫn xuất của chúng
|
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Tên thủ tục: Xác nhận bảng kê
lâm sản
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến
Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
Bước 2: Hạt Kiểm lâm cấp huyện tiếp
nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu
cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Hạt Kiểm lâm cấp huyện xác nhận bảng kê lâm sản
hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không xác
nhận và nêu rõ lý do;
- Trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm
sản, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Hạt Kiểm lâm cấp
huyện thông báo cho chủ lâm sản.
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể
từ ngày thông báo, tiến hành xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản; trường hợp
phức tạp. việc xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện không quá 05
ngày làm việc.
+ Kết thúc xác
minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản, Hạt Kiểm lâm cấp huyện lập biên bản kiểm tra
lâm sản theo Mẫu số 05 ban kèm theo
Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể
từ ngày kết thúc xác minh, Hạt Kiểm lâm cấp huyện xác nhận bảng kê lâm sản và
trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp
không xác nhận và nêu rõ lý do.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Hạt Kiểm lâm cấp huyện
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết
quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
b. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến
hoặc qua đường bưu điện tại Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ
- Bản chính bảng kê lâm sản theo mẫu số 01, 03, 04
ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.
- Hồ sơ nguồn gốc lâm sản;
- Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài
chính (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc hoặc 07 ngày làm việc (đối với trường hợp việc xác
minh phức tạp)
e. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức, cá nhân
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Hạt Kiểm lâm cấp huyện
g. Phí, lệ phí: Không.
h. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có
Mẫu
số 01, 03, 04 kèm theo Thông tư số
27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018
i. Kết
quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận bảng kê lâm
sản
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC:
- Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong
nước chưa chế biến.
- Thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế
biến.
- Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất
của động vật rừng có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên hoặc gây nuôi trong nước;
động vật rừng, sản phẩm của động vật rừng nhập khẩu thuộc Danh mục thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
l. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày
16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy
xuất nguồn gốc lâm sản.
Mẫu số
01. Bảng kê lâm sản (áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Tờ số:…../Tổng số tờ…….
BẢNG
KÊ LÂM SẢN
(Áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ)(1)
Số:…./....(2)
Thông tin chung:
Tên chủ lâm sản:……………………………………………………………………………………
Giấy đăng ký kinh doanh/mã số doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp)………………………
Địa chỉ………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………………
Nguồn gốc lâm sản(3):………………………………………………………………………………
Số hóa đơn kèm theo (nếu có):………; ngày... tháng... năm………;
Phương tiện vận chuyển (nếu có)………………
biển số/số hiệu phương tiện:…………....;
Thời gian vận chuyển: ngày; từ ngày
....tháng… năm.... đến ngày.... tháng.... năm…....
Vận chuyển từ:……………………..đến:……………………………
TT
|
Số
hiệu, nhãn đánh dấu (4)
|
Tên
gỗ
|
Số
lượng
|
Kính
thước
|
Khối
lượng (m³) /trọng lượng (kg)
|
Ghi
chú(5)
|
Tên
phổ thông
|
Tên
khoa học (đối với gỗ nhập khẩu)
|
Dài
(m)
|
Rộng
(cm)
|
Đường
kính/ chiều dày (cm)
|
A
|
B
|
C
|
D
|
E
|
F
|
G
|
H
|
I
|
J
|
01
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số lượng và khối lượng hoặc trọng
lượng đối với từng loài lâm sản có trong bảng kê: …………………………………………………………………………………….
……….. Ngày… tháng… năm 20….
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM
SỞ TẠI(6)
Vào sổ số:.../... (7)
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên,
đóng dấu)
|
………….Ngày… tháng… năm 20….
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ
LÂM SẢN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
|
Ghi chú:
(1) Áp dụng với cả gỗ dạng cây;
(2) Chủ lâm sản ghi
số thứ tự theo số bảng kê lâm sản đã lập trong năm; Ví dụ 18/001: 18 là năm
2018; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập;
(3) Ghi rõ nguồn gốc từ rừng tự
nhiên, từ rừng trồng, vườn nhà, cây trồng phân tán hoặc từ nhập khẩu, sau xử lý
tịch thu, có bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản
bán theo quy định tại Thông tư này;
(4) Đối với gỗ quy định tại điểm g
khoản 1 Điều 4 Thông tư này thì ghi chi tiết số hiệu từng lóng, hộp, thanh, tấm;
trường hợp gỗ cùng loài, cùng kích thước có thể ghi chung một số hiệu; trường hợp
gỗ được dán nhãn đánh dấu thì ghi số hiệu nhãn;
(5) Trường hợp gỗ bị trừ khối lượng
do rỗng ruột, mục, khuyết tật thì ghi vào cột này;
(6) Chỉ xác nhận
đối với lâm sản quy định tại Điều 6 Thông tư này;
(7) Cơ quan xác
nhận ghi rõ hai số cuối của năm xác nhận và số thứ tự bảng kê đã xác nhận trong
năm. Ví dụ 18/001: 18 là năm 2018; 001 là số thứ tự bản kê đã xác nhận.
Mẫu số
03. Bảng kê lâm sản (áp dụng đối với thực vật rừng
ngoài gỗ và dẫn xuất của chúng)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Tờ số:…../Tổng số tờ…….
