ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
58/2012/NQ-HĐND
|
Tuy Hòa, ngày
14 tháng 9 năm 2012
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG Ở
THỊ TRẤN LA HAI, HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7
năm 2005 của Chính phủ về việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công
cộng và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa -
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số
điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Sau khi xem xét Đề án đặt tên đường ở thị trấn La
Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên kèm theo Tờ trình số 48/TTr-UBND ngày 13
tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh Phú Yên; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã
hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án đặt tên đường ở thị
trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên với những nội dung kèm theo Nghị
quyết này.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ
ngày được HĐND tỉnh thông qua.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện
Nghị quyết này.
2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND
tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, tăng cường đôn đốc,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Phú Yên khóa VI, kỳ
họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 9 năm 2012./.
ĐỀ ÁN
ĐẶT TÊN ĐƯỜNG Ở THỊ TRẤN
LA HAI, HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN
(Kèm theo Nghị quyết số 58/2012/NQ-HĐND ngày 14/9/2012 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Phú Yên)
I. Nguyên tắc về đặt tên đường
(Theo Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công
trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của
Chính phủ).
1. Tất cả các đường trong thành phố, thị xã, thị trấn
được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để
đặt tên.
2. Không đổi tên đường đã có tên
gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hóa của dân tộc, của địa phương và
đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Trường
hợp đường đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử - văn hóa, không phù
hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của
đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải
đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.
3. Không đặt tên đường bằng các tên gọi khác nhau của
một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị. Trong trường hợp đặc biệt thì cần
xem xét từng trường hợp cụ thể gắn với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời
hoạt động của danh nhân để có phương án xử lý thích hợp.
4. Các đô thị căn cứ vào phân loại cấp đô thị để lựa
chọn tên các địa danh, các sự kiện lịch sử - văn hóa, danh nhân để đặt tên cho
đường cho phù hợp. Cần ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử, di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và danh nhân tiêu biểu của địa phương để
đặt tên đường.
5. Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường để đặt
tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và
công lao của danh nhân.
6. Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác
nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên đường.
II. Tiêu chí lựa chọn địa danh, sự kiện lịch sử,
danh nhân để đặt tên đường
Đường được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các
tên sau đây:
1. Tên địa danh nổi tiếng, có ý
nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa của đất nước hoặc của địa
phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân;
tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt với huyện Đồng Xuân và
tỉnh Phú Yên.
- Địa danh lịch sử: Là địa danh lưu
dấu ấn các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của
dân tộc hoặc của địa phương; những địa danh nhắc nhở chủ quyền quốc gia và có ý
nghĩa giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
- Địa danh văn hóa: Là địa danh thể hiện đặc trưng và
nét độc đáo về văn hóa của dân tộc hoặc của địa phương.
2. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa,
xã hội.
3. Tên di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
có giá trị tiêu biểu của địa phương được công nhận cấp quốc gia.
4. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến
thắng xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.
5. Tên danh nhân. Danh nhân đó phải là người nổi
tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công
lớn trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình
hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận. Ưu tiên lựa chọn
danh nhân tiêu biểu của huyện Đồng Xuân và tỉnh Phú Yên (quê hương Đồng Xuân và
Phú Yên hoặc cuộc đời, sự nghiệp gắn bó với huyện Đồng Xuân và tỉnh Phú Yên) để
đặt tên đường.
6. Khi lựa chọn tên danh nhân đặt tên đường cần lưu ý
mối liên hệ giữa danh nhân với các công trình kinh tế, văn hóa - xã hội ở trên
đường hoặc ở khu vực đó.
III. Phương án đặt tên đường ở thị trấn La Hai,
huyện Đồng Xuân
Có 17 đường được đặt tên trong Đề án này, cụ thể là:
1. Đường ĐT641 nội thị (điểm đầu
giáp ranh giới xã Xuân Sơn Nam; điểm cuối giáp ranh giới xã Xuân Long; rộng
đoạn 1: 15 mét, đoạn 2: 10 mét; dài đoạn 1: 4.208 mét, đoạn 2: 592 mét) đặt
tên đường Trần Hưng Đạo.
