ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/QĐ-UBND
|
Hòa
Bình, ngày 03 tháng 01 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ/HỦY
BỎ, LĨNH VỰC VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA), VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI
TRỢ NƯỚC NGOÀI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HÒA
BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14/5/2013, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1753/QĐ-BKHĐT
ngày 28/11/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc công bố danh mục thủ tục hành
chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ/hủy bỏ, lĩnh vực vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Tờ trình số 237/TTr-KHĐT ngày
17/12/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính mới ban hành (01 thủ
tục), danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung (03 thủ tục), trong
lĩnh vực vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa
Bình.
Bãi bỏ 07 thủ tục hành chính cấp tỉnh
trong lĩnh vực vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được công bố tại các Quyết định: Quyết
định số 156/QĐ-UBND ngày 24/01/2018; Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 14/3/2018;
Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 và Quyết định số 3010/QĐ-UBND ngày
24/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình.
(Có
danh mục thủ tục hành chính kèm theo).
Phụ lục Danh mục và nội dung cụ thể của
từng thủ tục hành chính tại Quyết định này được đăng tải trên Trang Thông tin
điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, chuyên mục “Văn bản/Quyết định” tại
địa chỉ: http://vpubnd.hoabinh.gov.vn/index/HOMEPAGE/39/2239/2239/menu.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Các thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này được thực hiện tiếp nhận, trả
kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh kể từ ngày ký.
- Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông đăng
tải đầy đủ nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính công bố tại Quyết định
này trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện
tử của Sở, ngành liên quan và niêm yết, công khai việc tiếp nhận, trả kết quả
thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính
công tỉnh.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư,
Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC- VPCP;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh VP, Phó CVP Bùi Quang Toàn;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm TH&CB tỉnh;
- Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT (H. Thành 24b).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Quang
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC
TTHC BAN HÀNH MỚI, BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA), VỐN
VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/QĐ-UBND ngày 03/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới
ban hành
STT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Thời
hạn giải quyết
|
Địa
điểm thực hiện
|
Phí,
lệ phí (nếu có)
|
Căn
cứ pháp lý
|
1
|
Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt
văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn
ODA viện trợ không hoàn lại
|
Thời hạn thẩm định Văn kiện dự án,
phi dự án là không quá 20 ngày kể từ ngày khi nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, cơ quan chủ quản thông
báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ
quan có liên quan kèm theo văn kiện dự án, phi dự án đã
được phê duyệt có đóng dấu giáp lai của cơ quan chủ quản để giám sát và phối
hợp thực hiện
|
Trung
tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh
|
Không
|
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ;
- Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày
01/10/2018 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016;
- Quyết định số 1753/QĐ-BKHĐT ngày
28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
|
2. Danh mục thủ tục hành chính được
sửa đổi, bổ sung
STT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Thời
hạn giải quyết
|
Địa
điểm thực hiện
|
Phí,
lệ phí (nếu có)
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung sửa đổi
|
1
|
BKH-HBI-271871
|
Lập thẩm định, quyết định đầu tư
chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản
|
1. Trong thời
gian thẩm định văn kiện chương trình, dự án tính từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng
quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia không quá 90 ngày; Đối với dự án đầu
tư nhóm A không quá 40 ngày; Đối với dự án đầu tư nhóm B không quá 30 ngày; Đối
với dự án đầu tư nhóm C, dự án hỗ trợ kỹ thuật và chương
trình, dự án khác: không quá 20 ngày.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ quan, đơn vị được giao thẩm định,
cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt văn kiện chương
trình, dự án và quyết định chủ trương đầu tư chương trình dự án.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định đầu tư
chương trình, dự án, cơ quan chủ quản thông báo cho nhà tài trợ nước ngoài và
chủ dự án về quyết định đầu tư chương trình, dự án, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan Quyết định đầu tư chương
trình, dự án (bản gốc hoặc bản sao có công chứng) kèm theo văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt có đóng dấu giáp lai của cơ quan chủ quản để giám sát và phối hợp thực hiện.
