Quyết định 340/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 340/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/02/2017
Ngày có hiệu lực 21/02/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 340/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định s 1920/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh) trên cơ sở kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh giai đoạn 2010-2020.

Điều 2. V trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điu phi nông thôn mới tỉnh:

1. Vị trí và chức năng:

a) Văn phòng Điu phi nông thôn mới tỉnh thực hiện chức năng giúp Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quc gia cấp tỉnh (gọi tắt là Ban chỉ đạo tỉnh) quản lý và tchức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh;

b) Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Chương trình;

b) Tham mưu xây dựng kế hoạch vn, phân bvốn ngân sách và các nguồn vn huy động khác đxây dựng nông thôn mới trên địa bàn;

c) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh;

d) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành đthực hiện có hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh;

đ) Tham mưu, giúp Ban chỉ đạo tỉnh trong việc đôn đốc tiến độ triển khai nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo và tiến độ thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh đbáo cáo Trưởng ban Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quc gia cp tỉnh;

e) Chun bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban chỉ đạo tỉnh và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ đạo

g) Tchức công tác thông tin truyền thông về xây dựng nông thôn mới;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

3. Tchức bộ máy của Văn phòng Điều phối nông thôn mi tỉnh:

a) Văn phòng Điu phi nông thôn mới tỉnh có Chánh Văn phòng và không: quá 02 Phó Chánh Văn phòng

b) Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đc Sở Nội vụ;

c) Chánh Văn phòng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực phát triển nông thôn) kiêm nhiệm; 01 Phó Chánh Văn phòng do Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn kiêm nhiệm và 01 Phó Chánh Văn phòng làm vic chuyên trách;

d) Biên chế công chức, viên chức của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh được btrí trong tổng biên chế công chức và số lượng người làm vic ca Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn. Các công chức, viên chức của các đơn vị có liên quan cử đến làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

4. Kinh phí hoạt động:

a) Kinh phí hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh do Ngân sách nhà nước bố trí trong kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh theo quy định của pháp luật;

[...]