ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
01/2007/QĐ-UBND
|
Bạc
Liêu, ngày 19 tháng 01 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 16/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 296/TTr-SXD ngày
24/5/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý dự án đầu tư xây
dựng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết
định số 21/2003/QĐ-UB ngày 17/7/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về việc
quy định về phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các
ngành, các cấp căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Cao Anh Lộc
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – UBND ngày 19/ 01/2007 của UBND
tỉnh Bạc Liêu)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
đích và yêu cầu
1. Sử dụng các nguồn vốn đầu tư
đạt hiệu quả nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân.
2. Tăng cường phân cấp và ủy quyền
cho cơ sở, qua đó nâng cao vai trò và trách nhiệm các cấp, các ngành, tổ chức
và cá nhân trong quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân
sách nhà nước (bao gồm các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và sửa chữa).
Điều 2. Phạm
vi áp dụng
1. Tất cả các dự án, công trình
sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và thuộc
thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND các cấp.
2. Đối với các dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của Doanh nghiệp Nhà nước và các dự án sử dụng
vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân thì thực hiện quản lý dự án theo điểm b và c
khoản 3, Điều 2 Nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về
quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Nghị định 16).
Chương II
LĨNH VỰC ĐẦU TƯ THEO CẤP
NGÂN SÁCH
Lĩnh vực đầu tư được phân cấp
theo 3 cấp ngân sách là cấp tỉnh, cấp huyện - thị xã và cấp xã - phường - thị
trấn, trên cở sở đó quy định phạm vi đầu tư của từng cấp ngân sách theo lĩnh vực
đầu tư như sau:
Điều 3.
Ngân sách cấp tỉnh đầu tư các dự án xây dựng
1. Giao thông (cầu, cống - đường
bộ): Đường tỉnh (đường liên huyện được gọi là đường tỉnh);
2. Thủy lợi: Các sông, kênh từ cấp
II trở lên; đê biển, hệ thống đê bao sông, đê kênh cấp I, kè bảo vệ đê; cống, đập
kiên cố có chiều rộng cửa lớn hơn 2,5m;
3. Giáo dục và đào tạo: Các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông xây dựng
tại các huyện, trường dạy nghề; các cơ sở, trung tâm đào tạo thuộc thẩm quyền
quản lý trực tiếp của các Sở; trường chính trị tỉnh;
4. Y tế: Bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa cấp tỉnh; các bệnh viện cấp huyện - thị xã; các cơ sở, trung tâm
thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Sở Y tế;
5. Trụ sở làm việc của các cơ
quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội cấp tỉnh;
6. Các dự án khác theo quy định
của pháp luật.
Điều 4. Ngân
sách cấp huyện đầu tư các dự án xây dựng
1. Giao thông (cầu, cống đường bộ):
Đường huyện - thị xã, đường liên xã - phường - thị trấn, đường đô thị (gồm mặt
đường và vỉa hè);
2. Thủy lợi: Các sông, kênh dưới
cấp II; đê bao cục bộ, cống có chiều rộng cửa từ 2,5m trở xuống;
3. Giáo dục và đào tạo: Các trường
trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ; trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
- thị xã;
4. Y tế : Phòng khám đa khoa khu
vực, trạm y tế xã - phường - thị trấn;
5. Trụ sở làm việc của các cơ
quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội cấp huyện - thị xã, xã - phường - thị trấn;
6. Các dự án khác theo quy định
của pháp luật.
Điều 5. Ngân
sách thị xã Bạc Liêu đầu tư các dự án xây dựng
Ngoài các nội dung được quy định
tại Điều 4 của quy định này, còn đầu tư các trường trung học phổ thông quốc lập
các cấp, các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước (trừ
dự án cấp thoát nước và môi trường đô thị do Chính phủ Úc tài trợ đang triển
khai), các công trình giao thông nội thị, an toàn giao thông và vệ sinh đô thị
trên địa bàn thị xã.
Điều 6. Ngân
sách cấp xã - phường - thị trấn đầu tư các dự án xây dựng
1. Giao thông (cầu, cống đường bộ):
Đường xã - phường - thị trấn (đường ấp - khóm, đường liên ấp - khóm, đường hẻm);
2. Thủy lợi bờ bao, kênh, mương
nội đồng, các đập thời vụ;
3. Các công trình, dự án khác
theo quy định pháp luật.