|
Trung
tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh
|
Không
có
|
- Nghị định số
16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ;
- Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày
01/10/2018 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016;
- Quyết định số 1753/QĐ-BKHĐT ngày 28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
|
2
|
BKH-HBI-271876
|
Lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi,
vốn đối ứng
|
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
ký kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
|
Trung
tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hòa Bình
|
Không
có
|
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ;
- Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày
01/10/2018 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016;
- Quyết định số 1753/QĐ-BKHĐT ngày 28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
|
3
|
BKH-HBI-271877
|
Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hàng năm
|
Không
quy định
|
Trung
tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hòa Bình
|
Không
có
|
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ;
- Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày
01/10/2018 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016;
- Quyết định số 1753/QĐ-BKHĐT ngày
28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
|
3. Danh mục thủ tục hành chính bị
bãi bỏ
STT
|
Số
hồ Sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính bị bãi bỏ
|
Tên
VBQPPL quy định việc bãi bỏ TTHC
|
Cơ
quan thực hiện
|
1
|
BKH-HBI-271875
|
Đề xuất và lựa
chọn Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của
Thủ tướng Chính phủ
|
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016.
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
2
|
BKH-HBI-271865
|
Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA
viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản
|
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016.
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
3
|
BKH-HBI-271866
|
Quyết định chủ trương đầu tư dự án
hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA viện trợ
không hoàn lại thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản
|
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016.
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
4
|
BKH-HBI-271872
|
Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự
án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
|
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016.
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
5
|
BKH-HBI-271871
|
Lập thẩm định, quyết định đầu tư
chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của người đứng
đầu cơ quan chủ quản
|
Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 24/01/2018;
Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 14/3/2018; Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày
10/7/2018 và Quyết định số 3010/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh
Hòa Bình.
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
6
|
BKH-HBI-271876
|
Lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể thực
hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng
|
Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 24/01/2018; Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 14/3/2018;
Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 và Quyết định
số 3010/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh
Hòa Bình.
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
7
|
BKH-HBI-271877
|
Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn
đối ứng hàng năm
|
Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày
24/01/2018; Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 14/3/2018; Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 và Quyết định số 3010/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của
Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình.
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
PHẦN
II
NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN
HÀNH MỚI
1. Thủ tục lập, thẩm định, quyết định
phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA viện trợ
không hoàn lại
1.1. Trình tự thực hiện
- Đối với các dự án, phi dự án có những
nội dung thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
quy định tại khoản 27 điều 1 Nghị định số 132/2018/NĐ-CP: Cơ quan chủ quản
không tổ chức thẩm định. Người đứng đầu cơ quan chủ quản căn cứ Quyết định chủ
trương thực hiện để Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án,
phi dự án.
- Đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật
khác: Cơ quan chủ quản chủ trì thẩm định Văn kiện dự án, phi dự án bằng hình thức
tổ chức Hội nghị thẩm định hoặc lấy ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan tùy thuộc vào quy mô, tính chất và nội
dung của dự án, phi dự án.
1.2. Cách thức thực hiện
- Trực tiếp hoặc qua bưu điện đến
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
1.3. Thành phần hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định văn kiện
chương trình, dự án của cơ quan chủ quản (đối với Văn kiện
chương trình, dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ) hoặc của chủ dự
án (đối với Văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của người đứng
đầu cơ quan chủ quản).
- Văn bản của nhà tài trợ thống nhất
với nội dung dự án, phi dự án và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ.
- Quyết định chủ trương đầu tư chương
trình, dự án.
- Dự thảo văn kiện chương trình, dự
án, phi dự án.
- Các văn bản ghi nhớ với nhà tài trợ,
báo cáo của đoàn chuyên gia thẩm định thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu
có).
- Văn bản góp ý của các cơ quan liên
quan.
