Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu | 2834/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 04/10/2012 |
Ngày có hiệu lực | 04/10/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Đinh Quốc Thái |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2834/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 04 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 1452/TTr-VP ngày 02 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trong đó: Ban hành mới, sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Hành chính tư pháp; cho, nhận con nuôi; bổ trợ tư pháp; tôn giáo; dân tộc; vệ sinh an toàn thực phẩm; lâm nghiệp; thủy sản; xây dựng; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Các lĩnh vực: Người có công; bảo trợ xã hội; văn hóa; đất đai; nhà ở và công sở ban hành tại Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2834 /QĐ-UBND ngày 04 /10 /2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Số TT |
Tên thủ tục hành chính |
I. |
Lĩnh vực hộ tịch |
1 |
Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân |
2 |
Thủ tục đăng ký kết hôn |
3 |
Thủ tục đăng ký khai sinh |
4 |
Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi |
5 |
Thủ tục đăng ký khai tử |
6 |
Thủ tục đăng ký lại việc sinh, việc tử, kết hôn |
7 |
Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con |
8 |
Thủ tục cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch |
9 |
Thủ tục đăng ký giám hộ |
10 |
Thủ tục đăng ký thay đổi, chấm dứt việc giám hộ |
11 |
Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch |
12 |
Thủ tục điều chỉnh nội dung các giấy tờ hộ tịch khác (không phải là giấy khai sinh) |
II. |
Lĩnh vực nuôi con nuôi |
13 |
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi |
14 |
Thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi |
15 |
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế |
III. |
Lĩnh vực chứng thực |
16 |
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt |
17 |
Thủ tục chứng thực chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt |
18 |
Thủ tục cấp bản sao từ sổ bộ gốc |
19 |
Thủ tục chứng thực giấy ủy quyền |
20 |
Thủ tục chứng thực di chúc |
21 |
Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế |
22 |
Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế |
23 |
Thủ tục chứng thực văn bản nhận tài sản thừa kế |
24 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng mua căn hộ nhà chung cư |
25 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho tài sản gắn liền với đất; hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng tặng cho căn hộ nhà chung cư |
26 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thế chấp căn hộ nhà chung cư |
27 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất; hợp đồng góp vốn tài sản gắn liền với đất; hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng góp vốn căn hộ nhà chung cư |
28 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thuê căn hộ nhà chung cư |
29 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân |
IV. |
Lĩnh vực tôn giáo |
30 |
Thủ tục tiếp nhận đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở |
31 |
Thủ tục tiếp nhận đăng ký người vào tu |
32 |
Thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng thường niên, định kỳ của cơ sở tín ngưỡng |
33 |
Thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có phạm vi trong một xã |
34 |
Thủ tục tiếp nhận thông báo việc sửa chữa nhỏ của cơ sở tôn giáo |
35 |
Thủ tục cấp đăng ký sinh hoạt điểm nhóm đạo Tin lành đối với các tổ chức hệ phái chưa đủ điều kiện cấp đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật |
V. |
Lĩnh vực công tác dân tộc |
36 |
Thủ tục xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại cấp xã |
VI. |
Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm |
37 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm |
VII. |
Lĩnh vực lâm nghiệp |
38 |
Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là tổ chức |
39 |
Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là hộ gia đình |
40 |
Thủ tục khai thác cây trồng trong vườn nhà, trang trại và cây trồng phân tán của chủ rừng là hộ gia đình |
41 |
Thủ tục khai thác tận dụng các cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh của chủ rừng là tổ chức, chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng tự đầu tư hoặc nhà nước hỗ trợ) |
42 |
Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng trồng bằng vốn tự đầu tư) |
43 |
Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng) |
VIII. |
Lĩnh vực quản lý chất lượng |
44 |
Thủ tục kiểm tra, chứng nhận cơ sở kinh doanh thuỷ sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã) |
45 |
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận ATTP trong kinh doanh thủy sản (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã) |
IX. |
Lĩnh vực xây dựng |
46 |
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn |
47 |
Thủ tục điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng |
Phần 2
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Lĩnh vực hộ tịch
1. Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2834/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 04 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 1452/TTr-VP ngày 02 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trong đó: Ban hành mới, sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Hành chính tư pháp; cho, nhận con nuôi; bổ trợ tư pháp; tôn giáo; dân tộc; vệ sinh an toàn thực phẩm; lâm nghiệp; thủy sản; xây dựng; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Các lĩnh vực: Người có công; bảo trợ xã hội; văn hóa; đất đai; nhà ở và công sở ban hành tại Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2834 /QĐ-UBND ngày 04 /10 /2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Số TT |
Tên thủ tục hành chính |
I. |
Lĩnh vực hộ tịch |
1 |
Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân |
2 |
Thủ tục đăng ký kết hôn |
3 |
Thủ tục đăng ký khai sinh |
4 |
Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi |
5 |
Thủ tục đăng ký khai tử |
6 |
Thủ tục đăng ký lại việc sinh, việc tử, kết hôn |
7 |
Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con |
8 |
Thủ tục cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch |
9 |
Thủ tục đăng ký giám hộ |
10 |
Thủ tục đăng ký thay đổi, chấm dứt việc giám hộ |
11 |
Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch |
12 |
Thủ tục điều chỉnh nội dung các giấy tờ hộ tịch khác (không phải là giấy khai sinh) |
II. |
Lĩnh vực nuôi con nuôi |
13 |
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi |
14 |
Thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi |
15 |
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế |
III. |
Lĩnh vực chứng thực |
16 |
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt |
17 |
Thủ tục chứng thực chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt |
18 |
Thủ tục cấp bản sao từ sổ bộ gốc |
19 |
Thủ tục chứng thực giấy ủy quyền |
20 |
Thủ tục chứng thực di chúc |
21 |
Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế |
22 |
Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế |
23 |
Thủ tục chứng thực văn bản nhận tài sản thừa kế |
24 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng mua căn hộ nhà chung cư |
25 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho tài sản gắn liền với đất; hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng tặng cho căn hộ nhà chung cư |
26 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thế chấp căn hộ nhà chung cư |
27 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất; hợp đồng góp vốn tài sản gắn liền với đất; hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng góp vốn căn hộ nhà chung cư |
28 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thuê căn hộ nhà chung cư |
29 |
Thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân |
IV. |
Lĩnh vực tôn giáo |
30 |
Thủ tục tiếp nhận đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở |
31 |
Thủ tục tiếp nhận đăng ký người vào tu |
32 |
Thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng thường niên, định kỳ của cơ sở tín ngưỡng |
33 |
Thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có phạm vi trong một xã |
34 |
Thủ tục tiếp nhận thông báo việc sửa chữa nhỏ của cơ sở tôn giáo |
35 |
Thủ tục cấp đăng ký sinh hoạt điểm nhóm đạo Tin lành đối với các tổ chức hệ phái chưa đủ điều kiện cấp đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật |
V. |
Lĩnh vực công tác dân tộc |
36 |
Thủ tục xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại cấp xã |
VI. |
Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm |
37 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm |
VII. |
Lĩnh vực lâm nghiệp |
38 |
Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là tổ chức |
39 |
Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là hộ gia đình |
40 |
Thủ tục khai thác cây trồng trong vườn nhà, trang trại và cây trồng phân tán của chủ rừng là hộ gia đình |
41 |
Thủ tục khai thác tận dụng các cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh của chủ rừng là tổ chức, chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng tự đầu tư hoặc nhà nước hỗ trợ) |
42 |
Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng trồng bằng vốn tự đầu tư) |
43 |
Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng) |
VIII. |
Lĩnh vực quản lý chất lượng |
44 |
Thủ tục kiểm tra, chứng nhận cơ sở kinh doanh thuỷ sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã) |
45 |
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận ATTP trong kinh doanh thủy sản (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã) |
IX. |
Lĩnh vực xây dựng |
46 |
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn |
47 |
Thủ tục điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng |
Phần 2
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Lĩnh vực hộ tịch
1. Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
+ Trong trường hợp người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết thì phải xuất trình trích lục bản án/quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật hoặc bản sao giấy chứng tử.
