NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
CÁN BỘ Y TẾ LUÂN PHIÊN TỪ BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN VỀ TUYẾN DƯỚI NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 TỈNH CAO BẰNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XIV KỲ HỌP THỨ 21
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày
16 tháng 12 năm 2002;
Thực hiện Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày
26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án " Cử cán
bộ chuyên môn luân phiên từ Bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến
dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh";
Xét Tờ trình số 1226 /TTr-UBND ngày 23
tháng 6 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc đề nghị phê chuẩn
Ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ y tế luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về
tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Cao
Bằng;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban
Văn hóa – Xã hội, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ
họp,
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Nhất
trí ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ y tế luân phiên từ bệnh viện tuyến trên
về tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh giai đoạn 2010 - 2015
tỉnh Cao Bằng. Cụ thể như sau:
1. Đối tượng
áp dụng và phạm vi điều chỉnh
Cán bộ y tế trong
thời gian thực hiện luân phiên từ tuyến trên về hỗ trợ cho tuyến dưới và các cơ
sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, thị thực hiện công tác luân phiên trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng.
2. Mục tiêu cơ
bản
a) Củng cố, nâng
cao chất lượng, khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện
tuyến huyện, thị và các trạm y tế xã;
b) Giảm tình trạng
quá tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến trên;
c) Chuyển giao công
nghệ, kỹ thuật và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế
các tuyến.
3. Nội dung
thực hiện
a) Tiếp nhận sự
tăng cường hỗ trợ từ tuyến Trung ương:
Các cơ sở y tế
tuyến tỉnh gồm Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, các Trung
tâm y tế chuyên khoa tỉnh tiếp nhận cán bộ tới luân phiên từ các Bệnh viện
Trung ương đến hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
b) Các đơn vị y
tế trong tỉnh hỗ trợ tuyến dưới:
+ Bệnh viện Đa
khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, các Trung tâm y tế chuyên khoa tuyến
tỉnh cử cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến huyện;
+ Các bệnh viện huyện, thị và Bệnh viện Tĩnh Túc cử
cán bộ chuyên môn luân phiên về khám, chữa bệnh tại các Trạm y tế xã, đặc biệt đối
với các xã chưa có bác sỹ.
4. Nguyên tắc
và thời gian
a) Nguyên tắc
- Cử cán bộ chuyên
môn hoặc kíp cán bộ chuyên môn (gọi tắt là cán bộ đi luân phiên) từ các đơn vị
y tế tuyến trên phải có khả năng giải quyết được các kỹ thuật, chuyên môn theo
yêu cầu của tuyến dưới;
- Một đơn vị y
tế tuyến trên có thể cử cán bộ giúp đỡ nhiều cơ sở y tế tuyến dưới. Ngược lại, một
bệnh viện tuyến dưới có thể tiếp nhận nhiều cán bộ tuyến trên tới luân phiên.
b) Thời gian
Thời gian một lần đi luân phiên tối thiểu là 03
tháng, đảm bảo đủ thời gian để chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới đạt yêu cầu.
5. Chế độ đối
với cán bộ đi luân phiên
a) Cán bộ đi luân
phiên được giữ nguyên biên chế và chế độ lương, phụ cấp lương hiện hưởng tại
đơn vị cử đi.
b) Đối với các chế độ trực, phẫu thuật,
thủ thuật, chống dịch do đơn vị tiếp nhận chi trả cho cán bộ luân phiên theo quy định chung.
c) Đơn vị y tế cử cán bộ đi luân phiên và
đơn vị tiếp nhận cán bộ tới luân phiên tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ yên tâm
và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
d) Cán bộ đi luân phiên hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ tại nơi luân phiên được xem xét khen thưởng theo quy định.
đ) Theo nhu cầu thực tế hàng năm ngoài kinh
phí chi thường xuyên, trích từ nguồn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ thực hiện luân
phiên, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ cán bộ tuyến Trung ương tăng cường
luân phiên cho tuyến tỉnh: ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền lưu trú bằng hai lần/người/ngày theo quy định;
- Hỗ trợ cán bộ
tăng cường cho tuyến huyện và tuyến xã: ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền lưu trú bằng
một lần/người/ngày theo quy định, các chế độ khác thực hiện theo công tác phí
hiện hành;
- Phần kinh phí mua sắm trang thiết bị để tiếp nhận kỹ thuật từ tuyến
trên:
Căn cứ vào kế hoạch
hỗ trợ về chuyên môn của tuyến
trung ương, hàng năm Sở Y tế xây
dựng nhu cầu về trang thiết bị để tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao từ tuyến Trung ương phù hợp với điều kiện thực tế của
đơn vị.