- Các tài liệu có liên quan đến
chương trình, dự án bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch
Tiếng Việt kèm theo.
b) Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời gian giải quyết
1. Trong thời gian thẩm định văn kiện
chương trình, dự án tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
a) Đối với chương trình mục tiêu quốc
gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc
gia không quá 90 ngày;
b) Đối với dự án đầu tư nhóm A không
quá 40 ngày;
c) Đối với dự án đầu tư nhóm B không
quá 30 ngày;
d) Đối với dự án đầu tư nhóm C, dự án hỗ trợ kỹ thuật và chương trình, dự án khác: không quá 20 ngày.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ quan, đơn vị được giao thẩm định, cấp
có thẩm quyền xem xét, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án và quyết định chủ
trương đầu tư chương trình dự án.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định đầu tư chương trình, dự án, cơ
quan chủ quản thông báo cho nhà tài trợ nước ngoài và chủ dự án về quyết định đầu
tư chương trình, dự án, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan Quyết định đầu tư chương trình, dự
án (bản gốc hoặc bản sao có công chứng) kèm theo văn kiện chương trình, dự án
đã được phê duyệt có đóng dấu giáp lai của cơ quan chủ quản để giám sát và phối
hợp thực hiện.
1.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Thủ tướng Chính phủ
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
cơ quan chủ quản
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức
1.7. Kết quả thực hiện
Quyết định đầu tư chương trình, dự án
của Thủ tướng Chính phủ/ Cơ quan chủ quản
1.8. Phí, Lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Mẫu văn kiện chương trình, dự án tại Phụ lục VII
ban hành kèm theo Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ được
sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày
01/10/2018 của Chính phủ.
1.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính (nếu có)
Được quy định tại Điều 25 Nghị định số
16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định
số 132/2018/NĐ-CP ngày 01/10/2018 của Chính phủ, cụ thể: Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt văn kiện chương trình, dự án sau:
- Chương trình mục tiêu quốc gia, dự
án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
- Chương trình mục tiêu đã được Chính
phủ quyết định chủ trương đầu tư;
- Chương trình kèm theo khung chính
sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo đã được
quyết định chủ trương đầu tư.
Người đứng đầu cơ quan chủ quản phê
duyệt văn kiện chương trình, dự án và quyết định đầu tư chương trình, dự án đối
với các trường hợp còn lại.
1.11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành
chính
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
- Nghị định số 132/NĐ-CP ngày 01/10/2018
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 06/3/2016 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ.
- Quyết định số 1753/QĐ-BKHĐT ngày
28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố danh mục thủ tục hành
chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ lĩnh vực vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (QDA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG
1. Thủ tục lập, thẩm định, quyết định
đầu tư chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Sau khi có quyết định chủ
trương đầu tư, chủ dự án phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài lập văn kiện
chương trình, dự án báo cáo cơ quan chủ quản để thẩm định;
Bước 2: Cơ quan chủ quản tổ chức thẩm
định văn kiện chương trình, dự án thông qua hình thức tổ chức Hội nghị thẩm định
hoặc lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan tùy thuộc vào quy mô,
tính chất và nội dung của chương trình, dự án;
Bước 3: Căn cứ Báo cáo kết quả thẩm định,
cơ quan chủ quản phê duyệt văn kiện chương trình, dự án và quyết định đầu tư
chương trình, dự án.
1.2. Cách thức thực hiện
- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ
hành chính công tỉnh.
1.3. Thành phần hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định văn kiện
chương trình, dự án của cơ quan chủ quản (đối với văn kiện chương trình, dự án
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) hoặc của chủ dự án (đối với
văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của người đứng đầu cơ
quan chủ quản).
- Quyết định chủ trương đầu tư chương
trình, dự án.
- Văn kiện chương trình, dự án.
- Trường hợp chương trình, dự án vay
lại toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách nhà nước, chủ dự án gửi kèm theo các tài
liệu chứng minh năng lực tài chính, phương án trả nợ và các tài liệu khác theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan trong quá trình xây dựng văn
kiện chương trình, dự án.
