Nghị quyết 165/2010/NQ-HĐND về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa VII, kỳ họp thứ 24 ban hành

Số hiệu 165/2010/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/07/2010
Ngày có hiệu lực 18/07/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Nguyễn Văn Sỹ
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/2010/NQ-HĐND

Tam Kỳ, ngày 08 tháng 7 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 24

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Xét Tờ trình số 2052/TTr-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh;
Sau khi xem xét Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án nâng cao hiệu quả quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Phạm vi đề án: Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh gồm đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH), đường xã (ĐX) và đường giao thông nông thôn.

2. Nguồn vốn thực hiện công tác quản lý và bảo trì đường bộ.

Nguồn vốn dành cho công tác quản lý và bảo trì đường bộ sử dụng từ nguồn chi thường xuyên cho sự nghiệp giao thông, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, nguồn thu từ khai thác quỹ đất, nguồn thu phí, lệ phí liên quan đến đường bộ trên địa bàn tỉnh được để lại và các nguồn thu khác (gọi chung là ngân sách); đối với các loại đường giao thông nông thôn có thêm kinh phí do nhân dân đóng góp.

2.1. Ngân sách tỉnh:

- Bố trí cho quản lý và bảo trì các tuyến ĐT;

- Hỗ trợ cho ngân sách cấp huyện để quản lý và bảo trì các tuyến ĐH: mức hỗ trợ 20% nhu cầu; hỗ trợ công tác sửa chữa có sử dụng vật liệu đối với các tuyến ĐX và đường giao thông nông thôn: mức hỗ trợ 30% nhu cầu.

2.2. Ngân sách cấp huyện:

- Bố trí cho quản lý và bảo trì các tuyến ĐH;

- Hỗ trợ cho quản lý và bảo trì các tuyến ĐX và đường giao thông nông thôn: mức hỗ trợ 30% nhu cầu sửa chữa có sử dụng vật liệu.

2.3. Huy động đóng góp của nhân dân:

- Huy động ngày công lao động để thực hiện các công việc đơn giản;

- Huy động các loại đóng góp khác để thực hiện công tác sửa chữa có sử dụng vật liệu: mức đóng góp 40% nhu cầu.

3. Lộ trình bố trí kinh phí.

Nhu cầu nguồn vốn để quản lý và bảo trì hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh là 85,13 tỷ đồng/năm, trong đó: các tuyến ĐT: 21,27 tỷ đồng/năm; các tuyến ĐH: 41,02 tỷ đồng/năm; tuyến ĐX và đường giao thông nông thôn: 22,85 tỷ đồng/năm. Ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu cho các giai đoạn như sau:

3.1. Giai đoạn từ năm 2011 – 2012: Đáp ứng 50% nhu cầu vốn, tương ứng 42,56 tỷ đồng/năm, trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 16,19 tỷ đồng/năm;

- Ngân sách cấp huyện: 17,86 tỷ đồng/năm;

- Nhân dân đóng góp: 8,51 tỷ đồng/năm.

3.2. Giai đoạn từ năm 2013-2015: Đáp ứng 70% nhu cầu vốn, tương ứng 59,59 tỷ đồng/năm, trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 22,67 tỷ đồng/năm;

- Ngân sách cấp huyện: 25,01 tỷ đồng/năm;

- Nhân dân đóng góp: 11,91 tỷ đồng/năm.

[...]