- Năm 2010 ngân
sách tỉnh dành một khoản kinh phí để hỗ trợ cho các đơn vị sửa chữa phòng ở
khép kín cho cán bộ tới luân phiên.
6. Kinh phí
hỗ trợ: trích từ nguồn ngân sách của tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác,
cụ thể:
a) Năm
2010: tổng kinh phí dự kiến là 2.277.900.000 đồng,
trong đó:
- Hỗ trợ cán bộ
luân phiên: tổng số tiền là 277.900.000đồng, cụ thể:
+ Hỗ trợ cán
bộ tuyến Trung ương tăng cường luân phiên cho tuyến tỉnh: 10 người/5tháng, cụ
thể: 10 người x 140.000 đồng/ngày/người x 26 ngày x 5 tháng = 182.000.000 đồng;
+ Hỗ trợ cán bộ
tăng cường luân phiên cho tuyến huyện: 05 người/ 5tháng, cụ thể: 05 người x
70.000 đồng/ngày/người x 26 ngày x 5 tháng = 45.500.000 đồng;
+ Hỗ trợ cán bộ
tuyến huyện tăng cường luân phiên tuyến xã:
12 người x 70.000 đồng/người/ngày x12 ngày x 5 tháng
= 50.400.000 đồng.
- Hỗ trợ cho các
đơn vị sửa chữa phòng ở khép kín cho cán bộ tới luân phiên: Tổng cộng: 2.000.000.000
đồng, trong đó:
+ Bệnh viện Đa
khoa tỉnh: 04 phòng x 100.000.000 đồng = 400.000.000 đồng;
+ Bệnh viện Y học
cổ truyền tỉnh: 02 phòng x 100.000.000 đồng = 200.000.000 đồng;
+ 14 Bệnh viện
đa khoa tuyến huyện ( gồm cả Bệnh viện Tĩnh Túc): 14 bệnh viện x 02 phòng x
50.000.000 đồng = 1.400.000.000 đồng.
b) Năm 2011
- 2015: kinh phí dự kiến 5.846.400.000 đồng.
Kế hoạch thực hiện
như sau:
- Trung ương hỗ
trợ thường xuyên cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh và
các trung tâm chuyên khoa khác: 20 cán bộ;
- Tuyến tỉnh hỗ
trợ thường xuyên cho tuyến huyện: 08 cán bộ;
- Tuyến huyện hỗ
trợ cho tuyến xã: mỗi năm có 04 bệnh viện cử cán bộ đi luân phiên, trong đó mỗi
bệnh viện cử 03 cán bộ hỗ trợ cho 03 xã với thời gian 01 ngày/tuần.
Kinh phí cụ thể:
+ Hỗ trợ cán bộ
tuyến Trung ương tăng cường luân phiên cho tuyến tỉnh:
20 người x 140.000 đồng/ngày/người x 26 ngày x 12
tháng = 873.600.000 đồng;
+ Hỗ trợ cán bộ
tăng cường luân phiên cho tuyến huyện:
8 người x 70.000
đồng/ngày/người x 26 ngày x12 tháng = 174.720.000 đồng;
+ Hỗ trợ cán bộ
tuyến huyện tăng cường luân phiên tuyến xã:
12 người x 70.000 đồng/người/ngày x 12 ngày x 12 tháng = 120.960.000 đồng;
Cộng một năm: 1.169.280.000
đồng.
Tổng số trong 5
năm (2011 - 2015) = 5.846.400.000 đồng
Trong quá
trình thực hiện khi có phát sinh các mức hỗ trợ so với mức
quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh trao đổi, thống nhất với Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh để quy định tăng hoặc giảm mức hỗ trợ kinh phí và báo cáo tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân tỉnh gần nhất.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện
Nghị quyết và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo
quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân tỉnh.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ
ngày thông qua.
Nghị quyết đã được
Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khoá XIV, kỳ họp thứ 21 thông qua./.