BẢNG
KÊ LÂM SẢN
(Áp dụng đối với thực vật rừng ngoài gỗ, dẫn xuất của
chúng)
Số:…./....(1)
Thông tin chung:
Tên chủ lâm sản:……………………………………………………………………………………
Giấy đăng ký kinh doanh/mã số doanh
nghiệp (đối với doanh nghiệp)………………………
Địa chỉ………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên hệ:................................................................
Nguồn gốc lâm sản (2):……………………………………………
Số hóa đơn kèm theo (nếu có);…………; ngày ... tháng .... năm ....;
Phương tiện vận chuyển (nếu có):…………
biển số/số hiệu phương tiện:……………;
Thời gian vận chuyển:…………ngày; từ ngày ..../tháng.../ năm……đến ngày…/tháng..../ năm……
Vận chuyển từ:……………………….đến:…………………………..
TT
|
Tên
lâm sản
|
Nhóm
loài (3)
|
Số
lượng hoặc trọng lượng
|
Đơn
vị tính
|
Ghi
chú
|
Tên
phổ thông
|
Tên
khoa học
|
A
|
B
|
C
|
D
|
E
|
F
|
H
|
01
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số lượng và khối lượng hoặc trọng
lượng đối với từng loài lâm sản có trong bảng kê: ……………………………………………………………………………………
……….. Ngày… tháng… năm 20….
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM
SỞ TẠI (4)
Vào sổ số:.../... (5)
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên,
đóng dấu)
|
………….Ngày… tháng… năm 20….
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ
LÂM SẢN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
|
Ghi chú:
(1) Chủ lâm sản
ghi số thứ tự theo sổ bảng kê lâm sản đã lập trong năm; Ví dụ 18/001:18 là năm
2018; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập;
(2) Ghi rõ nguồn gốc từ rừng tự nhiên,
sau xử lý tịch thu, rừng trồng, vườn nhà, cây trồng phân tán hoặc nhập khẩu, có
bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán theo quy định tại Thông tư này;
(3) Ghi thuộc loài thông thường hay
thuộc nhóm nào của loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc thuộc Mẫu
số nào của CITES;
(4) Chỉ xác nhận đối với lâm sản quy định tại Điều
6 Thông tư này.
(5) Cơ quan xác nhận ghi rõ hai số cuối của năm xác
nhận và số thứ tự bảng kê đã xác nhận trong năm. Ví dụ 18/001: 18 là năm 2018;
001 là số thứ tự bảng kê đã xác nhận..
Mẫu số
04. Bảng kê lâm sản (Áp dụng đối với động vật rừng; bộ phận, dẫn xuất của động
vật rừng)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Tờ số:…../Tổng số tờ…….
BẢNG
KÊ LÂM SẢN
(Áp dụng đối với động vật rừng; bộ phận, dẫn xuất của
động vật rừng)
Số:…./....(1)
Thông tin chung:
Tên chủ lâm sản:…………………………………………..
Giấy đăng ký kinh doanh/mã số doanh
nghiệp (đối với doanh nghiệp)……………………
Địa chỉ…………………………………………………………..
Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………….
Nguồn gốc lâm sản(2):………………………………………………….
Số hóa đơn kèm theo (nếu có):………….; ngày ... tháng.... năm ....;
Phương tiện vận chuyển (nếu có):…………biển số/số hiệu phương tiện:………………….;
Thời gian vận chuyển:…….ngày; từ ngày ..../tháng…/năm ..... đến ngày ..../tháng..../ năm ....
Vận chuyển từ:………………………………đến:…………………………………………………
TT
|
Tên
loài
|
Nhóm
loài(3)
|
Số
hiệu nhãn đánh dấu (nếu có)
|
số
lượng
|
Trọng
lượng
|
Đơn
vị tính
|
Ghi
chú
|
Tên
phổ thông
|
Tên
khoa học
|
A
|
B
|
C
|
D
|
E
|
F
|
G
|
H
|
|
01
|
|
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số lượng và trọng lượng từng
loài động vật rừng, bộ phận và dẫn xuất của chúng có trong bảng kê:……………………………………………………………………………...
……….. Ngày… tháng… năm 20….
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM
SỞ TẠI(4)
Vào sổ số:.../... (5)
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên,
đóng dấu)
|
………….Ngày… tháng… năm 20….
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ
LÂM SẢN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
|
Ghi chú:
(1) Chủ lâm sản ghi số thứ tự của bảng
kê lâm sản đã lập trong năm; Ví dụ 18/001: 18 là năm 2018; 001 là số thứ tự bảng
kê đã lập;
(2) Ghi rõ nguồn gốc từ tự nhiên,
nuôi trong nước, sau xử lý tịch thu hay nhập khẩu, có bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán xuất ra theo quy định tại Thông
tư này;
(3) Ghi rõ thuộc loài thông thường
hay thuộc nhóm nào của loài quy cấp, quý, hiếm hoặc thuộc Mẫu số nào của CITES;
(4) Chỉ xác nhận đối với lâm sản quy
định tại Điều 6 Thông tư này;
(5) Cơ quan xác
nhận ghi rõ hai số cuối của năm xác nhận và số thứ tự bảng
kê đã xác nhận. Ví dụ 18/001: 18 là năm 2018; 001 là số thứ tự bảng kê đã xác
nhận.