- Các tài liệu có liên quan đến chương
trình, dự án bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
1.4. Thời hạn giải quyết
1. Thời gian thẩm định văn kiện
chương trình, dự án tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
a) Đối với chương trình mục tiêu quốc
gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu: không quá 90 ngày;
b) Đối với dự án đầu tư nhóm A: không
quá 40 ngày;
c) Đối với dự án đầu tư nhóm B: không
quá 30 ngày;
d) Đối với dự án đầu tư nhóm C, dự án hỗ trợ kỹ thuật và chương trình, dự án khác: không quá 20 ngày.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ quan, đơn vị được giao thẩm định, cấp
có thẩm quyền xem xét, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án và quyết định đầu
tư chương trình, dự án.
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể
từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định đầu tư chương trình, dự án, cơ
quan chủ quản thông báo cho nhà tài trợ nước ngoài và chủ dự án về quyết định đầu
tư chương trình, dự án, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và
các cơ quan có liên quan Quyết định đầu tư chương trình, dự án (bản gốc hoặc bản
sao có công chứng) kèm theo văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt có
đóng dấu giáp lai của cơ quan chủ quản để giám sát và phối hợp thực hiện.
1.5. Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy
ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở
Kế hoạch và Đầu tư.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Quyết định đầu tư chương trình, dự án
của Cơ quan chủ quản.
1.8. Phí, Lệ phí: Không có.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu Văn kiện
chương trình, dự án tại Phụ lục V và VI ban hành kèm theo Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục (nếu có):
Được quy định tại Điều 25 Nghị định
16/2016/NĐ-CP, cụ thể: Cơ quan chủ quản phê duyệt văn kiện chương trình, dự án
không thuộc phạm vi sau:
- Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
- Chương trình mục tiêu đã được Chính
phủ quyết định chủ trương đầu tư;
- Chương trình kèm theo khung chính
sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo đã được
quyết định chủ trương đầu tư.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
- Nghị định số 132/NĐ-CP ngày
01/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 06/3/2016 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ.
- Quyết định số 1753/QĐ-BKHĐT ngày
28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố danh mục thủ tục hành
chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ lĩnh vực vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (QDA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc phạm
vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phụ lục I
MẪU
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI KHÔNG
CÓ CẤU PHẦN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3
năm 2016 của Chính phủ)
Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự
án đầu tư không có cấu phần xây dựng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định
tại khoản 2 Điều 47 của Luật đầu tư công và bổ sung các nội dung liên quan đến
vốn ODA, vốn vay ưu đãi, bao gồm các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án.
2. Nhà tài trợ, đồng tài trợ nước
ngoài.
3. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ
quan chủ quản và chủ dự án.
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1. Sự phù hợp và các đóng góp của dự
án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch
phát triển ngành, vùng và địa phương.
2. Mối quan hệ với các chương trình,
dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình, dự
án.
3. Sự cần thiết của dự án (nêu rõ những
vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ dự án).
4. Nhu cầu hỗ trợ bằng vốn ODA, vốn
vay ưu đãi.
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
Nêu rõ tính phù hợp của dự án với định
hướng hợp tác và lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ nước ngoài; điều kiện cung cấp
vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và khả năng đáp ứng của phía
Việt Nam.
IV. NỘI DUNG DỰ ÁN
1. Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm
vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân
kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư.
2. Phân tích các điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư.
3. Phân tích, lựa chọn phương án công
nghệ, kỹ thuật, thiết bị.
4. Phương án tổ chức quản lý, khai
thác, sử dụng dự án.
5. Đánh giá tác động môi trường và giải
pháp bảo vệ môi trường.
6. Phương án tổng thể đền bù, giải
phóng mặt bằng, tái định cư.
7. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án;
các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư.
8. Vốn đầu tư:
a) Xác định tổng
mức đầu tư;
b) Cơ cấu nguồn
vốn, bao gồm: vốn ODA, vốn vay ưu đãi (nguyên tệ và quy đổi
ra đô la Mỹ); vốn đối ứng (đồng Việt Nam và quy đổi ra đô
la Mỹ).
c) Phương án huy động vốn, trong đó
nêu rõ nguồn vốn đối ứng (ngân sách trung ương, địa phương), giá trị đóng góp bằng
hiện vật. Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng của các cấp ngân sách và các đối tượng
tham gia thực hiện, đối tượng thụ hưởng dự án (nếu có).
