ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
500/2008/QĐ-UBND
|
Hạ
Long, ngày 21 tháng 02 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG
NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26-11-2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 03-12-2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26-11-2003;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13-6-2007 của Chính phủ về "Quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình"; Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày
25-7-2007 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình";
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 14/SXD-KT ngày 08-1-2008, Văn bản số
49/STP-KTVB ngày 03-01-2008 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này "Quy định hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh".
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây do Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành trái với quy định tại quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thủ trưởng các
tổ chức có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Quang Hưng
|
QUY ĐỊNH
VỀ
HƯỚNG DẪN LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 500/2008/QĐ-UBND ngày 21-02-2008 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp
dụng cho việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với các dự
án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển
chính thức, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà
nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước). Đối với các dự án sử dụng vốn
khác, chủ đầu tư quyết định việc vận dụng Quy định này.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy
định việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, bao gồm: Tổng mức
đầu tư, dự toán xây dựng công trình; Định mức xây dựng; đơn giá xây dựng công
trình; chỉ số giá xây dựng.
Điều 3.
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
1. Chi phí đầu
tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai
đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước.
2. Việc lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu
tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình,
đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu
khách quan của thị trường.
3. Chủ đầu tư
xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện việc quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công
trình vào khai thác, sử dụng.
Chương 2.
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
Điều 4. Nội
dung, phương pháp lập tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình
Tổng mức đầu tư
của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là toàn
bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu
tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư
xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư
bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt
bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi
phí khác và chi phí dự phòng.
Nội dung các chi
phí trong tổng mức đầu tư được quy định cụ thể tại Điểm 1.1 Phần II Thông tư số
05/2007/TT-BXD ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư
được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị
định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13-6-2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình và hướng dẫn tại Phụ lục số 1 Thông tư số 05/2007/TT-BXD
ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình.
Điều 5. Thẩm
định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư
Thực hiện theo
Điều 6, Điều 7 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13-6-2007 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Chương 3.
DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 6. Nội
dung dự toán xây dựng công trình
1. Dự toán xây
dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được lập cho từng công
trình, hạng mục công trình xây dựng.
Dự toán công
trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình.
Dự toán xây dựng
công trình được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 Thông tư số 05/2007/TT-BXD
ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình.
2. Phương pháp
xác định dự toán công trình: Các chi phí trong dự toán xây dựng công trình được
xác định theo quy định tại Điểm 2.2 Mục 2 Phần II Thông tư số 05/2007/TT-BXD
ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình.
Điều 7. Thẩm
tra, phê duyệt dự toán công trình
1. Chủ đầu tư tổ
chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung thẩm tra
bao gồm:
a) Kiểm tra sự
phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế.
b) Kiểm tra tính
đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định
mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong
dự toán công trình.
c) Xác định giá
trị dự toán công trình.
2. Trường hợp
chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá
nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công trình. Tổ
chức, cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp
luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.
3. Chủ đầu tư
phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt
là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán
ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
4. Công trình
hoặc hạng mục công trình khi khởi công xây dựng phải có thiết kế, dự toán được
phê duyệt.
Điều 8. Điều
chỉnh dự toán công trình
1. Dự toán công
trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13-6-2007 của
Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
b) Các trường
hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc
thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình đã
được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.
2. Chủ đầu tư tổ
chức thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh.
Chương 4.
QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 9. Quản
lý tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình
1. Quản lý
tổng mức đầu tư
1.1. Khi lập dự
án đầu tư xây dựng công trình hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với trường
hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán
hiệu quả đầu tư xây dựng. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư thực
hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng
mức đầu tư đã được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng
để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý
vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
1.2. Tổng mức
đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị
định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với các công
trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh
không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, kể cả thay đổi cơ cấu các khoản
mục chi phí trong tổng mức đầu tư (bao gồm cả sử dụng chi phí dự phòng) thì chủ
đầu tư tự điều chỉnh, sau đó phải báo cáo người quyết định đầu tư về kết quả
điều chỉnh; chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp tổng
mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư
phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện việc điều
chỉnh.
Đối với công
trình sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước thì chủ đầu tư tự quyết định và
chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Phần tổng mức
đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt phải được
tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính
phủ.