+ Khi đương sự yêu cầu xác nhận lại tình trạng hôn nhân trong tờ khai đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do xác nhận trước đó đã hết thời hạn sử dụng, thì phải nộp lại tờ khai đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cũ; trong trường hợp đương sự khai đã làm mất thì phải có bản cam kết về việc chưa đăng ký kết hôn.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trường hợp nhận hồ sơ sau 15h00 thì sẽ trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo (trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn này được kéo dài không quá 03 ngày làm việc).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Mẫu TP/HT-2010-XNHN.1 ban hành theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
h) Phí, lệ phí: Mức thu 3.000 đồng/trường hợp.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Thủ tục đăng ký kết hôn
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn.
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trường hợp tờ khai đăng ký kết hôn chưa xác định tình trạng hôn nhân).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp cần xác minh thì thời gian có thể kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký kết hôn theo Mẫu TP/HT-2010-KH.1 ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận kết hôn.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Nam nữ kết hôn với nhau phải đảo bảo theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định:
+ Người đang có vợ hoặc có chồng.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
+ Giữa những người cùng giới tính.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Thủ tục đăng ký khai sinh
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh.
+ Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận sau 15h00 thì trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai sinh theo Mẫu TP/HT-2012-TKKS.1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy khai sinh.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh.
+ Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
+ Biên bản về việc trẻ sơ sinh bị bỏ rơi do UBND hoặc Công an xã, phường, thị trấn lập.
+ Giấy tờ chứng minh việc đã thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ bị bỏ rơi trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình địa phương trong thời hạn 30 ngày.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận sau 15h00 thì trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai sinh theo Mẫu TP/HT-2012-TKKS.1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy khai sinh.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
5. Thủ tục đăng ký khai tử
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó; sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay cho giấy báo tử theo quy định.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận sau 15h00 thì trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh thì thời gian có thể kéo dài không quá 03 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng tử.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
6. Thủ tục đăng ký lại việc sinh, việc tử, kết hôn
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó; sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký lại việc sinh; tờ khai đăng ký lại việc tử hoặc tờ khai đăng ký lại kết hôn.
+ Các giấy tờ hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn) đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trong trường hợp không có các giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận sau 15h00 thì trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh thì thời gian có thể kéo dài không quá 03 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký lại việc sinh theo Mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVS.
- Tờ khai đăng ký lại việc tử theo Mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVT.
- Tờ khai đăng ký lại việc kết hôn theo Mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVKH.
Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy khai sinh, khai tử, kết hôn.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
7. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó; sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
+ Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con.
+ Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp cần xác minh thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký việc nhận con theo Mẫu TP/HT-2012-TKCMC.1.
- Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ (dùng cho trường hợp cha/mẹ/người giám hộ nhận mẹ/cha cho con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự) theo Mẫu TP/HT-2012-TKCMC.2.
- Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ (dùng cho trường hợp con đã thành niên nhận cha, mẹ) theo Mẫu TP/HT-2012-TKCMC.3.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch).
h) Phí, lệ phí: Mức thu 10.000 đồng/trường hợp.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.
- Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
8. Thủ tục cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối cấp bản sao. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm: Giấy đề nghị cấp bản sao.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trường hợp nhận hồ sơ sau 15h00 thì sẽ trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí: Mức thu 2.000 đồng/01 bản sao.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Bản sao giấy tờ hộ tịch.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
9. Thủ tục đăng ký giám hộ
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó; sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký việc giám hộ.
+ Giấy cử người giám hộ.
+ Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản (3 bản) và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký việc giám hộ Mẫu TP/HT-2012-TKGH ban hành theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
h) Phí, lệ phí: Mức thu 5.000 đồng/trường hợp.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định công nhận việc giám hộ.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có tư cách đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
10. Thủ tục đăng ký thay đổi, chấm dứt việc giám hộ
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó; sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký chấm dứt việc giám hộ.
+ Quyết định công nhận việc giám hộ.
+ Các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005.
(Trong trường hợp người giám hộ đề nghị thay đổi việc giám hộ và có người khác có đủ điều kiện giám hộ thì các bên làm thủ tục chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy định).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký chấm dứt việc giám hộ Mẫu TP/HT-2012-TKCDGH ban hành theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
h) Phí, lệ phí: 5000đ/trường hợp.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định thay đổi/chấm dứt việc giám hộ.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005:
- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Người được giám hộ chết.
- Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
11. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó; sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong giấy khai sinh.
+ Giấy khai sinh bản chính của người cần thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch.
+ Giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
- Trường hợp bổ sung hộ tịch: Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trường hợp nhận hồ sơ sau 15h00 thì sẽ trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong giấy khai sinh Mẫu TP/HT-2012-TKTĐ,CCHT ban hành theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch: Quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch.
- Trường hợp bổ sung hộ tịch: Giấy khai sinh đã được bổ sung.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong tờ khai.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự 2005.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 16.a/2010/TT-BTP ngày 08/10/2010 của Bộ Tư pháp về sửa đổi biểu mẫu hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
12. Thủ tục điều chỉnh nội dung các giấy tờ hộ tịch khác (không phải là giấy khai sinh)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó; sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
- Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai điều chỉnh nội dung các giấy tờ hộ tịch khác (không phải là giấy khai sinh).