9. Điều kiện ràng buộc về sử dụng vốn
ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài: giải trình về những nội dung
quy định tại khoản 4, Điều 6 Nghị định này (trường hợp vốn ODA và vốn vay ưu
đãi có ràng buộc).
10. Cơ chế tài chính trong nước đối với
dự án:
a) Cấp phát toàn bộ, cho vay lại toàn
bộ, cho vay lại một phần với tỷ lệ cho vay lại cụ thể từ ngân sách nhà nước; điều
khoản và điều kiện cho vay lại; phương án trả nợ vốn vay;
b) Phương thức tài trợ dự án hay giải
ngân qua ngân sách nhà nước; phương thức vay lại qua ngân hàng thương mại hay vay
lại trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước;
c) Việc thỏa mãn các điều kiện được
vay lại của chủ dự án theo quy định của Luật quản lý nợ công đối với chương
trình, dự án vay lại; cơ sở tính toán doanh thu, chi phí, tính khả thi của dự
án theo các điều kiện của khoản vay nước ngoài; phương án trả nợ, phương án tài
sản đảm bảo tiền vay.
11. Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng,
duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án.
12. Tổ chức quản lý dự án, bao gồm
xác định chủ dự án, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự
án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến
quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án.
13. Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm
hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng, khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).
14. Các hoạt động thực hiện trước (nếu
có): Trên cơ sở các hoạt động thực hiện trước tại Quyết định chủ trương đầu tư,
trình bày cụ thể các hoạt động thực hiện trước theo quy định tại Điều 19 Nghị định
này.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Kế hoạch triển khai các hành động
thực hiện trước (nếu có).
2. Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi
tiết thực hiện dự án cho năm đầu tiên.
3. Kế hoạch giám sát và đánh giá dự
án./.
Phụ
lục II
MẪU
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI CÓ CẤU
PHẦN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ)
Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư có cấu phần xây dựng sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
theo quy định tại Điều 54 của Luật xây dựng; bổ sung thêm các nội dung liên
quan đến vốn ODA và vốn vay ưu đãi, bao gồm các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án.
2. Nhà tài trợ, đồng tài trợ nước
ngoài.
3. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ
quan chủ quản và chủ dự án.
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1. Sự phù hợp và các đóng góp của dự
án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch
phát triển ngành, vùng và địa phương.
2. Mối quan hệ với các chương trình,
dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình, dự
án.
3. Sự cần thiết của dự án (nêu rõ những
vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ dự án).
4. Nhu cầu hỗ trợ bằng vốn ODA, vốn
vay ưu đãi.
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC
NGOÀI
Nêu rõ tính phù hợp của dự án với định
hướng hợp tác và lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ nước ngoài; điều kiện cung cấp
vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và khả năng đáp ứng của phía
Việt Nam.
IV. VỐN ĐẦU TƯ VÀ HUY ĐỘNG VỐN
1. Cơ cấu nguồn vốn, bao gồm: vốn
ODA, vốn vay ưu đãi (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ), vốn đối ứng (đồng Việt
Nam và quy đổi ra đô la Mỹ).
2. Phương án huy động vốn, trong đó
nêu rõ nguồn vốn đối ứng (ngân sách trung ương, địa phương),
giá trị đóng góp bằng hiện vật. Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng của các cấp ngân
sách và các đối tượng tham gia thực hiện, đối tượng thụ hưởng dự án (nếu có).
3. Điều kiện ràng buộc về sử dụng vốn
ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài: giải trình về những nội dung
quy định tại khoản 4, Điều 6 Nghị định này (trường hợp vốn ODA, vốn vay ưu đãi
có ràng buộc).
