Nghị quyết 54/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình năm 2022

Số hiệu 54/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/07/2021
Ngày có hiệu lực 14/07/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Tiến Thành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 14 tháng 7 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NĂM 2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội Hội đồng nhân dân năm 2015;

Xét Tờ trình số 23/TTr-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2022; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2022 theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 23/TTr-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2021 ( Chương trình giám sát kèm theo).

Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2022, ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; định kỳ nghe báo cáo hoạt động giám sát của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; báo cáo kết quả việc thực hiện Chương trình giám sát năm 2022 với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế, chủ động lựa chọn nội dung hoặc các vấn đề do Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công, phối hợp xây dựng kế hoạch và tiến hành hoạt động giám sát, báo cáo kết quả theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt động giám sát; báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung giám sát; thực hiện đầy đủ, kịp thời những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động tổ chức và Nhân dân cùng tham gia giám sát việc thực hiện nghị quyết này, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng hợp pháp của Nhân dân với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XVII Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu Quốc hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân
tỉnh;
- Các Ban của Hội đồng nhân dân
tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Thường trực huyện ủy, thành ủy;
- Thường trực HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Báo Thái Bình; Công báo tỉnh, Cổng thông tin điện
tử Thái Bình; Trang thông tin điện tử Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình;
- Lưu: VTVP.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Thành

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 54/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII)

1. Giám sát tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh

a) Xem xét các báo cáo:

- Báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kim sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh và một số sở, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh tế - xã hội; thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri và các báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

b) Chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; xem xét việc trả lời chất vấn của các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

2. Giám sát thường xuyên

a) Việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

b) Hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

c) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân các huyện, thành phố.

d) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của các Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.

[...]