2. Đường ĐT642 nội thị (điểm đầu
giáp ranh giới xã Xuân Sơn Bắc; điểm cuối giáp ranh giới xã Xuân Quang 3; rộng
15 mét; dài 5.000 mét) đặt tên đường Lương Văn Chánh.
3. Đường số 1 (điểm đầu giáp đường ĐT641; điểm cuối
giáp đường số 2; rộng đoạn 1: 24 mét, đoạn 2: 15 mét; dài đoạn 1: 60 mét, đoạn
2: 304 mét) đặt tên đường Lê Lợi.
4. Đường số 2 (điểm đầu giáp
đường số 9; điểm cuối giáp ranh giới xã Xuân Quang 2; rộng đoạn 1: 24 mét, đoạn
2: 15 mét; dài đoạn 1: 458 mét, đoạn 2: 1.007 mét) đặt tên đường Trần
Phú.
5. Đường số 3 (điểm đầu giáp đường ĐT641; điểm cuối
giáp đường số 9; rộng 13 mét; dài 1.129 mét) đặt tên đường Trường Chinh.
6. Đường số 4 (điểm đầu giáp
đường số 9; điểm cuối giáp đường số 11A; rộng đoạn 1: 13 mét, đoạn 2: 8,5 mét;
dài đoạn 1: 372 mét, đoạn 2: 180 mét) đặt tên đường Nguyễn Trãi.
7. Đường số 5 (điểm đầu giáp đường ĐT641; điểm cuối
giáp hành lang đường sắt; rộng 5,5 mét; dài 300 mét) đặt tên đường Lương
Tấn Thịnh.
8. Đường số 7 (điểm đầu giáp đường ĐT641; điểm cuối
giáp đường ĐT641; rộng: 7,5 mét; dài: 343 mét) đặt tên đường Phan Trọng
Đường.
9. Đường số 8 (điểm đầu giáp đường số 2; điểm cuối
giáp đường số 9; rộng 11 mét; dài 107 mét) đặt tên đường Võ Trứ.
10. Đường số 10A (điểm đầu giáp đường số 2; điểm
cuối giáp đường ĐT642; rộng 41 mét; dài 1.400 mét) đặt tên đường Nguyễn
Huệ.
11. Đường số 11A (điểm đầu giáp
đường số 3; điểm cuối giáp đường giao thông khu phố Long Thăng; rộng 05 mét;
dài 1.380 mét) đặt tên đường Lê Thành Phương.
12. Đường số 15 (điểm đầu giáp đường số 7; điểm
cuối giáp đường vào khu di tích Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở
tỉnh Phú Yên; rộng 11,5 mét; dài 1.117 mét) đặt tên đường Trần Cao Vân.
13. Đường trước Trường THPT Lê Lợi (điểm đầu giáp đường
số 2; điểm cuối giáp đường số 11A; rộng 11,5 mét; dài 412 mét) đặt tên
đường Võ Thị Sáu.
14. Đường khu phố Long Hà (điểm đầu giáp đường
ĐT642; điểm cuối giáp ranh giới xã Xuân Quang 3; rộng 04 mét; dài 2.930 mét) đặt
tên đường Võ Văn Dũng
(Danh nhân lịch sử, võ tướng Nhà Tây Sơn, có nhiều gắn
bó với vùng đất Đồng Xuân, Phú Yên).
15. Đường khu phố Long Châu (điểm đầu giáp đường số
15; điểm cuối giáp đường số 19A; rộng 13,5 mét; dài 581 mét) đặt tên đường Nguyễn
Du.
16. Đường vào khu di tích Nơi thành lập Chi bộ Đảng
Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên (điểm đầu giáp đường ĐT641; điểm cuối giáp
khu di tích; rộng 4,5 mét; dài 680 mét) đặt tên đường Phan Lưu Thanh.
17. Đường từ Cầu mới La Hai đến chợ cũ Long Hà (điểm
đầu giáp đường số 10; điểm cuối giáp đường khu phố Long Hà; rộng 11,5 mét; dài
604 mét) đặt tên đường Nguyễn Hào Sự./.