+ Bản chính giấy tờ hộ tịch cần điều chỉnh.
+ Xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần điều chỉnh hộ tịch; trường hợp nội dung điều chỉnh không liên quan đến giấy khai sinh, thì phải xuất trình các giấy tờ khác làm căn cứ cho việc điều chỉnh.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trường hợp nhận hồ sơ sau 15h00 thì sẽ trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai điều chỉnh nội dung các giấy tờ hộ tịch khác (không phải là giấy khai sinh) Mẫu TP/HT-2012-TKĐCKT ban hành theo - Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy tờ hộ tịch đã được điều chỉnh.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh khi sổ hộ tịch chỉ còn lưu lại tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự 2005.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 16.a/2010/TT-BTP ngày 08/10/2010 của Bộ Tư pháp về sửa đổi biểu mẫu hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
II. Lĩnh vực nuôi con nuôi
13. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký việc nuôi con nuôi phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký để xác định về cá nhân người đó; sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.
- Trường hợp xét thấy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi, thì cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi và đóng dấu của cơ quan đăng ký.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Hồ sơ của người nhận con nuôi
+ Đơn xin nhận con nuôi.
+ Bản sao hộ chiếu, giấy CMND hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
+ Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
+ Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
+ Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:
+ Giấy khai sinh.
+ Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng.
+ Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự.
+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
+ Biên bản lấy ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn xin nhận nuôi con nuôi Mẫu TP/CN-2011/CN.02.
- Tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi Mẫu TP/CN-2011/CN.06.
- Biên bản lấy ý kiến việc cho trẻ em làm con nuôi Mẫu TP/CN-2011/CN.07.a.
- Biên bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi (dùng trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng) Mẫu TP/CN-2011/CN.07.b.
(Ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi).
h) Phí, lệ phí: Mức thu 400.000 đồng/trường hợp.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
+ Có tư cách đạo đức tốt.
- Những người sau đây không được nhận con nuôi:
+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
+ Đang chấp hành hình phạt tù.
+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- Sự đồng ý cho làm con nuôi:
+ Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
+ Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe doạ hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
+ Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
14. Thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký việc nuôi con nuôi phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký để xác định về cá nhân người đó; sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.
- Trường hợp xét thấy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi, thì cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi và đóng dấu của cơ quan đăng ký.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi.
+ Bản sao giấy tờ đã được cấp hợp lệ trước đây (nếu có).
Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó, thì tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi Mẫu TP/CN-2011/CN.04 ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại, nếu cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
15. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Người đi đăng ký việc nuôi con nuôi phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký để xác định về cá nhân người đó; sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.
- Trường hợp xét thấy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự.
- Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi, thì cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi và đóng dấu của cơ quan đăng ký.
- Khi thụ lý hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:
+ Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 2: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế.
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi.
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.
+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có.
+ Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi, nếu có.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế Mẫu TP/CN-2011/CN.03 ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01/01/2011 đáp ứng yêu cầu sau thì được đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015:
- Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
- Đến thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực (ngày 01/01/2011), quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống.
- Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
III. Lĩnh vực chứng thực
16. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết. Nếu hồ sơ yêu cầu chứng thực bản sao với số lượng lớn không thể giải quyết ngay trong ngày làm việc thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao cần chứng thực.
+ Xuất trình bản chính để đối chiếu.
(Số lượng bản sao tùy theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức và UBND cấp xã lưu giữ 01 bản sao).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc; trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực không quá 2 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Lệ phí: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu không quá 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 100.000 đồng/bản.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Bản sao đã được chứng thực.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Chỉ thị số 29/2007/CT-UBND ngày 25/7/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ.
- Quyết định số 61/2009/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
17. Thủ tục chứng thực chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết. Nếu hồ sơ yêu cầu chứng thực với số lượng lớn không thể giải quyết ngay trong ngày làm việc thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm: Giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt mà người yêu cầu chứng thực sẽ ký (hoặc điểm chỉ).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc; trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực không quá 2 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí: Mức thu 10.000 đồng/trường hợp.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 và Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp.
- Chỉ thị số 29/2007/CT-UBND ngày 25/7/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ.
- Quyết định số 61/2009/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
18. Thủ tục cấp bản sao từ sổ bộ gốc
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc.
- Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.
- Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền của người được cấp bản chính hoặc cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết thì còn phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc.
Bước 2: Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của việc yêu cầu cấp bản sao, đối chiếu với sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu.
Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả trong ngày làm việc:
- Sáng : Từ 07h00 đến 11h30.
- Chiều: Từ 13h00 đến 16h30.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc hoặc gửi yêu cầu qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị cấp bản sao từ sổ bộ gốc.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trường hợp nhận hồ sơ sau 15h00 thì sẽ trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Trong trường hợp yêu cầu được gửi qua bưu điện thì chậm nhất là trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu (theo dấu ngày đến của bưu điện), cơ quan, tổ chức cấp bản sao phải gửi bản sao cho người yêu cầu.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Lệ phí: 3.000 đồng/bản sao.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Bản sao giấy tờ.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Chỉ thị số 29/2007/CT-UBND ngày 25/7/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ.
- Quyết định số 61/2009/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
19. Thủ tục chứng thực giấy ủy quyền
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã. Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Giấy ủy quyền.
+ Xuất trình giấy tờ chứng minh cho nội dung ủy quyền.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản - Mẫu 31/PYC (Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất).
h) Phí, lệ phí: Mức thu chứng thực: 10.000đồng/trường hợp chứng thực giấy ủy quyền.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lời chứng thực.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự trong nội dung ủy quyền phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Chỉ thị số 29/2007/CT-UBND ngày 25/7/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ.
20. Thủ tục chứng thực di chúc
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người lập di chúc xuất trình CMND và tuyên bố nội dung của di chúc trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã.
Bước 2: Người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
- Trường hợp di chúc được soạn thảo sẵn thì người có thẩm quyền chứng thực xem xét nội dung di chúc, nếu không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì chứng thực di chúc.
Bước 3: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
+ Bản di chúc của người lập di chúc (đối với trường hợp di chúc soạn sẵn).
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đối với tài sản nếu di sản là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày làm việc. Trường hợp di chúc có tình tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản - Mẫu 31/PYC.
- Bản di chúc Mẫu 57/DC.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
h) Phí, lệ phí: 20.000 đồng/trường hợp.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lời chứng thực.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
21. Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã. Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện).
+ Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản - Mẫu 31/PYC.
- Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế Mẫu số 60/VBTC.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
h) Phí, lệ phí: 10.000 đồng/trường hợp.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lời chứng thực.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Nội dung văn bản từ chối nhận di sản phải cam kết việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
22. Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã. Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện).
