Quyết định 415/QĐ-UBND về đổi tên Trường Trung học Y tế Bến Tre thành Trường Trung cấp Y tế Bến Tre
Số hiệu | 415/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 25/02/2010 |
Ngày có hiệu lực | 25/02/2010 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Người ký | Nguyễn Thái Xây |
Lĩnh vực | Giáo dục,Thể thao - Y tế |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 415/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 25 tháng 02 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐỔI TÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ BẾN TRE THÀNH TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ BẾN TRE
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Công văn số 71/SYT-TCCB ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Sở Nội vụ tại Tờ trình số 54/TTr-SNV ngày 22 tháng 02 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đổi tên Trường Trung học Y tế Bến Tre thành Trường Trung cấp Y tế Bến Tre.
Trường Trung cấp Y tế Bến Tre là cơ sở giáo dục, đào tạo cán bộ y, dược thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trường Trung cấp Y tế Bến Tre chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Y tế, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Cơ cấu tổ chức của Trường Trung cấp Y tế Bến Tre gồm:
- Ban Lãnh đạo có: Hiệu trưởng, từ 01 đến 02 Phó Hiệu trưởng.
- Phòng Đào tạo.
- Phòng Tổ chức - Hành chính.
- Ban Công tác học sinh - sinh viên.
- Các Tổ bộ môn gồm: Dược, Điều dưỡng, Khoa học cơ bản, Y tế công cộng, Y học cổ truyền, Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Y học lâm sàn.
Biên chế của Trường Trung cấp Y tế Bến Tre nằm trong tổng biên chế sự nghiệp giáo dục, đào tạo của tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ hàng năm theo quy định pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý người học và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.
2. Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của các ngành đào tạo trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng nhà trường thành lập.
3. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đãi ngộ cán bộ, viên chức.
5. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục.
6. Được Nhà nước giao quyền sử dụng đất và được miễn thuế.
7. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
8. Sử dụng nguồn thu học phí theo quy định của pháp luật.
9. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân, trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.
10. Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng và việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn lực cho nhà trường.