TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN
TP HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5418/QĐ-HQHP
|
Hải Phòng, ngày
30 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ CỤ THỂ, CƠ CẤU TỔ CHỨC, MỐI QUAN HỆ CÔNG
TÁC CỦA CHI CỤC VÀ CÁC ĐỘI CÔNG TÁC THUỘC CHI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13
ngày 23/6/2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan;
Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BTC
ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
Căn cứ Quyết định số 2981/QĐ-TCHQ
ngày 10/10/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy định về thực
hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 4292/QĐ-TCHQ
ngày 12/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh,
liên tỉnh, thành phố;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức
cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định
nhiệm vụ cụ thể, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của Chi cục và các Đội
công tác thuộc Chi cục Hải quan Hải Phòng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành
và thay thế Quyết định số 1946/QĐ-HQHP ngày 26/11/2015 của Cục trưởng Cục Hải
quan Tp. Hải Phòng.
Chánh văn phòng, Trưởng phòng Tổ chức
cán bộ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hải Phòng và Trưởng các đơn vị thuộc Cục
Hải quan Tp. Hải Phòng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2 (để th/hiện);
- Vụ TCCB - TCHQ (để b/cáo);
- Lưu: VT, TCCB (2b).
|
CỤC
TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Lộc
|
QUY ĐỊNH
NHIỆM VỤ CỤ THỂ, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CHI CỤC HẢI
QUAN HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5418/QĐ-HQHP ngày 30/12/2016 của Cục trưởng
Cục Hải quan Tp. Hải Phòng)
Điều 1. Nhiệm vụ
cụ thể
Chi cục Hải quan Hải Phòng thực hiện
nhiệm vụ theo quy định của Luật Hải quan năm 2014, các quy định khác của pháp luật
có liên quan và những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hải Phòng theo quy định của pháp luật.
2. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm
soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động của Chi cục theo quy định của
pháp luật.
Phối hợp với các lực lượng chức năng
khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại ngoài phạm
vi địa bàn hoạt động của Chi cục.
3. Thực hiện công tác quản lý thuế,
tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế,
không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế
thuế theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện kiểm tra sau thông quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối
với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện cập nhật, thu thập, phân
tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan Tp. Hải Phòng
và của Tổng cục Hải quan.
8. Thực hiện thống kê nhà nước về hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
9. Thực hiện việc xử lý vi phạm hành
chính, giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính và giải quyết tố cáo theo
thẩm quyền của Chi cục Hải quan được pháp luật quy định.
10. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
11. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
nhà nước, tổ chức hữu quan trên địa bàn hoạt động của Chi cục để thực hiện nhiệm
vụ được giao.
12. Kiến nghị với Lãnh đạo Cục những
vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chính sách quản lý nhà nước về hải quan đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt thẩm
quyền giải quyết của Chi cục.
13. Kiểm tra, giám sát trên Hệ thống
thông tin nghiệp vụ hải quan việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ hải
quan của công chức thuộc Chi cục để kịp thời phát hiện, xử lý đối với hành vi
tiêu cực hoặc thực hiện chưa đúng quy định, quy trình của công chức.
14. Thường xuyên theo dõi, thu thập,
phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp
vụ hải quan và các nguồn thông tin khác để nhận định những phát sinh, thay đổi
bất thường trên địa bàn Chi cục trong việc thực hiện công tác quản lý rủi ro để
kịp thời phát hiện, xử lý, đề xuất Cục trưởng các biện pháp xử lý phù hợp theo
quy định đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải
quan của các tổ chức và cá nhân liên quan.
15. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn
thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động
xuất nhập khẩu trên địa bàn.
16. Tổ chức triển khai thực hiện việc
ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại.
17. Thực hiện các quy định về quản lý
công chức, hợp đồng lao động và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị
của Chi cục theo quy định và phân cấp của Cục Hải quan Tp. Hải Phòng.
18. Thực hiện chế độ báo cáo và cung
cấp thông tin về hoạt động của Chi cục theo quy định của Cục Hải quan Tp. Hải
Phòng và Tổng cục Hải quan.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng giao.
Điều 2. Cơ cấu
tổ chức, địa bàn quản lý và biên chế
1. Chi cục Hải quan Hải Phòng có 02 Đội
công tác:
- Đội Tổng hợp.
- Đội Nghiệp vụ.
2. Cục trưởng Cục Hải quan Tp. Hải
Phòng quy định cụ thể địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Hải Phòng.
