Quyết định 2171/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án “Thu hái bền vững nguồn tài nguyên dược liệu - cơ hội cho công tác bảo tồn và phát triển của cộng đồng người thu nhập thấp sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại vùng đệm Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”
Số hiệu | 2171/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 04/12/2013 |
Ngày có hiệu lực | 04/12/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký | Nông Văn Chí |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2171/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 04 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “THU HÁI BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN DƯỢC LIỆU - CƠ HỘI CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THU NHẬP THẤP SỐNG PHỤ THUỘC VÀO TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số: 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số: 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số: 93/2009/NĐ-CP;
Căn cứ Cam kết tài trợ của Tổ chức Traffic International tại Việt Nam ngày 24/9/2013;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số: 330/TTr-SKH&ĐT ngày 22/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Thu hái bền vững nguồn tài nguyên dược liệu - cơ hội cho công tác bảo tồn và phát triển của các cộng đồng người thu nhập thấp sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại vùng đệm Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” với nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Thu hái bền vững nguồn tài nguyên dược liệu - cơ hội cho công tác bảo tồn và phát triển của các cộng đồng người thu nhập thấp sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại vùng đệm Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.
2. Tên bên tài trợ: Tổ chức Traffic International tại Việt Nam.
3. Cơ quan phê duyệt dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
4. Cơ quan chủ quản dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
5. Chủ dự án: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn.
6. Cơ quan phối hợp thực hiện: Ban Quản lý Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn.
7. Địa điểm thực hiện dự án: Bảy thôn thuộc vùng đệm Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn gồm: Thôn Nà Dạ, Bản Tưn, Bản Eng và Bản Khang thuộc xã Xuân Lạc; Thôn Khuổi Kẹn, Kéo Nàng và Phja Khao thuộc xã Bản Thi.
8. Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 7/2013 - 6/2014.
(Từ tháng 7/2013 chủ dự án phối hợp với nhà tài trợ thực hiện các bước lập dự án, chuẩn bị hồ sơ dự án.)
9. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án:
9.1. Mục tiêu:
Dự án này nhằm tiếp nối các hoạt động của dự án được tài trợ bởi Quỹ đối tác các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) theo Quyết định số: 119/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nội dung văn kiện dự án “Phát triển mô hình thu hái cây thuốc tự nhiên một cách bền vững thông qua việc ứng dụng các tiêu chí Fairwild ở Việt Nam” trên địa bàn vùng đệm Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.
Tiếp tục giúp người dân tại các cộng đồng dân tộc thiểu số có thu nhập thấp và phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại vùng đệm của Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn tăng thu nhập thông qua việc bán các sản phẩm dược liệu được thu hái từ tự nhiên. Bên cạnh đó, dự án sẽ chú trọng hơn vào việc tăng số lượng các hộ hưởng lợi và nhóm người thu mua các sản phẩm dược liệu tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn. Thông qua các hoạt động này sẽ góp phần tích cực trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu và tính đa dạng sinh học tại khu vực.
9.2. Kết quả chủ yếu của dự án:
- Điều tra chuỗi thị trường cho 05 - 06 loài (các loài dự kiến đánh giá là: Chè dây, Giảo cổ lam, Thiên niên kiện, Cẩu tích và Bách bộ; tìm khách hàng tiềm năng có cam kết lâu dài với sản phẩm Sa nhân và Thảo đậu khấu).
- Lập bản đồ phân bố của các loài dược liệu trong địa bàn dự án.
- Nâng cao ý thức người dân: Giúp người dân hiểu và thực hiện thu hái bền vững nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên dược liệu trong khu vực; ngăn chặn việc khai thác tài nguyên dược liệu một cách quá mức tại khu vực.
- Tìm khách hàng tiềm năng có khả năng hợp tác với cộng đồng người dân địa phương trên địa bàn dự án.