+ Văn bản phân chia tài sản thừa kế.
+ Giấy tờ liên quan đến tài sản thừa kế (bản chính).
+ Bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản, nếu là người được hưởng di sản theo pháp luật.
+ Bản sao di chúc, giấy chứng tử của người để lại di sản, nếu là người được hưởng di sản theo di chúc mà trong di chúc đó không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người.
+ Bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản mà người nhận thừa kế là người duy nhất.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thực hiện việc niêm yết 30 (ba mươi) ngày, hết thời hạn niêm yết không có khiếu nại về việc phân chia tài sản có liên quan quyền sử dụng đất thì thực hiện việc chứng thực. Việc chứng thực không quá 03 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phiếu yêu cầu chứng thực - Mẫu số 31/PYC.
- Văn bản phân chia tài sản thừa kế - Mẫu số 58/VBPC.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
h) Phí, lệ phí: Mức thu 50.000 đồng/trường hợp.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lời chứng thực.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Chỉ thực hiện chứng thực tại UBND xã Mã Đà, xã Phú Lý, xã Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu; UBND xã Phú Tân, xã Phú Hòa, xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Gia Canh, xã Suối Nho, xã Thanh Sơn, xã Túc Trưng, xã La Ngà của huyện Định Quán; UBND xã Đắc Lua, xã Phú Bình, xã Phú Trung, xã Núi Tượng, xã Tà Lài, xã Nam Cát Tiên, xã Phú An, xã Phú Thịnh, xã Phú Lập, xã Phú Sơn, Xã Thanh Sơn huyện Tân Phú; UBND xã Sông Nhạn, xã Thừa Đức, xã Xuân Quế của huyện Cẩm Mỹ; UBND xã Xuân Bắc, xã Xuân Thành, xã Xuân Hưng, xã Xuân Hòa, xã Suối Cao của huyện Xuân Lộc.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định đính chính số 601/QĐĐC-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai đính chính Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
23. Thủ tục chứng thực văn bản nhận tài sản thừa kế
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã. Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện).
+ Văn bản nhận tài sản thừa kế.
+ Giấy tờ liên quan đến tài sản thừa kế (bản chính).
+ Bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản, nếu là người được hưởng di sản theo pháp luật.
+ Bản sao di chúc, giấy chứng tử của người để lại di sản, nếu là người được hưởng di sản theo di chúc mà trong di chúc đó không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người.
+ Bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản mà người nhận thừa kế là người duy nhất.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thực hiện việc niêm yết 30 (ba mươi) ngày, hết thời hạn niêm yết không có khiếu nại về việc phân chia tài sản có liên quan quyền sử dụng đất thì thực hiện việc chứng thực. Việc chứng thực không quá 03 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản - Mẫu 31/PYC.
- Văn bản nhận tài sản thừa kế - Mẫu số 59/VBN.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
h) Phí, lệ phí: Mức thu 50.000 đồng/trường hợp.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lời chứng thực.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Chỉ thực hiện chứng thực tại UBND xã Mã Đà, xã Phú Lý, xã Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu; UBND xã Phú Tân, xã Phú Hòa, xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Gia Canh, xã Suối Nho, xã Thanh Sơn, xã Túc Trưng, xã La Ngà của huyện Định Quán; UBND xã Đắc Lua, xã Phú Bình, xã Phú Trung, xã Núi Tượng, xã Tà Lài, xã Nam Cát Tiên, xã Phú An, xã Phú Thịnh, xã Phú Lập, xã Phú Sơn, Xã Thanh Sơn huyện Tân Phú; UBND xã Sông Nhạn, xã Thừa Đức, xã Xuân Quế của huyện Cẩm Mỹ; UBND xã Xuân Bắc, xã Xuân Thành, xã Xuân Hưng, xã Xuân Hòa, xã Suối Cao của huyện Xuân Lộc.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định đính chính số 601/QĐĐC-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai đính chính Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
24. Thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng mua căn hộ nhà chung cư
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã. Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của các bên tham gia giao dịch.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng mua căn hộ nhà chung cư.
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
+ Bản trích lục đo tách thửa đất bản đồ địa chính (nếu có).
+ Bản sao CMND của các bên tham gia giao dịch.
+ Bản sao hộ khẩu của các bên tham gia giao dịch.
Trường hợp không rõ tình trạng hôn nhân của bên chuyển nhượng thì yêu cầu bổ sung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Đối với các giấy tờ bản sao thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra.
Ngoài các giấy tờ nêu trên, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ yêu cầu chứng thực còn có thêm một hoặc các giấy tờ sau đây:
+ Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, trong khu vực rừng phòng hộ.
+ Đơn xin tách thửa, hợp thửa trong trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất.
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng được cấp theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ (gọi chung là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) đối với trường hợp có tài sản gắn liền với đất mà người sở hữu tài sản đó bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn.
+ Văn bản xác nhận tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc ngân sách nhà nước đối với trường hợp bên có quyền sử dụng đất là tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/7/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 05 năm; tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Bản sao giấy phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà theo quy định của pháp luật thì tài sản đó phải được cấp phép xây dựng hoặc phải lập dự án đầu tư.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản - Mẫu 31/PYC.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - Mẫu 36/HĐCN.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Mẫu 37/HĐCN.
- Hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất - Mẫu 38/HĐMB.
- Hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư - Mẫu 39/HĐMB.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
h) Phí, lệ phí: Mức thu được tính theo giá trị hợp đồng theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Bên chuyển nhượng phải đảm bảo quyền sử dụng đất đủ điều kiện giao dịch theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Chỉ thực hiện chứng thực tại UBND xã Mã Đà, xã Phú Lý, xã Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu; UBND xã Phú Tân, xã Phú Hòa, xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Gia Canh, xã Suối Nho, xã Thanh Sơn, xã Túc Trưng, xã La Ngà của huyện Định Quán; UBND xã Đắc Lua, xã Phú Bình, xã Phú Trung, xã Núi Tượng, xã Tà Lài, xã Nam Cát Tiên, xã Phú An, xã Phú Thịnh, xã Phú Lập, xã Phú Sơn, Xã Thanh Sơn huyện Tân Phú; UBND xã Sông Nhạn, xã Thừa Đức, xã Xuân Quế của huyện Cẩm Mỹ; UBND xã Xuân Bắc, xã Xuân Thành, xã Xuân Hưng, xã Xuân Hòa, xã Suối Cao của huyện Xuân Lộc.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định đính chính số 601/QĐĐC-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai đính chính Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
25. Thủ tục chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho tài sản gắn liền với đất; hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng tặng cho căn hộ nhà chung cư
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã. Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của các bên tham gia giao dịch.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp căn hộ nhà chung cư.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư.