3. Biên chế của Chi cục Hải quan Hải
Phòng do Cục trưởng Cục Hải quan Tp. Hải Phòng quyết định trong tổng biên chế
được giao.
Điều 3. Lãnh đạo Chi
cục
- Lãnh đạo Chi cục Hải quan Hải Phòng
có Chi cục trưởng và một số Phó chi cục trưởng.
- Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước
Cục trưởng Cục Hải quan Tp. Hải Phòng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của
Chi cục.
- Phó chi cục trưởng chịu trách nhiệm
trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về công việc được phân công phụ trách.
Điều 4. Mối quan
hệ công tác
1. Chi cục Hải quan Hải Phòng chịu sự
chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng, Phó cục trưởng theo Quy
chế làm việc và văn bản phân công phụ trách lĩnh vực công tác của Lãnh đạo Cục
Hải quan Tp. Hải Phòng.
2. Chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về
công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các Phòng tham mưu thuộc Cục Hải quan Tp. Hải
Phòng.
3. Mối quan hệ với các đơn vị thuộc Cục
Hải quan Tp. Hải Phòng là mối quan hệ trao đổi, phối hợp, tạo điều kiện hoàn
thành nhiệm vụ.
4. Mối quan hệ với các cơ quan nhà nước,
tổ chức hữu quan trên địa bàn là mối quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được
giao.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát
sinh yêu cầu, nhiệm vụ mới, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hải Phòng kịp thời
báo cáo, đề xuất Cục trưởng (qua Phòng Tổ chức cán bộ) quyết định sửa đổi, bổ
sung phù hợp./.
QUY ĐỊNH
NHIỆM VỤ CỤ THỂ, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ĐỘI TỔNG HỢP
THUỘC CHI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5418/QĐ-HQHP ngày 30/12/2016 của Cục trưởng
Cục Hải quan Tp. Hải Phòng)
Điều 1. Nhiệm vụ
cụ thể
1. Thực hiện xử lý vi phạm hành chính
về hải quan theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Tham mưu Lãnh đạo Chi cục
về xử phạt vi phạm hành chính; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành
vi hành chính và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền Chi cục được pháp luật quy định.
2. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ
để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại trong phạm vi địa bàn hoạt
động của Chi cục.
Phối hợp với các lực lượng chức năng
khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại ngoài phạm
vi địa bàn hoạt động của Chi cục.
3. Thực hiện công tác quản lý thuế, tiến
hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không
thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế
theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở
người nộp thuế đối với hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế thuộc diện kiểm tra trước,
hoàn thuế, không thu thuế sau.
5. Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối
với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Thu thập thông tin của tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất.
7. Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với loại
hình gia công, sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định.
8. Kiểm tra tình hình sử dụng và tồn
kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp
gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất theo quy định.
9. Tiếp nhận, kiểm tra và xử lý báo
cáo quyết toán của các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất; thực
hiện việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết
bị thuê mượn gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất theo quy định.
10. Thực hiện kiểm tra sau thông quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
11. Kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp chế xuất trong các khu công nghiệp thuộc địa
bàn quản lý.
12. Thực hiện thủ tục hải quan và
giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan trong các Khu công nghiệp, cảng
nội địa (ICD) thuộc địa bàn quản lý.
13. Tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục về
công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng.
14. Thực hiện công tác văn thư, lưu
trữ; chế độ thống kê, báo cáo, lưu trữ hồ sơ hải quan theo quy định.
15. Quản lý cán bộ, công chức, hợp đồng
lao động; quản lý hồ sơ, tài sản, trang thiết bị, phương tiện được giao theo
quy định.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Chi cục trưởng giao.
Điều 2. Cơ cấu
tổ chức và biên chế
1. Đội Tổng hợp có Đội trưởng và một
số Phó đội trưởng do Cục trưởng Cục Hải quan Tp. Hải Phòng bổ nhiệm.
2. Biên chế của Đội Tổng hợp do Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan Hải Phòng quyết định theo thẩm quyền được phân cấp.
Điều 3. Mối
quan hệ công tác
1. Chịu sự quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo
toàn diện của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hải Phòng.
2. Có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với
Đội Nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan Hải Phòng để hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
3. Đội trưởng Đội Tổng hợp có trách
nhiệm:
- Điều hành công việc chung; quản lý,
bố trí và sắp xếp cán bộ, công chức, hợp đồng lao động nhằm thực hiện nhiệm vụ
được giao đạt hiệu quả cao nhất.
