Quyết định 3572/QĐ-UBND năm 2017 về lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn chương trình, dự án đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường được hỗ trợ tài chính, giai đoạn 2017-2020 từ Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hóa

Số hiệu 3572/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/09/2017
Ngày có hiệu lực 21/09/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Đầu tư,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3572/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

LĨNH VỰC ƯU TIÊN, TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC HỖ TRỢ TÀI CHÍNH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TỪ QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 4022/QĐ-UBND ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường; Quyết định số 2064/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 26 và khoản 3 Điều 27 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hóa; Quyết định số 3150/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 về việc sửa đổi một số nội dung của Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định 1396/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1016/TTr- STNMT ngày 13/9/2017 về việc đề nghị ban hành lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn các chương trình, dự án đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường được hỗ trợ tài chính giai đoạn 2017 - 2020 từ Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hóa, kèm theo Văn bản thẩm định số 1338/STP-XDVB ngày 13/9/2019 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Lĩnh vực ưu tiên được hỗ trợ tài chính giai đoạn 2017 - 2020 từ Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hóa (xếp theo thứ tự ưu tiên)

1. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung (ưu tiên ở khu vực đô thị tập trung, khu vực đông dân cư, nông thôn các xã đông dân cư ven biển có nguy cơ ô nhiễm cao).

2. Xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng.

3. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề.

4. Xử lý nước thải tập trung Khu/cụm công nghiệp; xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500m3/ngày. đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.

5. Triển khai các công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, hoạt động sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.

6. Sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.

7. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận nhãn sinh thái.

8. Xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại.

9. Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác.

10. Di dời, chuyển đổi hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Điều 2. Tiêu chí lựa chọn các chương trình, dự án đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường được hỗ trợ tài chính giai đoạn 2017 - 2020 từ Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hóa.

Việc cho vay các dự án vay ưu đãi đầu tư bảo vệ môi trường được xem xét dựa trên các tiêu chí dưới đây:

1. Tính cấp thiết và hiệu quả bảo vệ môi trường.

2. Quy mô và tính chất đặc thù, chú trọng đến tính đa mục tiêu, liên vùng, liên ngành, liên lĩnh vực, có sự tham gia của cộng đồng.

3. Nguồn gốc nguồn vốn, tính kinh tế, khả năng trả nợ, năng lực tài chính (được xác nhận của cơ quan quản lý, giám sát tài chính) và giá trị thế chấp tài sản khi vay.

4. Tính nhân rộng, bền vững.

5. Ưu thế áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp, đặc biệt là công nghệ trong nước (mức độ tiên tiến, khả năng áp dụng, hiệu quả xử lý, khả năng chuyển giao).

[...]