QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP -
NÔNG THÔN THÍ ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 172/2003/QĐ-UB ngày 11 tháng 12 năm 2003 của
Uỷ ban nhân dân thành phố)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Văn bản này quy định một số nguyên tắc tổ chức và quản lý
các Doanh nghiệp nông nghiệp - nông thôn (DNNNo-NT) thí điểm trên địa bàn Thành
phố Hà Nội, nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế khu vực nông thôn ngoại
thành, tạo thêm việc làm tại chỗ, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Điều 2. DNNNo-NT là Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh
nghiệp với ngành nghề đặc trưng là hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
nông nghiệp, công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá, tiểu thủ công
nghiệp và các dịch vụ trên địa bàn nông thôn ngoại thành, nhằm đáp ứng yêu cầu
sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Điều 3. DNNNo-NT thành lập thí điểm được hưởng các ưu đãi theo
chính sách hiện hành của Nhà nước và một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ
theo Quy định này.
Chương II
MÔ HÌNH DNNNO-NT THÍ ĐIỂM
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng DNNNo-NT thí điểm.
1. Tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.
2. Bảo đảm hội tụ các yếu tố kinh tế - xã hội và
chính trị ở nông thôn.
3. Tuân thủ Luật doanh nghiệp, cùng các quy định
hiện hành của Nhà nước và của UBND thành phố Hà Nội.
Điều 5. Mô hình DNNNo-NT thí điểm.
DNNNo-NT thí điểm có thể được tổ chức với nhiều
dạng mô hình khác nhau theo Luật doanh nghiệp và phù hợp với điều kiện thực tế
của từng địa phương. Trong đó, Doanh nghiệp cổ phần được định hướng phát triển,
do phù hợp với quá trình đổi mới quan hệ sản xuất, tạo việc làm, sử dụng đất
đai và huy động các nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Điều 6. Điều kiện tổ chức DNNNo-NT cổ phần thí điểm.
1. Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp cần có 10 cổ
đông sáng lập trở lên, tự nguyện tham gia thành lập DNNNo-NT thí điểm theo Luật
doanh nghiệp.
2. Tập trung diện tích ruộng đất tại thôn, xã từ
10 ha trơ lên, đối với Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
trổng trọt, nuôi thả thủy sản.
3. Có Đề án thành lập DNNNo-NT thí điểm được
UBND huyện sở tại thông qua và UBND Thành phố chấp thuận. Đề án tập trung một số
nội dung chủ yếu:
- Phương án quản lý, sử dụng ruộng đất và hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
- Phương án sử dụng lao động (ưu tiên sử dụng
nguồn lao động tại chỗ).
- Phương án tài chính (vốn, nguyên tắc quản lý
và phân phối...), cần phải có Ngân hàng hoặc Tổ chức tài chính tham gia cho vay
vốn.
4. Có Điều lệ xây dựng theo quy định của Luật
doanh nghiệp.
5. Giám đốc phải có đủ năng lực điều hành
DNNNo-NT thí điểm. Trường hợp cần thiết, xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện để
thuê hoặc điều chuyển Giám đốc đủ năng lực cho DNNNo-NT.
Điều 7. Thành viên của DNNNo-NT thí điểm.
1. Các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thuộc và
không thuộc Thành phố Hà Nội, nếu chấp thuận đề án, điều lệ hoạt động của
DNNNo-NT thí điếm và tự nguyện góp vốn, thì đều trỏ thành cổ đông của DNNNo-NT
thí điểm.
2. Mỗi cổ đông sáng lập sở hữu tối đa không quá
30% cổ phần theo vốn điều lệ. Sự chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông sáng lập
phải thực hiện đúng quy định trong Điều lệ DNNNo-NT thí điểm.
Điều 8. Quản lý và hỗ trợ DNNNo-NT thí điểm.
1. Khi có đủ điều kiện thành lập DNNNo-NT thí điểm,
các cổ đông sáng lập, thống nhất lập đề án đề nghị UBND huyện sở tại xem xét,
phê duyệt và được UBND Thành phố chấp thuận, DNNNo-NT làm thủ tục đăng ký kinh
doanh theo Luật doanh nghiệp.
2. Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo, hướng dẫn và
đôn đốc UBND xã tổ chức thành lập DNNNo-NT thí điểm. Trên cơ sở tập trung làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân địa phương về mục đích sử dụng
và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp.
3. DNNNo-NT thí điểm được hưởng chính sách khuyến
khích, hỗ trợ theo Quyết định số 33/2003/QĐ-UB ngày 21 tháng 02 năm 2003 của
UBND Thành phố “Quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn Thành phố” và một số ưu đãi sau:
- Được vay vốn ưu đãi của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát
triển Thành phố.
- Được miễn tiền sử dụng đất cho các dịch vụ.
- Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5
năm đầu kể từ khi thành lập doanh nghiệp và được giảm 50% thuế thu nhập doanh
nghiệp trong 5 năm tiếp theo.
- Được hỗ trợ về đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ
kỹ thuật và các tiến bộ kỹ thuật áp dụng cho sản xuất.
Chương III
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG
DNNNO-NT THÍ ĐIỂM.
Điều 9. Góp vốn điều lệ vào DNNNo-NT thí điểm.
