Nghị quyết 08/2011/NQ-HĐND phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh An Giang năm 2012

Số hiệu 08/2011/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/12/2011
Ngày có hiệu lực 19/12/2011
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Phan Văn Sáu
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2011/NQ-HĐND

An Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH AN GIANG NĂM 2012

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 3

(Từ ngày 07 đến ngày 09/12/2011)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Sau khi xem xét Tờ trình số 114/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh An Giang năm 2012; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh An Giang năm 2012, như sau:

1. Thu ngân sách nhà nước (NSNN):

a) Tổng thu NSNN từ kinh tế trên địa bàn

: 4.789.000 triệu đồng.

- Các khoản thu cân đối NSNN

: 3.649.000 triệu đồng.

+ Thu nội địa

: 3.610.000 triệu đồng.

+ Thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

: 39.000 triệu đồng.

Các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN

: 1.140.000 triệu đồng.

+ Thu xổ số kiến thiết

: 650.000 triệu đồng.

+ Học phí, viện phí

: 490.000 triệu đồng.

b) Tổng thu ngân sách địa phương (NSĐP)

: 7.443.704 triệu đồng.

- Các khoản thu cân đối NSNN

: 6.303.704 triệu đồng.

+ Các khoản thu từ kinh tế NSĐP được hưởng

: 3.594.900 triệu đồng.

+ Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương

: 2.708.804 triệu đồng.

- Các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN

: 1.140.000 triệu đồng.

+ Thu xổ số kiến thiết

: 650.000 triệu đồng.

+ Học phí, viện phí

: 490.000 triệu đồng.

2. Tổng chi ngân sách địa phương

: 7.443.704 triệu đồng.

a) Các khoản chi cân đối ngân sách

: 6.303.704 triệu đồng.

- Chi đầu tư phát triển

: 1.463.849 triệu đồng.

- Chi thường xuyên

: 4.676.185 triệu đồng.

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

: 1.170 triệu đồng.

- Dự phòng ngân sách

: 162.500 triệu đồng.

b) Chi từ các nguồn thu để lại quản lý qua NSNN

: 1.140.000 triệu đồng.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản (xổ số kiến thiết)

: 650.000 triệu đồng.

- Chi thường xuyên (học phí, viện phí)

: 490.000 triệu đồng.

3. Thống nhất tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là ngân sách cấp huyện); nguyên tắc phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương; mức phân bổ ngân sách tỉnh về chi thường xuyên cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị khác thuộc ngân sách tỉnh; mức bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện theo báo cáo số 167/BC-STC ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Sở Tài chính.

Điều 2. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2012:

1. Về thu ngân sách:

a) Tổ chức thu theo luật định, khai thác tốt các nguồn thu về đất theo bảng giá đất năm 2012 được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Tăng cường kiểm tra chống thất thu về hộ và doanh số.

b) Triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính thuế, tập trung vào việc rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, công khai đầy đủ các thủ tục hành chính thuế đã đăng ký theo Đề án 30 của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” giải quyết thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế các cấp.

c) Tăng cường kiểm tra sau kê khai, quyết toán của các đối tượng nộp thuế, thu hồi nợ đọng, phản ánh kịp thời các khoản thu từ phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước.

d) Tập trung công tác tổ chức bán đấu giá nhà đất dôi dư thuộc sở hữu nhà nước để bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện rộng rãi phương thức dùng quỹ đất tạo nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức đấu giá đất những khu dân cư có vị trí thuận lợi.

2. Về chi ngân sách:

a) Chi đầu tư xây dựng cơ bản:

- Bố trí vốn đầu tư ưu tiên tập trung thanh toán tạm ứng và trả nợ khối lượng các năm trước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của tỉnh. Chú ý điều hành tập trung về vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn xổ số kiến thiết. Chú trọng khâu thẩm định và quyết định các dự án đầu tư, nâng chất lượng công tác quản lý, giám sát thi công và tăng cường công tác thanh tra trong và sau đầu tư.

- Bố trí vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, khoa học công nghệ đảm bảo không thấp hơn dự toán Trung ương giao.

b) Chi thường xuyên:

- Các ngành, các cấp ngân sách tổ chức điều hành theo dự toán được duyệt, chủ động sắp xếp những khoản chi đột xuất phát sinh trong phạm vi dự toán được giao, hạn chế việc đề nghị bổ sung kinh phí khi chưa thực sự cần thiết và chưa sử dụng hết kinh phí được giao trong năm. Thực hiện nghiêm chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ cho đơn vị sử dụng ngân sách về tổ chức, biên chế, thu chi tài chính theo quy định.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc phân bổ và giao dự toán theo đúng thời gian quy định, đối với dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo không được thấp hơn chỉ tiêu Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

- Thực hiện nghiêm việc công khai dự toán và quyết toán hàng năm của từng cấp ngân sách, từng cơ quan, đơn vị nhằm tăng cường quyền giám sát của nhân dân, cán bộ công chức trong đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên.

[...]