+ Bản trích lục đo tách thửa đất bản đồ địa chính (nếu có).
+ Bản sao CMND của các bên tham gia giao dịch.
Trường hợp không rõ tình trạng hôn nhân của bên tặng cho thì yêu cầu bổ sung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Đối với các giấy tờ bản sao thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch - Mẫu 31/PYC.
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất - Mẫu 41/HĐTA.
- Hợp đồng tặng cho tài sản gắn liền với đất - Mẫu 42/HĐTA.
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - Mẫu 40/HĐTA.
- Hợp đồng tặng cho căn hộ nhà chung cư - Mẫu 43/HĐTA.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
h) Phí, lệ phí: Mức thu được tính theo giá trị hợp đồng theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lời chứng thực.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Bên tặng cho phải đảm bảo đủ điều kiện giao dịch theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Chỉ thực hiện chứng thực tại UBND xã Mã Đà, xã Phú Lý, xã Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu; UBND xã Phú Tân, xã Phú Hòa, xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Gia Canh, xã Suối Nho, xã Thanh Sơn, xã Túc Trưng, xã La Ngà của huyện Định Quán; UBND xã Đắc Lua, xã Phú Bình, xã Phú Trung, xã Núi Tượng, xã Tà Lài, xã Nam Cát Tiên, xã Phú An, xã Phú Thịnh, xã Phú Lập, xã Phú Sơn, Xã Thanh Sơn huyện Tân Phú; UBND xã Sông Nhạn, xã Thừa Đức, xã Xuân Quế của huyện Cẩm Mỹ; UBND xã Xuân Bắc, xã Xuân Thành, xã Xuân Hưng, xã Xuân Hòa, xã Suối Cao của huyện Xuân Lộc.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định đính chính số 601/QĐĐC-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai đính chính Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
26. Thủ tục chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thế chấp căn hộ nhà chung cư
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã. Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của các bên tham gia giao dịch.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
+ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp căn hộ nhà chung cư.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư.
+ Bản trích lục đo tách thửa đất bản đồ địa chính (nếu có).
+ Bản sao CMND của các bên tham gia giao dịch.
+ Bản sao hộ khẩu của các bên tham gia giao dịch.
Trường hợp không rõ tình trạng hôn nhân của bên thế chấp thì yêu cầu bổ sung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Đối với các giấy tờ bản sao thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch - Mẫu 31/PYC.
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Mẫu 49/HĐTC.
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất - Mẫu 50/HĐTC.
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - Mẫu 48/HĐTC.
- Hợp đồng thế chấp căn hộ nhà chung cư - Mẫu 51/HĐTC.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
h) Phí, lệ phí: Mức thu được tính theo giá trị hợp đồng theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lời chứng thực.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Bên thế chấp phải đảm bảo đủ điều kiện giao dịch theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Chỉ thực hiện chứng thực tại UBND xã Mã Đà, xã Phú Lý, xã Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu; UBND xã Phú Tân, xã Phú Hòa, xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Gia Canh, xã Suối Nho, xã Thanh Sơn, xã Túc Trưng, xã La Ngà của huyện Định Quán; UBND xã Đắc Lua, xã Phú Bình, xã Phú Trung, xã Núi Tượng, xã Tà Lài, xã Nam Cát Tiên, xã Phú An, xã Phú Thịnh, xã Phú Lập, xã Phú Sơn, Xã Thanh Sơn huyện Tân Phú; UBND xã Sông Nhạn, xã Thừa Đức, xã Xuân Quế của huyện Cẩm Mỹ; UBND xã Xuân Bắc, xã Xuân Thành, xã Xuân Hưng, xã Xuân Hòa, xã Suối Cao của huyện Xuân Lộc.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định đính chính số 601/QĐĐC-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai đính chính Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
27. Thủ tục chứng thực hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất; hợp đồng góp vốn tài sản gắn liền với đất; hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng góp vốn căn hộ nhà chung cư
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã. Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của các bên tham gia giao dịch.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
+ Hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng góp vốn căn hộ nhà chung cư.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư.
+ Bản trích lục đo tách thửa đất bản đồ địa chính (nếu có).
+ Bản sao CMND của các bên tham gia giao dịch.
+ Bản sao hộ khẩu của các bên tham gia giao dịch.
Trường hợp không rõ tình trạng hôn nhân của bên góp vốn thì yêu cầu bổ sung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Đối với các giấy tờ bản sao thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch - Mẫu 31/PYC.
- Hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất - Mẫu 53/HĐGV.
- Hợp đồng góp vốn tài sản gắn liền với đất - Mẫu 54/HĐGV.
- Hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - Mẫu 52/HĐGV.
- Hợp đồng góp vốn căn hộ nhà chung cư - Mẫu 55/HĐGV.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
h) Phí, lệ phí: Mức thu được tính theo giá trị hợp đồng theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lời chứng thực.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Bên góp vốn phải đảm bảo đủ điều kiện giao dịch theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Chỉ thực hiện chứng thực tại UBND xã Mã Đà, xã Phú Lý, xã Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu; UBND xã Phú Tân, xã Phú Hòa, xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Gia Canh, xã Suối Nho, xã Thanh Sơn, xã Túc Trưng, xã La Ngà của huyện Định Quán; UBND xã Đắc Lua, xã Phú Bình, xã Phú Trung, xã Núi Tượng, xã Tà Lài, xã Nam Cát Tiên, xã Phú An, xã Phú Thịnh, xã Phú Lập, xã Phú Sơn, Xã Thanh Sơn huyện Tân Phú; UBND xã Sông Nhạn, xã Thừa Đức, xã Xuân Quế của huyện Cẩm Mỹ; UBND xã Xuân Bắc, xã Xuân Thành, xã Xuân Hưng, xã Xuân Hòa, xã Suối Cao của huyện Xuân Lộc.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định đính chính số 601/QĐĐC-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai đính chính Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
28. Thủ tục chứng thực hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng thuê căn hộ nhà chung cư
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã. Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của các bên tham gia giao dịch.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
+ Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê căn hộ nhà chung cư.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư.
+ Bản trích lục đo tách thửa đất bản đồ địa chính (nếu có).
+ Bản sao CMND của các bên tham gia giao dịch.
+ Bản sao hộ khẩu của các bên tham gia giao dịch.
Trường hợp không rõ tình trạng hôn nhân của bên cho thuê thì yêu cầu bổ sung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Đối với các giấy tờ bản sao thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch - Mẫu 31/PYC.
- Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất - Mẫu 45/HĐ.
- Hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất - Mẫu 46/HĐT.
- Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - Mẫu 44/HĐT.
- Hợp đồng thuê căn hộ nhà chung cư - Mẫu 47/HĐT.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
h) Phí, lệ phí: Mức thu được tính theo giá trị hợp đồng theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lời chứng thực.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Bên cho thuê phải đảm bảo đủ điều kiện giao dịch theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Chỉ thực hiện chứng thực tại UBND xã Mã Đà, xã Phú Lý, xã Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu; UBND xã Phú Tân, xã Phú Hòa, xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Gia Canh, xã Suối Nho, xã Thanh Sơn, xã Túc Trưng, xã La Ngà của huyện Định Quán; UBND xã Đắc Lua, xã Phú Bình, xã Phú Trung, xã Núi Tượng, xã Tà Lài, xã Nam Cát Tiên, xã Phú An, xã Phú Thịnh, xã Phú Lập, xã Phú Sơn, Xã Thanh Sơn huyện Tân Phú; UBND xã Sông Nhạn, xã Thừa Đức, xã Xuân Quế của huyện Cẩm Mỹ; UBND xã Xuân Bắc, xã Xuân Thành, xã Xuân Hưng, xã Xuân Hòa, xã Suối Cao của huyện Xuân Lộc.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định đính chính số 601/QĐĐC-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai đính chính Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
29. Thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã. Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của các bên tham gia giao dịch.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 2: Đến thời gian hẹn trả kết quả, người nộp hồ sơ đến UBND cấp xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
+ Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Bản trích lục đo tách thửa đất bản đồ địa chính (nếu có).
+ Bản sao CMND của các bên tham gia giao dịch.
+ Bản sao hộ khẩu của các bên tham gia giao dịch.
Trường hợp không rõ tình trạng hôn nhân của các bên chuyển đổi thì yêu cầu bổ sung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Đối với các giấy tờ bản sao thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch - Mẫu 31/PYC.
- Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất - Mẫu 35/HĐCĐ.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
h) Phí, lệ phí: Mức thu được tính theo giá trị hợp đồng theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lời chứng thực.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Các bên chuyển đổi phải đảm bảo đủ điều kiện giao dịch theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Chỉ thực hiện chứng thực tại UBND xã Mã Đà, xã Phú Lý, xã Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu; UBND xã Phú Tân, xã Phú Hòa, xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Gia Canh, xã Suối Nho, xã Thanh Sơn, xã Túc Trưng, xã La Ngà của huyện Định Quán; UBND xã Đắc Lua, xã Phú Bình, xã Phú Trung, xã Núi Tượng, xã Tà Lài, xã Nam Cát Tiên, xã Phú An, xã Phú Thịnh, xã Phú Lập, xã Phú Sơn, Xã Thanh Sơn huyện Tân Phú; UBND xã Sông Nhạn, xã Thừa Đức, xã Xuân Quế của huyện Cẩm Mỹ; UBND xã Xuân Bắc, xã Xuân Thành, xã Xuân Hưng, xã Xuân Hòa, xã Suối Cao của huyện Xuân Lộc.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TLTT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định đính chính số 601/QĐĐC-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai đính chính Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND sang cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
IV. Lĩnh vực tôn giáo
30. Thủ tục tiếp nhận đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) để được hướng dẫn thủ tục theo yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã:
- Khi đến nộp hồ sơ: Cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
- Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và thành phần hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả (ghi trong biên nhận), người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ); nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Hàng năm trước ngày 15/10, người phụ trách tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi bản đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó.
+ Văn bản đăng ký trong đó nêu rõ người tổ chức, chủ trì hoạt động, dự kiến thành phần, nội dung, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động tôn giáo (bản chính).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.
i) Phí, lệ phí: Không.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004.
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
31. Thủ tục tiếp nhận đăng ký người vào tu
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) để được hướng dẫn thủ tục theo yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã:
- Khi đến nộp hồ sơ: Cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
- Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và thành phần hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết Biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả (ghi trong biên nhận), người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ); nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Danh sách người vào tu (bản chính).
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã nơi người vào tu có hộ khẩu thường trú (bản chính).
+ Ý kiến bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ (với người chưa thành niên vào tu; bản chính).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (người phụ trách cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận người vào tu đến UBND cấp xã).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy xác nhận.
i) Phí, lệ phí: Không.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004.
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
32. Thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng thường niên, định kỳ của cơ sở tín ngưỡng
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) để được hướng dẫn thủ tục theo yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã:
- Khi đến nộp hồ sơ: Cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
- Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và thành phần hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả (ghi trong biên nhận), người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ); nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ trình về việc tổ chức lễ hội, trong đó nêu rõ nguồn gốc lịch sử của lễ hội, quy mô, thời gian, địa điểm, kế hoạch, chương trình, nội dung lễ hội (bản chính).
+ Danh sách Ban Tổ chức lễ hội (bản chính).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (những lễ hội tín ngưỡng được tổ chức thường niên, định kỳ trước khi tổ chức 15 ngày, người tổ chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với UBND cấp xã, nơi dự kiến tổ chức lễ hội tín ngưỡng).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.
i) Lệ phí: Không.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004.
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
33. Thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có phạm vi trong một xã
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) để được hướng dẫn thủ tục theo yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã:
- Khi đến nộp hồ sơ: Cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
- Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và thành phần hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết Biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả (ghi trong biên nhận), người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ); nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Văn bản thông báo trong đó nêu rõ mục đích, phạm vi, cách thức và thời gian thực hiện quyên góp, cơ chế quản lý, cách thức sử dụng quyên góp (bản chính - 01 bản).
+ Cơ sở tổ chức thực hiện quyên góp phải đảm bảo tính công khai, minh bạch đối với các khoản quyên góp kể cả việc phân bổ (bản chính - 01 bản).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trước 15 ngày với UBND cấp xã, nơi dự kiến tổ chức quyên góp).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy xác nhận.
i) Phí, lệ phí: Không.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004.
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
34. Thủ tục tiếp nhận thông báo việc sửa chữa nhỏ của cơ sở tôn giáo
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) để được hướng dẫn thủ tục theo yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã:
- Khi đến nộp hồ sơ: Cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
- Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và thành phần hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả (ghi trong biên nhận), người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ); nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm: Văn bản thông báo về việc sửa chữa nhỏ cơ sở tôn giáo, trong đó nêu rõ nội dung, thời gian sửa chữa, cải tạo. Đồng thời phải đảm bảo rằng việc sửa chữa, cải tạo đó không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy xác nhận.
i) Phí, lệ phí: Không.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004.