Chương III
CẤP QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
Điều 7. Thẩm
quyền quyết định đầu tư
Các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn
vốn ngân sách cấp nào thì Chủ tịch UBND cấp đó là người có thẩm quyền quyết định
đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh quy định cụ thể như sau:
1. Chủ tịch UBND các huyện quyết
định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư không lớn hơn 3 tỷ đồng;
2. Chủ tịch UBND thị xã Bạc Liêu
quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư không lớn hơn 5
tỷ đồng;
3. Chủ tịch UBND các xã quyết định
đầu tư các dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư không lớn hơn 1 tỷ đồng;
4. Chủ tịch UBND các phường - thị
trấn quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư không lớn
hơn 2 tỷ đồng;
5. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc ngân sách tỉnh
có tổng mức đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng sau khi đã được Chủ tịch UBND tỉnh
chấp thuận về chủ trương và nội dung đầu tư.
Điều 8. Xử
lý phát sinh trong quyết định đầu tư
1. Trường hợp dự án đầu tư phù hợp
với quy định tại chương II quy định này nhưng có tổng mức đầu tư lớn hơn quy định
tại Điều 7 - chương III của quy định này, thì Chủ tịch UBND theo quy định của cấp
ngân sách lập dự án đầu tư trình Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp quyết định đầu
tư;
2. Trường hợp tổng mức đầu tư của
dự án điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư ban đầu và vượt mức quy định tại Điều 7 của
quy định này, thì Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp là người có thẩm quyền xem
xét và quyết định đầu tư đối với dự án điều chỉnh.
Điều 9. Thẩm
định dự án đầu tư xây dựng công trình
Cơ quan thẩm định dự án đầu tư
xây dựng công trình là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định các dự án đầu tư xây dựng
theo quy định hiện hành; Chủ tịch UBND dân tỉnh quy định:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức
thẩm định các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ
tịch UBND tỉnh (bao gồm cả các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc
Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư như tại khoản 5 Điều 7 của quy định
này);
2. Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và các đơn vị có quản
lý dự án xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở trong dự án đầu
tư xây dựng và thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng
công trình theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp dự án có nội dung kỹ
thuật liên quan đến nhiều chuyên ngành thì đơn vị chủ trì thẩm định là đơn vị
có chức năng quản lý
Nhà nước về ngành có yếu tố quyết định tính chất, mục tiêu của dự án. Đơn vị chủ
trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến các đơn vị có liên quan.
4. Chủ tịch UBND cấp huyện - thị
xã và Chủ tịch UBND dân cấp xã - phường - thị trấn quy định cụ thể nhiệm vụ thẩm
định các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư.
Điều 10 .
Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng
Chủ tịch UBND tỉnh quy định:
1. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài
chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án thuộc ngân sách tỉnh
có tổng mức đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng;
2. Chủ tịch UBND cấp huyện - thị
xã phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án xây dựng do cấp mình quyết
định đầu tư và các dự án do Chủ tịch UBND cấp xã - phường - thị trấn quyết định
đầu tư.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Tổ
chức thực hiện
1. Các dự án đầu tư xây dựng chuẩn
bị triển khai, đang lập hoặc đã lập nhưng chưa được người có thẩm quyền quyết định
đầu tư thì thực hiện theo quy định này;
2. Các dự án đầu tư xây dựng
đang triển khai thực hiện hoặc đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư được
thực hiện theo quyết định phê duyệt của dự án và các văn bản pháp lý khác (nếu
có) cho đến kết thúc dự án;
3. Đối với các dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng (như : giao thông, thủy lợi, công trình công cộng, …) đã và
đang thực hiện mà nội dung dự án và quyết định đầu tư chưa quy định (hoặc đã
quy định nhưng trái với quy định này) tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản
lý, sử dụng, khai thác vận hành, bảo trì và duy tu sửa chữa công trình, thì chủ
đầu tư tiếp tục thực hiện cho đến khi dự án được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Sau đó chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao cho UBND địa phương (theo cấp ngân
sách quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của quy định này) quản lý, sử dụng, khai thác
vận hành, bảo trì và duy tu sửa chữa công trình theo quy định;
4. Giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ
trì phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định
này, đồng thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc (nếu có) của các ngành các địa
phương trong quá trình thực hiện, đề xuất hướng xử lý trình Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét quyết định.
Điều 12. Hiệu
lực thi hành
Quy định này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Quy định này thay thế Quy định về
phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ban hành kèm
theo Quyết định số 21/2003/QĐ-UB ngày 17/7/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc
Liêu./.