Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020
Số hiệu | 47/2016/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 08/12/2016 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2017 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Nguyên |
Người ký | Bùi Xuân Hòa |
Lĩnh vực | Đầu tư,Tài chính nhà nước,Xây dựng - Đô thị |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2016/NQ-HĐND |
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 12 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 228/TTr-UBND ngày 18/11/2016 và báo cáo số 285/BC- UBND ngày 7/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020, Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức hỗ trợ, tỷ lệ hỗ trợ, nguồn vốn hỗ trợ cho các xã xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn (sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020, cụ thể như sau:
1. Mức hỗ trợ: Hàng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các xã xây dựng nông thôn mới (nằm ngoài định mức hỗ trợ xi măng và hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho Chương trình xây dựng nông thôn mới):
a) Hỗ trợ xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới tối thiểu 4.000 triệu đồng/xã.
b) Hỗ trợ xã nông thôn mới kiểu mẫu tối thiểu 2.000 triệu đồng/xã/năm.
c) Hỗ trợ xã còn lại tối thiểu 400 triệu đồng/xã/năm.
d) Hỗ trợ xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tối thiểu 300 triệu đồng/xã/năm.
Trường hợp mức hỗ trợ cao hơn mức tối thiểu, giao Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để thống nhất và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Tỷ lệ hỗ trợ: Quy định tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước (Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã) hỗ trợ đối với từng dự án/công trình (Không tính chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng nếu có):
a) Đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III: Tối đa 95% tổng dự toán công trình (hoặc tổng mức đầu tư) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với các xã thuộc khu vực II: Tối đa 90% tổng dự toán công trình (hoặc tổng mức đầu tư) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Đối với các xã thuộc khu vực I và xã còn lại: Tối đa 85% tổng dự toán công trình (hoặc tổng mức đầu tư) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt tỷ lệ hỗ trợ vốn cho từng loại công trình ở từng xã, nhưng không vượt quá mức hỗ trợ quy định trên. Trường hợp đặc biệt thì thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt và báo cáo lại Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
3. Quy định đóng góp của địa phương và nhân dân:
Ngoài phần vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, phần kinh phí còn lại để hoàn thành công trình theo dự toán được duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm bố trí kinh phí địa phương và huy động từ nhân dân vùng hưởng lợi tham gia đóng góp (bằng tiền, vật liệu, công lao động, hiến quyền sử dụng đất), tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư xây dựng công trình. Việc huy động nguồn vốn từ nhân dân phải công khai, minh bạch, dân chủ, tự nguyện, không được vượt quá khả năng huy động đóng góp của nhân dân.
4. Nguồn vốn hỗ trợ: Ngân sách tỉnh; vốn vay tín dụng ưu đãi và các nguồn vốn khác (nếu có).