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
35. Thủ tục cấp đăng ký sinh hoạt điểm nhóm đạo Tin lành đối với các tổ chức hệ phái chưa đủ điều kiện cấp đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) để được hướng dẫn thủ tục theo yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã:
- Khi đến nộp hồ sơ: Cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
- Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và thành phần hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết Biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả (ghi trong biên nhận), người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ); nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Văn bản đăng ký, trong đó nêu rõ tên hệ phái, tổ chức đạo Tin lành, tên người đứng đầu điểm nhóm, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức sinh hoạt (bản chính).
+ Danh sách tín đồ (bản chính).
+ Trụ sở hoặc nơi cầu nguyện (bản chính).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.
i) Phí, lệ phí: Không.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004.
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành.
V. Lĩnh vực công tác dân tộc
36. Thủ tục xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại cấp xã
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trưởng thôn tổ chức họp đề xuất, giới thiệu người có uy tín; lập thủ tục đề cử theo quy định (thực hiện xong trước ngày 20 tháng 11 hàng năm); nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, thành phần hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ; Ủy ban nhân dân cấp xã xét duyệt, công nhận danh sách người có uy tín của xã (thời gian công nhận người có uy tín phải hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm).
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả (ghi trong biên nhận), người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Biên bản hội nghị dân cư thôn đề cử người có uy tín.
+ Biên bản hội nghị liên ngành thôn bình chọn một người có uy tín.
+ Biên bản họp của Ủy ban nhân dân xã xét duyệt công nhận người có uy tín.
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân xã phê duyệt danh sách người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thời hạn thực hiện không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Biên bản hội nghị dân cư thôn.
- Biên bản hội nghị liên ngành thôn.
- Biên bản họp xét công nhận người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quyết định của Ủy ban nhân dân xã phê duyệt danh sách người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
(Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-UBDT-BTC ngày 16/12/2011 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
h) Lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người có uy tín có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 2, Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
+ Là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở vùng dân tộc thiểu số.
+ Được nhân dân nơi cư trú bầu chọn là người gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú.
+ Được chính quyền xã xác nhận là người có nhiều công lao, đóng góp xây dựng và bảo vệ thôn, xã, địa phương nơi cư trú.
+ Được hội nghị dân cư và liên ngành thôn (Chi ủy, Trưởng thôn, Trưỏng ban công tác Mặt trận và đại diện các đoàn thể thôn) bầu chọn; Ủy ban nhân dân xã duyệt công nhận.
- Việc bình chọn được tiến hành từ cơ sở thôn, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng.
- Người có uy tín được xét công nhận một năm một lần; mỗi thôn được bầu chọn 01 (một) người có uy tín.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-UBDT-BTC ngày 16/12/2011 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
VI. Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
37. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người đăng ký cấp chứng nhận chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng hướng dẫn và nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
Bước 2: Cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đủ thủ tục pháp lý: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và viết biên nhận (phiếu hẹn).
- Trường hợp hồ sơ chưa đủ thủ tục hoặc không hợp lệ: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn đương sự chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Trả kết quả cho đương sự (theo phiếu hẹn).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h30’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 17h00’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm: Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh; bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
+ Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh và phiếu xét nghiệm phân người lành mang trùng.
+ Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+ Bản sao giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trạm y tế xã.
f) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.
- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh.
(Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 9 tháng 3 năm 2006 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm).
h) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
i) Phí, lệ phí:
- Lệ phí thẩm định: 50.000 đồng (theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP: 50.000 đồng (theo văn bản số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (Mục 3 Chương II, Điều 15,16).
- Quyết định số 11/2006/ QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ y tế về việc ban hành quy định điều kiện VSATTP đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống.
- Công văn số 2685/SYT-ATP ngày 03/11/2009 của Sở Y tế Đồng Nai về việc thống nhất thẩm quyền thẩm định, cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
VII. Lĩnh vực lâm nghiệp
38. Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là tổ chức
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Nhận kết quả tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế.
+ Thuyết minh thiết kế khai thác.
+ Bản đồ khu khai thác.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Bản đăng ký khai thác.
- Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
39. Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là hộ gia đình
a) Trình tự thực hiện:
- Các tổ chức, hộ gia đình xây dựng và nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
- Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Nhận kết quả tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả trong ngày làm việc:
- Sáng: Từ 07h đến 11h30.
- Chiều: Từ 13h đến 16h30.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bản dự kiến sản phẩm khai thác.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
- Các chủ rừng là hộ gia đình (gồm: Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các chủ rừng khác không có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Bản đăng ký khai thác.
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác.
i) Kết quả thực hiện THC
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
40. Thủ tục khai thác cây trồng trong vườn nhà, trang trại và cây trồng phân tán của chủ rừng là hộ gia đình
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức, hộ gia đình xây dựng và nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Nhận kết quả tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bản dự kiến sản phẩm khai thác.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
- Các chủ rừng là hộ gia đình (gồm: Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các chủ rừng khác không có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản đăng ký khai thác.
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác.
i) Kết quả thực hiện TTHC:
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
41. Thủ tục khai thác tận dụng các cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ , cành nhánh của chủ rừng là tổ chức, chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng tự đầu tư hoặc nhà nước hỗ trợ)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức, hộ gia đình xây dựng và nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Nhận kết quả tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bản dự kiến sản phẩm khai thác.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
- Các chủ rừng là hộ gia đình (gồm: Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các chủ rừng khác không có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Bản đăng ký khai thác.
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác.
i) Kết quả thực hiện THC
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
42. Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đạo tạo nghề của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng trồng bằng vốn tự đầu tư)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bản dự kiến sản phẩm khai thác.
+ Hồ sơ thiết kế, dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt hoặc đề cương nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì được khai thác tận dụng theo hồ sơ đã đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản đăng ký khai thác.
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì được khai thác tận dụng theo hồ sơ đã đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
43. Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các hộ gia đình xây dựng và nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Nhận kết quả tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bảng dự kiến sản phẩm khai thác.
+ Biên bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.
+ Bản thiết kế hoặc dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là hộ gia đình (gồm: Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các chủ rừng khác không có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản đăng ký khai thác.
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 23, Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác gỗ tận thu và lâm sản ngoài gỗ.
VIII. Lĩnh vực quản lý chất lượng
44. Thủ tục kiểm tra, chứng nhận cơ sở kinh doanh thuỷ sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở kinh doanh thủy sản có đăng ký kinh doanh do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng tại địa bàn xã chỉ có sản phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa lập và gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra cho cơ quan kiểm tra.
Bước 2: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra của cơ sở, cơ quan kiểm tra phải xem xét, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
Bước 3: Nếu hồ sơ đăng ký phù hợp cơ quan kiểm tra thông báo cho cơ sở thời gian sẽ tiến hành kiểm tra.
Bước 4: Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra tại cơ sở.
