Quyết định 112-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, huyện thuộc tỉnh Sông Bé do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 112-HĐBT
Ngày ban hành 04/07/1988
Ngày có hiệu lực 19/07/1988
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Nguyễn Khánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 112-HĐBT

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 1988

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN VẠCH LẠI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ XÃ, HUYỆN THUỘC TỈNH SÔNG BÉ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ quyết định số 64B-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12-9-1981;
Xét đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sông Bé và Ban tổ chức của Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, huyện thuộc tỉnh Sông Bé như sau:

A. Huyện Đồng Phú:

Chia xã Phú Riềng thành hai xã lấy tên là xã Phú Riềng và xã Thuận Lợi.

- Xã Phú Riềng (mới) có ấp Đồng Tiến và ấp Đức Phú với 12.100 hécta diện tích tự nhiên và 1.591 nhân khẩu.

Địa giới xã Phú Riềng (mới) ở phía đông giáp xã Nghĩa Trung; phía tây giáp xã Bù Nho; phía nam giáp xã Thuận Lợi; phía bắc giáp các xã Phước Tín và Phước Bình.

- Xã Thuận Lợi có ấp Thuận Lợi với 14.800 hécta diện tích tự nhiên và 3.136 nhân khẩu.

Địa giới xã Thuận Lợi ở phía đông giáp xã Đồng Xoài; phía tây giáp xã Phú Riềng (mới); phía nam giáp xã Tân Thành; phía bắc giáp xã Nghĩa Trung.

B. Huyện Phước Long:

Tách của xã Phước Tín khu vực nông trường Đức Liễu với 6.210 hécta diện tích tự nhiên để sáp nhập vào xã Nghĩa Trung.

Sau khi phân vạch địa giới hành chính:

- Xã Phước Tín có 3 ấp Đồng Tâm, Đồng Tiến và Hưng Lập với 9.740 hécta diện tích tự nhiên và 4.084 nhân khẩu.

Địa giới xã Phước Tín ở phía đông giáp xã Nghĩa Trung; phía tây giáp xã Phước Bình; phía nam giáp xã Phú Riềng (mới); phía bắc giáp các xã Sơn Giang và Đức Hạnh.

- Xã Nghĩa Trung có thôn 5 và 5 ấp Nghĩa Bình, Nghĩa Hoà, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thành với 26.710 hécta diện tích tự nhiên và 2.327 nhân khẩu.

- Địa giới xã Nghĩa Trung ở phía đông giáp xã Thống nhất; phía tây giáp các xã Phước Tín và Phú Riềng (mới); phía nam giáp các xã Thuận Lợi và Đồng Xoài ; phía bắc giáp xã Minh Hưng.

C. Huyện đồng Phú - huyện Phước Long:

Tách xã Phú Riềng (mới) của huyện Đồng Phú để sáp nhập vào huyện Phước Long; chia huyện Phước Long thành hai huyện lấy tên là huyện Phước Long và huyện Bù Đăng.

- Huyện Phước Long (mới) có 10 xã Bình Thắng, Bù Nho, Đa Kơ, Đa Kia, Đức Hạnh, Long Hưng, Sen Giang, Phước Bình, Phước Tín và Phú Riềng (mới) với 182.700 hécta diện tích tự nhiên và 76.743 nhân khẩu.

Địa giới huyện Phước Long (mới) ở phía đông giáp huyện Bù Đăng; phía tây giáp các huyện Bình Long và Lộc Ninh; phía nam giáp huyện Đồng Phú; phía bắc giáp nước Cam-pu-chia.

- Huyện Bù Đăng có 7 xã Đak Nhau, Đồng Nai, Minh Hưng, Nghĩa Trung, Đoàn Kết, Thống nhất và Thọ Sơn với 152.500 hécta diện tích tự nhiên và 416.016 nhân khẩu.

Địa giới huyện Bù Đăng ở phía đông giáp huyện Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng; phía tây giáp huyện Phước Long; phía nam giáp huyện Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai; phía bắc giáp huyện Đăk Rlắp thuộc tỉnh Đăk Lăk.

Sau khi phân vạch địa giới hành chính:

Huyện Đồng Phú có 11 xã An Bình, An Linh, Tân Hoà, Tân hưng, Tân Hiệp,

Tân Thành, Tấn Lập, Tấn Lợi, Thuận Lợi, Đồng Xoài và Phước Vĩnh với 146.450 hécta diện tích tự nhiên và 86.083 nhân khẩu.

Địa giới huyện đồng Phú ở phía đông giáp thị xã Vĩnh An thuộc tỉnh Đồng Nai; phía tây giáp huyện Chơn Thành; phía nam giáp huyện Tân Uyên; phía bắc giáp huyện Phước Long.

Điều 2. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sông bé và Ban Tổ chức của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Khánh

(Đã ký)