Quyết định 35-TTg năm 1997 về việc phê duyệt chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 35-TTg |
Ngày ban hành | 13/01/1997 |
Ngày có hiệu lực | 28/01/1997 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Đầu tư,Xây dựng - Đô thị |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35-TTg |
Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TRUNG TÂM CỤM XÃ MIỀN NÚI, VÙNG CAO.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (Công văn số
562/UB-TH ngày 18 tháng 9 năm 1996) về việc xin phê duyệt Chương trình Quốc gia
xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao, và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (Công văn số 6544/BKH-VPTĐ ngày 11 tháng 12 năm 1996),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao để làm căn cứ cho các Bộ, các tỉnh liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, với nội dung chủ yếu sau đây:
- Huy động mọi nguồn lực tại chỗ, phối hợp lồng ghép các chương trình trên địa bàn để xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu ở mỗi trung tâm cụm xã, nhằm tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Thúc đẩy các hoạt động văn hoá - xã hội trong tiểu vùng, tạo sự giao lưu giữa các bản, làng và giữa các cụm xã với các đô thị để phát huy sức mạnh cộng đồng, quản lý mọi hoạt động kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc và miền núi.
II. PHẠM VI VÀ QUY MÔ CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
- Chương trình được thực hiện ở các xã miền núi, vùng cao thuộc các tỉnh miền núi và có miền núi.
- Giai đoạn 1997 - 2005 xây dựng khoảng 500 trung tâm cụm xã thuộc vùng 3 (vùng núi cao, biên giới, vùng có dân tộc đặc biệt khó khăn).
III. NỘI DUNG ĐẦU TƯ TẠI MỘT TRUNG TÂM CỤM XÃ:
1. Hệ thống giao thông trung tâm cụm xã;
2. Điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
3. Cấp, thoát nước cho trung tâm cụm xã;
4. Khu vực hành chính: Bao gồm trụ sở Uỷ ban nhân dân và các ban ngành của xã sở tại;
5. Phòng khám đa khoa, chữa bệnh cho cụm xã;
6. Khu giáo dục: Gồm trường học bán trú và trường phổ thông cơ sở;
7. Khu dịch vụ, thương mại: Gồm cửa hàng thương nghiệp, chợ, ngân hàng, bưu điện, bến xe;
8. Trạm khuyến nông, khuyến lâm: Nhà làm việc và nhà ở, vườn ươm cây con giống;
9. Cơ sở công nghiệp: Gồm các cơ sở chế biến, sản xuất vật liệu, lò rèn, mộc, đan lát;
10. Khu thông tin - văn hoá xã hội: Trạm truyền thanh, truyền hình.
IV. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN:
- Tổng vốn đầu tư cho 500 trung tâm cụm xã là 2.500 tỷ đồng (đây là số định hướng để làm căn cứ xây dựng dự án cụ thể các trung tâm cụm xã).
- Nguồn vốn:
+ Vốn ngân sách Nhà nước (kể cả của địa phương và các tổ chức quốc tế tài trợ).
+ Vốn vay tín dụng.