THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 1416/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc
Liêu)
Phần I. Danh mục các thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm
vi giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác
|
Cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường
công lập trong vùng) cho học sinh trung học phổ thông ngoài công lập là con của
người có công với nước, các đối tượng chính sách
|
Phần II: Nội dung cụ thể của từng thủ tục
hành chính thuộc phạm vi giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo
Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác.
Thủ tục: Cấp bù học phí (theo mức học phí của
các trường công lập trong vùng) cho học sinh trung học phổ thông ngoài công lập
là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách.
Trình tự thực hiện:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp
luật.
Trong vòng 30
ngày kể từ ngày bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh
trung học phổ thông ngoài công lập phải làm đơn có xác nhận của nhà trường (mẫu
đơn theo phụ lục II) gửi về Sở
Giáo dục và Đào tạo.
- Nộp hồ sơ tại Phòng
Kế hoạch tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu (số 6, đường Nguyễn Tất Thành, P1, thành phố Bạc
Liêu).
+ Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra
tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
. Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì
viết phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
. Hồ sơ thiếu hoặc không hợp
lệ thì hướng dẫn làm lại hồ sơ.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ
Hai đến thứ Sáu hàng tuần, buổi sáng từ 7h 30 phút đến 11h, buổi chiều từ 13h
30 phút đến 17h; thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ và ngày tết nghỉ.
- Nhận kết quả tại Phòng Kế hoạch tài chính, Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu (số 6, đường
Nguyễn Tất Thành, P1, thành phố Bạc Liêu).
+ Công chức trả kết quả TTHC chỉ yêu
cầu người đến nhận khi đến nhận mang theo phiếu tiếp nhận hồ sơ và ký
nhận, trao kết quả cho người đến nhận. Trong trường hợp nhận hộ, người
nhận hộ phải có đem theo phiếu tiếp nhận hồ sơ.
+ Thời gian trao trả giấy phép: Từ thứ
Hai đến thứ Sáu hàng tuần, buổi sáng từ 7h 30 phút đến 11h, buổi chiều từ 13h
30 phút đến 17h; thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ và ngày tết nghỉ.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan nhà
nước.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp bù học phí (theo phụ lục
II).
Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận thuộc đối tượng
được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 của Thông tư này do cơ quan quản lý đối
tượng người có công và Ủy ban nhân dân xã xác nhận (theo quy định tại tiết a,
điểm 2.1, khoản 2, mục III, Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày
20/11/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có
công với cách mạng và con của họ).
+ Sổ đăng ký hộ khẩu thường
trú của hộ gia đình đối với đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2
của Thông tư này.
+ Bản sao Quyết định về việc
trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (hiện nay theo mẫu số 5,
Thông tư số 24/2010/TTLT/BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của liên Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) đối với đối tượng được quy định tại điểm
c, khoản 1, Điều 2 của Thông tư này là trẻ em học mẫu giáo, học sinh mồ côi cả
cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện, thị xã
hoặc của Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn đối với đối tượng được quy định
tại điểm c, khoản 1, Điều 2 của Thông tư này là trẻ em học mẫu giáo và học sinh
bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã xác
nhận cho đối tượng được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 2, Thông tư này.
+ Giấy chứng nhận hộ nghèo
và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% của hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp
cho đối tượng được quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 2, Thông tư này.
+ Bản sao sổ hưởng trợ cấp
hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động đối với đối tượng
được quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 2 của Thông tư này.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Chậm nhất trong vòng 15
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Sở
Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo cho gia đình người học
được biết trong vòng 07 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ
sơ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Phòng Kế hoạch tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chi trả tiền
mặt cấp bù học phí.
- Việc chi trả cấp bù học
phí được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi
trả đủ 4 tháng vào tháng 9 hoặc tháng 10; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3
hoặc tháng 4.
- Trường hợp cha mẹ (hoặc
người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông chưa nhận tiền cấp bù
học phí theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
Lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp bù học
phí (theo phụ lục II).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người có công với cách mạng và thân nhân của
người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số
26/2005/PLUBTVQH11 ngày 29/6/2005. Cụ thể:
+ Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương
binh).
+ Con của người hoạt động
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ
ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con
của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng
chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con của người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
- Học sinh có cha mẹ thường
trú tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại
các quyết định dưới đây:
+ Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các
xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
+ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội
các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 -
2010 (Chương trình 135 giai đoạn II).
+ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương
trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên
giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999 - 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào
diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và
hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn
2006 - 2010.
+ Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007 của
Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi
theo trình độ phát triển.
+ Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008
của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã
khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.
+ Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn,
xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và
danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.
+ Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
- Học sinh mồ côi cả cha lẫn
mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Cụ
thể:
+ Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương
tựa.
+ Học sinh bị tàn tật có khó
khăn về kinh tế theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Nghị định số 116/2004/NĐ-CP
ngày 23/4/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Bộ luật Lao động về lao động người tàn tật. Việc xác định đối tượng
có khó khăn về kinh tế áp dụng theo Thông tư số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày
30/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác nhận
đối tượng được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ
tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn
nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất
tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả
năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc
mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người
nuôi dưỡng.
Người chưa thành niên từ đủ
16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ
em nêu trên.
- Học sinh có cha mẹ thuộc
diện hộ nghèo theo quy định. Chuẩn nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ (hiện nay đang được thực hiện theo
quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010).
- Học sinh là con của hạ sĩ
quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân
dân: Theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Thông tư liên tịch số
04/2009/TTLT-BCA-BTC ngày 14/4/2009 của liên Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 54/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ quy định chế
độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn
trong Công an nhân dân và điểm 1.1 mục 1, phần II, Thông tư liên tịch số
181/2007/TTLT-BQP-BTC ngày 04/12/2007 của liên Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 106/2007/NĐ-CP ngày 22/6/2007 của Chính phủ về chế độ,
chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ.
- Học sinh là con cán bộ,
công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp
được hưởng trợ cấp thường xuyên.
- Học sinh có cha mẹ thuộc diện
hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.
Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ
chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.
- Thông tư số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH
ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ.
Mẫu: Đơn đề nghị cấp bù học phí
PHỤ LỤC II
(Kèm theo Thông tư liên tịch số
29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
BÙ HỌC PHÍ
(Dùng cho cha
mẹ trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài công lập)
Kính gửi: Phòng
Giáo dục và đào tạo/Sở Giáo dục và đào tạo (1)
Họ và tên (2):
Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (3):
Hiện đang học tại lớp:
Là học sinh trường:
Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định
tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định số 49)
Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, em làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp
bù học phí theo quy định và chế độ hiện hành./.