1. Quyền sử dụng đất đai là tài sản quan trọng của
DNNNo-NT thí điểm, được hình thành do được giao, thuê, chuyển nhượng và góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng đất của các thành viên. DNNNo-NT thí điểm thống nhất
quản lý đất theo Luật đất đai và sử dụng có hiệu quả theo điều lệ hoạt động của
doanh nghiệp.
2. Quyền sử dụng đất của các thành viên góp vốn
vào DNNNo-NT thí điểm, được định giá và quy thành cổ phần theo giá trị bằng tiền
trong tổng giá trị vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Điều 10. Việc định giá và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất
trong DNNNo-NT thí điểm.
1. Căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước và
tình hình thực tế tại địa phương, việc định giá quyền sử dụng đất khi góp vốn
vào DNNNo-NT được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa doanh nghiệp với các
thành viên, nhưng mức giá tối đa không vượt quá giá bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp.
2. Quy trình xác định giá trị quyền sử dụng đất:
a. Xác định phạm vi diện tích khu đất lập đề án
thành lập DNNNo-NT thí điểm.
b. Thốn kê diện tích đất trong khu vực đề án của
từng hộ nông dân góp vào DNNNo-NT thí điểm (đã được và chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất).
c. Lập phương án chuyển đổi, hợp pháp hoá theo
quy định diện tích đất với chính quyền địa phương (nếu thấy cần thiết).
d. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất và thủ
tục chuyển giao:
- Các cổ đông sáng lập DNNNo-NT thí điểm, lựa chọn
phương án xác định giá trị quyền sử dụng đất, nhằm khuyến khích các cổ đông góp
vốn bằng tiền hoặc giá trị quyền sử dụng đất.
- Các cổ đông tham gia DNNNo-NT thí điểm làm thủ
tục góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thông qua Ngân hàng hoặc Tổ chức tài
chính bảo lãnh, nhằm bảo đảm tính hợp pháp cho DNNNo-NT thí điểm quản lý, sử dụng
đất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- UBND thành phố cho phép việc góp vốn bằng giá
trị quyền sử dụng đất với thời hạn là 20 năm kể từ ngày quyết định thành lập
DNNNo-NT thí điểm.
Điều 11. Việc quản lý, sử dụng đất đai của DNNNo-NT thí điểm.
1. DNNNo-NT thí điểm có phương án đầu tư cải tạo,
sử dụng đất theo đề án sản xuất kinh doanh được phê duyệt.
2. DNNNo-NT thí điểm được thuê, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất của người ngoài doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Luật
đất đai.
3. Khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất
phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, DNNNo-NT thí điểm thủ tục
UBND thành phố xem xét, giải quyết theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Việc chuyển nhượng cổ phần bằng giá trị quyền
sử dụng đất phải tuân theo Điều lệ DNNNo-NT thí điểm và các quy định về quản
lý, sử dụng đất đai hiện hành của Nhà nước.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Quy định trách nhiệm.
1. Ban chỉ đạo thành lập DNNNo-NT thí điểm Thành
phố chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn
thiện cơ chế, chính sách về phát triển DNNNo-NT thí điểm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ
quan thường trực Ban chỉ đạo Thành phố) chủ trì, phối hợp với các ngành liên
quan hướng dẫn việc thành lập DNNNo-NT, xét duyệt kinh phí hỗ trợ theo Quyết định
số 33/2003/QĐ-UB ngày 21 tháng 02 năm 2003 của UBND Thành phố và theo dõi tiến
độ thành lập DNNNo-NT thí điểm; đồng thời tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm,
báo cáo UBND Thành phố.
3. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan dự thảo, trình UBND Thành phố
Kế hoạch thực hiện và hướng dẫn việc xây dựng đề án thành lập DNNNo-NT thí điểm.
4. Ngân hàng Nhà nước Hà Nội chỉ đạo hệ thống Ngân
hàng (thương mại, chính sách xã hội), các Quỹ tín dụng hỗ trợ lãi suất theo quy
định, tạo thuận lợi cho các DNNNo-NT thí điểm ra đời và hoạt động có hiệu quả.
5. UBND các huyện chỉ đạo UBND các xã hướng dẫn,
đôn đốc các DNNNo-NT thí điểm tổ chức sản xuất kinh doanh theo điều lệ và quy định
hiện hành của Nhà nước.
6. Uỷ ban nhân dân các xã tạo thuận lợi cho
DNNNo-NT thí điểm ra đời và hoạt động có hiệu quả, nhằm phát triển kinh tế xã hội
tại địa phương.
7. Các sở, ban, ngành Thành phố liên quan căn cứ
chức năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo thành lập DNNNo-NT thí điểm
Thành phố, tạo điều kiện cho DNNNo-NT thí điểm hoạt động có hiệu quả.
8. Các cổ đông lập có trách nhiệm chuẩn bị hồ
sơ, thủ tục thành lập và tổ chức điều hành DNNNo-NT thí điểm hoạt động theo quy
định của pháp luật và có hiệu quả.
Điều 13. Tổ chức kiểm tra thực hiện.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ
tịch UBND các huyện có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và phối hợp thực hiện những
nhiệm vụ được giao theo Quy định này.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện các ngành liên
quan, các cấp và các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, báo cáo
UBND Thành phố để xem xét, giải quyết kịp thời.