Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2024 về Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng xây dựng công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030
Số hiệu | 15/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 01/07/2024 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/2024 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký | Phan Văn Thắng |
Lĩnh vực | Bất động sản |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/NQ-HĐND |
Đồng Tháp, ngày 01 tháng 7 năm 2024 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở LẤN, CHIẾM SÔNG, KÊNH, RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014; Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Xét Tờ trình số 61/TTr-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành Nghị quyết thông qua Chương trình giải quyết tình trạng xây dựng công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng xây dựng công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, gồm các nội dung như sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
- Ngăn chặn không để phát sinh các trường hợp vi phạm mới;
- Từng bước giải quyết các trường hợp lấn, chiếm sông, kênh, rạch đã tồn tại trước đây. Tập trung giải quyết, tạo chuyển biến tích cực tại các thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự; ở các khu vực trong đô thị, vùng thượng nguồn các sông và kênh đi qua địa bàn Tỉnh. Việc xử lý phải đồng bộ, gắn liền với công tác quy hoạch cảnh quan, chỉnh trang đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an ninh nguồn nước và bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
b) Lộ trình và mục tiêu cụ thể đến năm 2030 phấn đấu giải quyết khoảng 50% trường hợp lấn, chiếm sông, kênh, rạch đã tồn tại trước đây (tương đương khoảng 22.579 trường hợp), lộ trình thực hiện như sau:
*Giai đoạn 2024 - 2025:
- Lập và phê duyệt Chương trình xử lý công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn Tỉnh làm cơ sở triển khai thực hiện; trong đó, nghiên cứu các giải pháp để ngăn chặn không để phát sinh các trường hợp vi phạm mới;
- Triển khai thí điểm chỉnh trang ít nhất 01 tuyến đường sông đi qua 03 thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự; các địa phương còn lại triển khai thí điểm chỉnh trang 01 tuyến. Ưu tiên thực hiện các đoạn sông xảy ra lấn, chiếm phức tạp, ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng tại đô thị;
- Sơ kết đánh giá việc thực hiện chương trình.
*Giai đoạn 2026 - 2030:
- Các địa phương tiếp tục thực hiện chỉnh trang tại các khu vực còn lại, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương;
- Tổng kết việc thực hiện chương trình.
2. Các nhóm giải pháp cụ thể
a) Nhóm giải pháp không để phát sinh các trường hợp vi phạm mới:
- Thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực quản lý;
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng;
- Nâng cao trách nhiệm quản lý, thực hiện nghiêm chế tài xử lý các trường hợp vi phạm có liên quan.
b) Nhóm giải pháp từng bước giải quyết các trường hợp lấn, chiếm sông, kênh, rạch đã tồn tại trước đây:
- Vận động người dân tự tháo dỡ, di dời;