Bước 5: Công nhận kết quả kiểm tra:
- Đối với cơ sở đạt yêu cầu: Thông báo kết quả kiểm tra tới cơ sở và cấp giấy chứng nhận (nếu có yêu cầu).
- Đối với cơ sở không đạt yêu cầu:
+ Thông báo kết quả và yêu cầu thời hạn báo cáo kết quả khắc phục.
+ Kiểm tra lần hai: Thông báo kết quả kiểm tra tới cơ sở đạt yêu cầu và cấp giấy chứng nhận (nếu có yêu cầu) hoặc thông báo cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt hành chính, đồng thời kiến nghị tới các cơ quan chức năng xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho cơ sở không đạt yêu cầu kiểm tra lần hai.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Fax có xác nhận qua điện thoại (sau đó cơ sở gửi 01 giấy đăng ký kiểm tra bản chính tới cơ quan kiểm tra, các hồ sơ còn lại cơ sở cung cấp khi đoàn kiểm tra đến kiểm tra tại cơ sở).
- Thư điện tử (sau đó cơ sở gửi 01 giấy đăng ký kiểm tra hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi tới cơ quan kiểm tra, các hồ sơ còn lại cơ sở cung cấp khi đoàn kiểm tra đến kiểm tra).
- Đăng ký trực tuyến (sau đó cơ sở gửi 01 giấy đăng ký kiểm tra hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi tới cơ quan kiểm tra, các hồ sơ còn lại cơ sở cung cấp khi đoàn kiểm tra đến kiểm tra).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Giấy đăng ký kiểm tra (theo Mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản).
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.
+ Báo cáo hiện trạng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (không áp dụng đối với tàu cá); (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản).
+ Bảng tổng hợp kế hoạch HACCP cho nhóm sản phẩm tương tự đăng ký kiểm tra (áp dụng đối với các cơ sở thuộc diện bắt buộc phải xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo CL, ATTP theo nguyên tắc HACCP theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 - 02: 2009/BNNPTNT).
Đối với các cơ sở đăng ký kiểm tra sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra trước, cơ sở chỉ lập hồ sơ bao gồm 01 (một) báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản) gửi cơ quan kiểm tra.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 22 (hai mươi hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ - hoàn thành kiểm tra, bao gồm: 15 (mười lăm) ngày làm việc – thẩm tra hồ sơ, thông báo kế hoạch kiểm tra và kiểm tra, đánh giá tại cơ sở; 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra - xử lý kết quả và thông báo kết quả kiểm tra, công nhận.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
- Giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản).
- Báo cáo hiện trạng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản).
- Báo cáo khắc phục các sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản (đối với các cơ sở đăng ký kiểm tra lại do kết quả kiểm tra lần trước không đạt).
h) Phí, lệ phí: Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 40.000 đồng/lần cấp (Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản).
i) Kết quả thực hiện TTHC:
- Công nhận kết quả kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu tới cơ sở/thông báo kết quả đối với cơ sở chưa đủ điều kiện.
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (nếu cơ sở có yêu cầu). Thời hạn hiệu lực của kết quả: 03 năm.
j) Điều kiện thực hiện TTHC:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010.
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản.
45. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận ATTP trong kinh doanh thủy sản (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở kinh doanh thủy sản gửi văn bản tới cơ quan kiểm tra đề nghị cấp lại giấy chứng nhận ATTP khi giấy chứng nhận ATTP bị mất, hư hỏng, khi cơ sở có thay đổi hay bổ sung thông tin có liên quan.
- Bước 2: Cơ quan kiểm tra thực hiện cấp lại giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đưòng bưu điện.
- Fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính).
- Thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính).
- Mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận ATTP (Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại của cơ sở.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 40.000 đồng/lần cấp (Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản).
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (nếu cơ sở có yêu cầu). Thời hạn hiệu lực của kết quả: Trùng với thời hạn hết hiệu lực của giấy chứng nhận ATTP cũ.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010.
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản.
IX. Lĩnh vực xây dựng
46. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân liên hệ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) để được hướng dẫn thủ tục theo yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã.
Bộ phận tiếp nhận:
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
+ Viết biên nhận hồ sơ (nếu hồ sơ hợp lệ).
- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu, người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu 1, Phụ lục IV (Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình) hoặc đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (trong đó có cam kết phá dỡ công trình khi nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng) theo Mẫu 2, Phụ lục IV (Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình) hoặc đơn đề nghị sửa chữa cải tạo nhà ở (theo mẫu Văn bản số 633/SXD-QLQH ngày 15/5/2007 của Sở Xây dựng hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai).
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai (chứng thực).
+ Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kế do đơn vị chức năng hoặc chủ nhà tự vẽ tùy theo quy mô.
+ Đối với sửa chữa, cải tạo nhà ở yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải có ảnh chụp hiện trạng công trình.
+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ), riêng sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình nộp 02 bộ bản chính.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
f) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
g) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép xây dựng.
h) Phí, lệ phí:
Mức thu 30.000đ/giấy phép (Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 25/02/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai).
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu 1, Phụ lục IV, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (trong đó có cam kết phá dỡ công trình khi nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng) theo Mẫu 2, Phụ lục IV, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
j) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:
- Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.
- Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.
- Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
- Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009.
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003.
- Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí.
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin – Truyền thông hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị.
- Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân cấp, ủy quyền cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 46/2008/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định về cấp phép xây dựng đối với các công trình trạm thu phát sóng thông tin di động ở các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 25/02/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 61/2010/QĐ-UBND ngày 07/10/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc quy định thu phí xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Quy hoạch xây dựng được duyệt.
47. Thủ tục điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp xã để được hướng dẫn thủ tục và lấy mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính điền thông tin theo yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp xã.
Bộ phận tiếp nhận:
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ (nếu hồ sơ hợp lệ).
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu, người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
+ Bản vẽ duyệt kèm theo giấy phép xây dựng và 02 bộ hồ sơ thiết kế điều chỉnh (đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép xây dựng).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với gia hạn giấy phép xây dựng).
- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với điều chỉnh giấy phép xây dựng).
e) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
f) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
g) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép xây dựng.
h) Phí, lệ phí:
- Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng : 10.000 đồng/01 giấy phép.
- Lệ phí điều chỉnh giấy phép xây dựng : 100.000 đồng (Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 25/02/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai).
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Do chủ đầu tư tự lập.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.
- Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.
- Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
- Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh.
- Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị.
- Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009.
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003.
- Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí.
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin – Truyền thông hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị.
- Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân cấp, ủy quyền cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 46/2008/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định về cấp phép xây dựng đối với các công trình trạm thu phát sóng thông tin di động ở các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 25/02/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.