- Báo cáo kịp thời về tình hình hoạt
động, các khó khăn, vướng mắc (bao gồm cả các nội dung công tác cán bộ liên
quan) với Chi cục trưởng để xem xét, giải quyết.
4. Phó đội trưởng là người giúp việc
cho Đội trưởng, chịu trách nhiệm trước Đội trưởng về công việc được phân công
phụ trách; Thay mặt Đội trưởng điều hành công tác của Đội khi Đội trưởng vắng mặt,
có trách nhiệm báo cáo Đội trưởng tình hình, nội dung công việc đã giải quyết.
5. Công chức, hợp đồng lao động trong
Đội chấp hành sự phân công, quản lý và điều hành của lãnh đạo Đội.
6. Đối với những vấn đề phát sinh hoặc
chưa được quy định cụ thể nhưng cần giải quyết ngay phải được bàn bạc thống nhất
trong tập thể lãnh đạo Đội để giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất báo cáo
lãnh đạo Chi cục giải quyết kịp thời./.
QUY ĐỊNH
NHIỆM VỤ CỤ THỂ, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGHIỆP
VỤ THUỘC CHI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5418/QĐ-HQHP ngày 30/12/2016 của Cục trưởng
Cục Hải quan Tp. Hải Phòng)
Điều 1. Nhiệm vụ
cụ thể
1. Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hải Phòng theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ
để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại trong phạm vi địa bàn hoạt
động của Chi cục.
Phối hợp với các lực lượng chức năng
khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại ngoài phạm
vi địa bàn hoạt động của Chi cục.
3. Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối
với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện tiếp nhận, đăng ký và
quyết toán danh mục miễn thuế đối với máy móc, thiết bị của các dự án đầu tư
thuộc đối tượng miễn thuế theo luật định.
5. Theo dõi hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu chuyển cửa khẩu; chuyển cảng về ICD Hải Phòng.
6. Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại.
7. Thực hiện cập nhật, thu thập, phân
tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan Tp. Hải Phòng
và Tổng cục Hải quan.
8. Kiến nghị với Lãnh đạo Chi cục những
vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chính sách quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định, quy trình thủ tục hải quan và
những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của Đội.
9. Thực hiện xử lý vi phạm hành chính
về hải quan theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Thực hiện các công việc
liên quan đến giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền của Đội.
10. Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn
thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động
xuất nhập khẩu trên địa bàn.
12. Thực hiện chế độ thống kê, báo
cáo theo quy định.
13. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức;
quản lý tài sản, các trang thiết bị được giao theo quy định.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Chi cục trưởng giao.
Điều 2. Cơ cấu
tổ chức và biên chế
1. Đội Nghiệp vụ có Đội trưởng và một
số Phó đội trưởng do Cục trưởng Cục Hải quan Tp. Hải Phòng bổ nhiệm.
2. Biên chế của Đội Nghiệp vụ do Chi
cục trưởng Chi cục Hải quan Hải Phòng quyết định theo thẩm quyền được phân cấp.
Điều 3. Mối
quan hệ công tác
1. Chịu sự quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo
toàn diện của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hải Phòng.
2. Có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với
Đội Tổng hợp thuộc Chi cục Hải quan Hải Phòng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Đội trưởng Đội Nghiệp vụ có trách
nhiệm:
- Điều hành công việc; quản lý, bố
trí và sắp xếp cán bộ, công chức nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả
cao nhất.
- Báo cáo kịp thời về tình hình hoạt
động, các khó khăn, vướng mắc (bao gồm cả các nội dung công tác cán bộ liên
quan) với Chi cục trưởng để xem xét, giải quyết.
4. Phó đội trưởng là người giúp việc
cho Đội trưởng, chịu trách nhiệm trước Đội trưởng về công việc được phân công
phụ trách; Thay mặt Đội trưởng điều hành công tác của Đội khi Đội trưởng vắng mặt,
có trách nhiệm báo cáo Đội trưởng tình hình, nội dung công việc đã giải quyết.
5. Công chức trong Đội chấp hành sự
phân công, quản lý và điều hành của lãnh đạo Đội.
6. Đối với những vấn đề phát sinh hoặc
chưa được quy định cụ thể nhưng cần giải quyết ngay phải được bàn bạc thống nhất
trong tập thể lãnh đạo Đội để quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất báo cáo lãnh đạo
Chi cục giải quyết kịp thời./.