4. Cơ chế tài chính trong nước đối với
dự án:
a) Cấp phát toàn bộ, cho vay lại toàn
bộ, cho vay lại một phần với tỷ lệ cho vay lại cụ thể từ ngân sách nhà nước; điều
khoản và điều kiện cho vay lại; phương án trả nợ vốn vay;
b) Phương thức tài trợ dự án hay giải
ngân qua ngân sách nhà nước; phương thức cho vay lại qua ngân hàng thương mại
hay vay lại trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước;
c) Việc thỏa mãn các điều kiện được
vay lại của chủ dự án theo quy định của Luật quản lý nợ công đối với chương
trình, dự án vay lại; cơ sở tính toán doanh thu, chi phí, tính khả thi của dự
án theo các điều kiện của khoản vay nước ngoài; phương án trả nợ, phương án tài
sản đảm bảo tiền vay.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Kế hoạch triển khai các hành động
thực hiện trước (nếu có).
2. Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi
tiết thực hiện dự án cho năm đầu tiên.
3. Kế hoạch giám sát và đánh giá dự án.
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN TRƯỚC
(nếu có)
Trên cơ sở các hoạt động thực hiện
trước tại Quyết định chủ trương đầu tư, trình bày cụ thể các hoạt động thực hiện
trước theo quy định tại Điều 19 Nghị định này./.
Phụ
lục III
MẪU
VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI
(Ban hành kèm theo Nghị định số
16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án.
2. Nhà tài trợ, đồng tài trợ nước
ngoài.
3. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ dự án.
4. Thời gian dự kiến thực hiện dự án.
5. Địa điểm thực hiện dự án.
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1. Sự phù hợp và các đóng góp của dự
án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch
phát triển ngành, vùng và địa phương.
2. Mối quan hệ với các chương trình,
dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình, dự
án.
3. Sự cần thiết của dự án (nêu rõ những
vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ dự án
Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA,
vốn vay ưu đãi.
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
Nêu rõ tính phù hợp của dự án với định
hướng hợp tác và lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ nước ngoài; điều kiện cung cấp
vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và khả năng đáp ứng của phía
Việt Nam.
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Nêu rõ các mục tiêu tổng quát và cụ
thể của dự án.
V. MÔ TẢ DỰ ÁN
Các hợp phần, hoạt động và kết quả chủ
yếu của hỗ trợ kỹ thuật; đánh giá khả năng vận
dụng hỗ trợ kỹ thuật vào thực tế.
VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp
và gián tiếp của dự án.
VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT
VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Kế hoạch triển khai các hành động
thực hiện trước (nếu có).
2. Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi
tiết thực hiện dự án cho năm đầu tiên.
3. Kế hoạch giám sát và đánh giá dự
án.
VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ
ÁN
Nêu rõ hình thức tổ chức quản lý thực
hiện; cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia chuẩn bị thực hiện, thực hiện và quản
lý dự án; năng lực tổ chức, quản lý thực hiện dự án của chủ
dự án.
IX. TỔNG VỐN DỰ ÁN
Nêu chi tiết theo từng cấu phần, hạng
mục và dòng ngân sách đầu tư phát triển, hành chính sự nghiệp, bao gồm:
1. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi (nguyên tệ
và quy đổi ra đô la Mỹ).
2. Vốn đối ứng (đồng Việt Nam và quy
đổi ra đô la Mỹ). Nêu rõ nguồn vốn đối ứng (ngân sách trung ương, địa phương),
giá trị đóng góp bằng hiện vật. Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng của các cấp ngân
sách và các đối tượng tham gia thực hiện, đối tượng thụ hưởng dự án (nếu có).
X. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ DỤNG
VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
Giải trình về những nội dung quy định
tại khoản 4, Điều 6 Nghị định này (trường hợp vốn ODA, vốn vay ưu đãi có ràng
buộc).
