Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2016 về đặt tên Quảng trường tỉnh do tỉnh Bình Phước ban hành

Số hiệu 19/NQ-HĐND
Ngày ban hành 07/12/2016
Ngày có hiệu lực 07/12/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Trần Tuệ Hiền
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/NQ-HĐND

Bình Phước, ngày 07 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐẶT TÊN QUẢNG TRƯỜNG TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;

Xét Tờ trình số 81/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 33/BC-HĐND-VHXH ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Ban văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua việc đặt tên Quảng trường tỉnh là Quảng trường 23 tháng 3 tại thị xã Đồng Xoài (Có bảng mô tả kèm theo).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực, kể từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- VPQH, VPCP, Bộ Văn hóa, Thể thao v
à Du lịch, Bộ Tài chính;
- TU, TTHDND, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các B
an của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- LĐVP, Phòng Tổng hợp;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Trần Tuệ Hiền

 

BẢNG MÔ TẢ

QUẢNG TRƯỜNG TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước)

1. Tên gọi

Quảng trường 23 tháng 3.

2. Địa điểm

Trung tâm hành chính tỉnh Bình Phước (Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).

3. Ý nghĩa ngày 23 tháng 3

Tên gọi tỉnh Bình Phước có từ ngày 30 tháng 01 năm 1971, khi Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết sáp nhập hai tỉnh Bình Long, Phước Long thành một đơn vị trực thuộc Trung ương Cục. Bình Phước là một trọng điểm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy gian khổ và hy sinh anh dũng của nhân dân ta.

Tỉnh Bình Phước có nhiều địa phương được giải phóng trước ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhưng tỉnh ta chưa xác định được ngày giải phóng. Ngày 15 tháng 4 năm 2015, Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các nhân chứng lịch sử, của các nhà khoa học, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh để xác định ngày giải phóng tỉnh Bình Phước. Từ kết quả Hội nghị, ngày 21 tháng 4 năm 2015, tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghiên cứu, thảo luận nghiêm túc với tinh thần khách quan, khoa học, trách nhiệm với lịch sử. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đi đến thống nhất chọn ngày 23 tháng 3 năm 1975 ngày giải phóng quận An Lộc - trung tâm hành chính của tỉnh Bình Long làm ngày giải phóng tỉnh Bình Phước với các lý do sau đây:

Thứ nhất, về nguyên tắc:

- Nguyên tắc đầu tiên: cần phải được tôn trọng và xem xét theo quan điểm lịch sử cụ thể, có nghĩa là phải xem xét vấn đề gắn với bối cảnh lịch sử ở thời điểm xảy ra sự kiện. Trong trường hợp này, chúng ta phải ghi nhận cơ cấu tổ chức hành chính và vị thế của các địa phương trong tỉnh Bình Phước ngày nay đúng như hiện trạng ở giai đoạn 1972 - 1975, tức là ở từng thời điểm được giải phóng, chỉ có 2 quận Phước Bình và An Lộc là Tỉnh lỵ (trung tâm hành chính) của 2 tỉnh Phước Long và Bình Long. Các quận còn lại như Bù Đăng, Bù Đốp, Lộc Ninh, Chơn Thành, kể cả quận Đôn Luân (thị xã Đồng Xoài ngày nay) đều là quận nhỏ không phải là trung tâm hành chính của tỉnh lúc bấy giờ.

- Nguyên tắc thứ hai: để chọn một ngày có tính chất đại diện cho một chuỗi sự kiện, bao giờ cũng phải lấy ngày diễn ra sự kiện tại trung tâm chính trị - hành chính, nơi đặt bộ máy chính quyền đầu não của đất nước hoặc địa phương.

Nếu tuân thủ các nguyên tắc trên và đối chiếu với tình hình thực tế ở 2 tỉnh Phước Long và Bình Long lúc đó thì chỉ có 2 ngày được chọn là ngày 06 tháng 01 năm 1975 ngày giải phóng Phước Bình, trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long và ngày 23 tháng 3 năm 1975 ngày giải phóng An Lộc trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long.

Thứ hai: ngoài các nguyên tắc trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn căn cứ vào các tiêu chí sau đây để xác định ngày giải phóng của tỉnh Bình Phước:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