Quy chế 911/QCLN/TCTHADS-TCTHAHS năm 2015 về phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự và Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp trong công tác thi hành án dân sự

Số hiệu 911/QCLN/TCTHADS-TCTHAHS
Ngày ban hành 26/11/2015
Ngày có hiệu lực 26/11/2015
Loại văn bản Quy chế
Cơ quan ban hành Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp,Tổng cục Thi hành án dân sự
Người ký Mai Lương Khôi,Hồ Thanh Đình
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

BỘ TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN
TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ - TỔNG CỤC CẢNH SÁT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VÀ HỖ TRỢ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 911/QCLN/TCTHADS-TCTHAHS

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP GIỮA TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ TỔNG CỤC CẢNH SÁT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VÀ HỖ TRỢ TƯ PHÁP TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự s 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự s 53/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1186/QĐ-BCA ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và t chc b máy của Tng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp;

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác thi hành án dân sự Tổng cục Thi hành án dân sự và Tổng cục Cnh sát Thi hành án hình s và Hỗ trợ tư pháp thống nhất ban hành “Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự và Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp trong công tác thi hành án dân sự”.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức và nội dung phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp và Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự đi với đương sự là phạm nhân đang chp hành án phạt tù tại các cơ sở giam gi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổng cục Thi hành án dân sự; Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự);

2. Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp; các Trại giam, Trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện (gọi chung là cơ sở giam giữ);

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác thi hành án dân sự và thi hành án hình sự.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hình sự và quy định pháp luật khác có liên quan, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của mỗi đơn vị.

2. Thường xuyên, kịp thời, hiệu quả.

3. Bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành và sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Lãnh đạo Bộ Công an và Lãnh đạo Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự.

Điều 4. Phương thức phối hợp

1. Trao đổi ý kiến hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phối hợp, cơ quan được đề nghị phải có trách nhiệm trả lời.

2. Trường hợp cần thiết, các bên có thể làm việc trực tiếp hoặc trao đổi qua fax.

3. Tổ chức họp liên ngành.

4. Thành lập các đoàn công tác liên ngành.

5. Các phương thức khác.

Chương II

NỘI DUNG PHỐI HỢP

Điều 5. Phối hợp trong công tác xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản quy phm pháp luật

[...]