XI. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC ĐỐI
VỚI DỰ ÁN
1. Cấp phát toàn bộ, cho vay lại toàn
bộ, cho vay lại một phần với tỷ lệ cho vay lại cụ thể từ ngân sách nhà nước; điều
khoản và điều kiện cho vay lại; phương án trả nợ vốn vay;
2. Phương thức tài trợ dự án hay giải
ngân qua ngân sách nhà nước; phương thức cho vay lại qua ngân hàng thương mại hay
vay lại trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước;
3. Việc thỏa mãn các điều kiện được
vay lại của chủ dự án theo quy định của Luật quản lý nợ công đối với chương
trình, dự án vay lại; cơ sở tính toán doanh thu, chi phí, tính khả thi của dự
án theo các điều kiện của khoản vay nước ngoài; phương án trả nợ, phương án tài
sản đảm bảo tiền vay.
XII. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN TRƯỚC
Trên cơ sở các hoạt động thực hiện
trước tại Quyết định chủ trương đầu tư, trình bày cụ thể các hoạt động thực hiện
trước theo quy định tại Điều 19 Nghị định này./.
2. Thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch
tổng thể thực hiện
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng
2.1. Trình tự thực hiện
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký
kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn
vay ưu đãi, căn cứ văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, quyết định đầu tư chương trình, dự án và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa
thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án, chủ dự án phối hợp
với nhà tài trợ nước ngoài lập hoặc rà soát, cập nhật kế hoạch tổng thể thực hiện
chương trình, dự án, trình cơ quan chủ quản xem xét và phê duyệt.
2.2. Cách thức thực hiện
- Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Phục
vụ hành chính công tỉnh.
2.3. Thành phần hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
Kế hoạch tổng thể thực hiện chương
trình, dự án được lập cho toàn bộ thời gian thực hiện chương trình, dự án và phải
bao gồm tất cả hợp phần, hạng mục, nhóm hoạt động, nguồn vốn tương ứng (vốn
ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng) và tiến độ thực hiện dự kiến kèm theo.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
2.4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký
kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
2.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy
ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở
Kế hoạch và Đầu tư/Cơ quan chủ quản
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Kế hoạch tổng thể thực hiện chương
trình, dự án được phê duyệt
2.8. Phí, Lệ phí: Không có.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục (nếu có): Không có
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
- Nghị định số 132/NĐ-CP ngày
01/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
16/2016/NĐ-CP ngày 06/3/2016 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ.
- Quyết định số 1753/QĐ-BKHĐT ngày
28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố danh mục thủ tục hành
chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ lĩnh vực vốn hỗ trợ phát triển chính thức (QDA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch
thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hàng
năm
3.1. Trình tự thực hiện
Trên cơ sở kế hoạch tổng thể thực hiện
chương trình, dự án đã được cơ quan chủ quản phê duyệt; căn cứ tình hình giải
ngân thực tế và kế hoạch giải ngân theo điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về
vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án, chủ dự án xem xét và trình
người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự
án hằng năm. Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu
đãi hằng năm là một phần kế hoạch đầu tư hằng năm của cơ quan chủ quản.
3.2. Cách thức thực hiện
- Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm hành
chính công tỉnh.
3.3. Thành phần hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
Nội dung của kế hoạch thực hiện chương
trình, dự án hàng năm phải có thông tin chi tiết về các hợp
phần (chia theo hợp phần hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư xây dựng), các hạng mục và
hoạt động chính, các nguồn vốn, kể cả vốn đối ứng và tiến độ thực hiện dự kiến
kèm theo
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
3.4. Thời hạn giải quyết: Không có
3.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy
ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở
Kế hoạch và Đầu tư/Cơ quan chủ quản
3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Kế hoạch thực hiện chương trình, dự
án hàng năm được phê duyệt
3.8. Phí, Lệ phí: Không có
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục (nếu có): Không có
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
- Nghị định số 132/NĐ-CP ngày
01/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
16/2016/NĐ-CP ngày 06/3/2016 của Chính phủ;
- Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày
08/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ.
- Quyết định số 1753/QĐ-BKHĐT ngày
28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố
danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ lĩnh
vực vốn hỗ trợ phát triển chính thức (QDA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ghi chú: Những TTHC bổ sung mới hoàn toàn được định
dạng chữ nghiêng; những nội dung sửa đổi, bổ sung ở
các TTHC cũ được định dạng bằng chữ in nghiêng và gạch
chân.