2. Quản lý dự
toán công trình
2.1. Dự toán
công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra. Dự toán công trình hạng mục
công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo quy định. Chủ đầu tư tổ
chức thẩm tra dự toán công trình bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 1
Điều 10 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
2.2. Trường hợp
chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm tra thì thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng
lực, kinh nghiệm thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân thẩm tra dự toán
công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra
của mình. Chi phí thẩm tra dự toán công trình do chủ đầu tư quyết định.
2.3. Chủ đầu tư
phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công
trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng
và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường
hợp chỉ định thầu.
2.4. Dự toán
công trình được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Chủ đầu tư tổ
chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điều chỉnh.
Điều 10. Quản
lý và áp dụng định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
1. Quản lý và
áp dụng định mức xây dựng
1.1. Định mức
xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ (tư vấn đầu tư
xây dựng, công trình phụ trợ, chuẩn bị công trường, chi phí chung, thu nhập
chịu thuế tính trước và một số công việc chi phí khác) được cơ quan có thẩm
quyền công bố.
1.2. Sở Xây dựng
căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 Thông
tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng, công bố
định mức cho các công tác xây dựng đặc thù địa phương chưa có trong hệ thống
định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố.
1.3. Đối với các
định mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được cơ quan có thẩm
quyền công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu
kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, bổ sung sau khi đã
có sự thỏa thuận với Sở Xây dựng.
1.4. Đối với các
định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố (quy
định trong mục 1.1 và 1.2 nêu trên) thì chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ
thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức quy định tại Phụ lục
số 3 Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng để tổ chức xây
dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định mức tương tự đã sử dụng ở công
trình khác sau khi có sự thỏa thuận với Sở Xây dựng để quyết định áp dụng.
1.5. Sở Xây dựng
định kỳ hàng năm gửi những định mức xây dựng đã công bố trong năm về Bộ Xây
dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, quản lý.
1.6. Áp dụng
định mức xây dựng: Chi phí dự án đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn ngân
sách nhà nước phải được lập và quản lý trên cơ sở hệ thống định mức xây dựng được
công bố tại các điểm 1.1; 1.2; 1.3; 1.4 nêu trên.
2. Quản lý và
áp dụng đơn giá xây dựng công trình
2.1. Sở Xây dựng
căn cứ vào hệ thống định mức như nội dung tại khoản 1 Điều này và phương pháp
lập đơn giá xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 Thông tư số
05/2007/TT-BXD ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành để xây dựng và công bố hệ thống đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết
bị thi công xây dựng, giá vật liệu …
2.2. Chủ đầu tư
căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống định mức như nội
dung tại khoản 1 Điều này và phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình theo
hướng dẫn tại Phụ lục số 4 Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25-7-2007 của Bộ Xây
dựng để xây dựng và quyết định áp dụng đơn giá công trình sau khi có sự thỏa
thuận với Sở Xây dựng làm cơ sở xác định dự toán, quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình.
2.3. Đối với các
dự án sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư, vật liệu
nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá
xây dựng được lập bổ sung các chi phí này theo điều kiện thực tế và đặc thù
công trình.
2.4. Chủ đầu tư
xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn chuyên môn có năng
lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc
lập đơn giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu trách nhiệm trước
chủ đầu tư và pháp luật trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các đơn
giá xây dựng công trình do mình lập.
2.5. Áp dụng đơn
giá xây dựng: Chi phí dự án đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn ngân sách
nhà nước phải được lập và quản lý trên cơ sở hệ thống đơn giá xây dựng được
công bố quy định tại các điểm 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 nêu trên.
3. Quản lý
chỉ số giá xây dựng
3.1. Chỉ số giá
xây dựng gồm: Chỉ số giá tính cho một nhóm hoặc một loại công trình xây dựng;
chỉ số giá theo cơ cấu chi phí; chỉ số giá theo yếu tố vật liệu, nhân công, máy
thi công.
3.2. Chỉ số giá
xây dựng do Bộ Xây dựng định kỳ công bố.
3.3. Chỉ số giá
xây dựng được công bố quy định tại điểm 3.2 nêu trên là một trong các căn cứ để
xác định mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công
trình, giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng của các dự án sử
dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Việc chuyển
tiếp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định
tại Điều 36 Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Giao Giám đốc
Sở Xây dựng chủ trì cùng các ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, quản lý thống
nhất quá trình thực hiện các quy định tại Quyết định này.
3. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp,
nghiên cứu và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.