Nghị quyết 146/2014/NQ-HĐND về đặt, đổi tên đường trên địa bàn thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

Số hiệu 146/2014/NQ-HĐND
Ngày ban hành 21/07/2014
Ngày có hiệu lực 27/07/2014
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Đặng Văn Xướng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 146/2014/NQ-HĐND

Long An, ngày 21 tháng 07 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THẠNH HÓA, HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin, hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1879/TTr-UBND ngày 19/6/2014 của UBND tỉnh về việc thông qua Nghị quyết đặt, đổi tên đường ở thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND và ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất việc đặt, đổi tên 30 con đường trên địa bàn thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa VIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2014./.

 


Nơi nhận:
- UB Thường vụ QH (b/c);
- Chính phủ (b/c);
- VP.QH. VP.CP (TP.HCM) (b/c);
- TT.TU (b/c);
- UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu QH đơn vị tỉnh Long An;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII;
- Các sở ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- VP.UBND tỉnh;
- LĐ và CV VP. Đoàn
ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Xướng

 

PHỤ LỤC

TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THẠNH HÓA, HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN
(Kèm theo Nghị quyết số 146/2014/NQ-HĐND ngày 21/7/2014 của HĐND tỉnh)

STT

Tên đường cũ

Điểm đầu

Đim cuối

Độ dài (m)

Độ rộng TB (m)

Kết cấu

Tên đường mới

Tóm tắt tiu sử

1

Đường Trung Tâm

Quốc lộ 62

Đường nội trung tâm (vòng xoay UB)

2.200

7

Bê tông nhựa

Hùng Vương

Vua nước Văn Lang, tổ tiên dân tộc Việt Nam.

2

Đường Trung Tâm

Đường nội trung tâm (vòng xoay UB)

ĐT 836 (NHNN và PTNN)

440

7

Bê tông nhựa

Trần Văn Trà

(1919 - 1996), quê huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Khu trưởng Khu 8, lãnh đạo kháng chiến ở Đồng Tháp Mười.

3

Đường số 1

QL N2 (Bệnh viện)

Đường số 2 + một phần đường số 3

1.175

7

Bê tông nhựa

Lê Duẩn

(1907 - 1986), quê huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1956 đến 1986, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo chiến đấu ở Đồng Tháp Mười trong chín năm kháng chiến chống Pháp.

4

Đường Thị Trấn- Bến Kè

Đường số 1 (Công an huyện)

Số nhà 48 (nhà ông Hai Nhượng)

390

3.5

Bê tông nhựa

Hồ Ngọc Dn

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1930 - 1999), quê huyện Tân Thạnh, Tỉnh đội trưởng tỉnh Kiến Tường.

5

Đường Thị Trấn- Bến Kè

Số nhà 48 (nhà ông Hai Nhượng)

Bệnh viện đa khoa Thạnh Hóa

810

3.5

Bê tông nhựa

Nguyễn Thị Định

(1920 - 1992), quê huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1987 - 1992).

6

Đường Thị Trấn- Bến Kè

QL N2

Cầu Bến Kè

1.500

3.5

Cấp phối si đỏ

Đỗ Huy Rừa

Liệt sĩ (1924 - 1949), quê huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 307. Trung đoàn phó Trung đoàn 99. Chi đội phó Chi đội Trần Phú; Chỉ huy Tiểu đoàn 307 giành thắng lợi trong nhiều trận đánh: Tháp Mười, Mộc Hóa, La Bang, Song Thuận - Mỹ Tho.

7

Đê bao thị trấn

QL N2

ĐT 836

3.983

3.5

Cấp phi si đỏ

Nguyễn Bình

Liệt sĩ (1906 - 1951), quê huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những tướng đầu tiên của quân đội ta, Tư lệnh Nam Bộ (1948 - 1951) kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ tại chiến khu Đồng Tháp Mười.

8

Đường số 2

Đường trung tâm

ĐT 836 (khu nhà vườn)

1.200

3.5

Cấp phối sỏi đỏ

Võ Văn Thành

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1950 - 1973), quê huyện Thạnh Hóa.

9

Một phần đường số 2 + đường số 3

Đường số 2

ĐT 836 (bến đò Kho đay)

768

3.5

Cấp phi sỏi đỏ

Nguyễn Đình Chiểu

(1822 - 1888), quê huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nhà thơ yêu nước, tác giả bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” bất hủ.

10

Đường số 4 khu Dân cư nội ô

Đường trung tâm

Đường thị trấn Bến Kè

294

9

Bê lông nhựa

Nguyễn Huệ

Anh hùng dân tộc (1753 - 1792), nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của dân tộc, hoàng đế (1788).

11

Đường số 2 khu Dân cư nội ô

Đường số 1

Đường nội ô s 4

257

7

Bê tông nha

Phạm Công Thường

Liệt sĩ (1920 - 1970), quê Cần Đước, Tỉnh đội phó, Tỉnh ủy viên tỉnh Kiến Tường.

12

Đường tỉnh 836+ Đường số 1 khu Thương mại

Quốc lộ 62

Kênh bến Tuyên Nhơn (Hai Dần)

5.455

5

Bê tông nhựa

Dương Văn Dương

Liệt sĩ (1900 - 1946), quê huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Thiếu tướng QĐND Việt Nam, một trong những tướng lĩnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Khu bộ phó Khu 7 năm 1945, tên của ông được đặt cho một con kinh lớn ở Đồng Tháp Mười.

13

Đường số 1 khu Dân cư nội ô + Đường số 8 khu Thương mại

Đường trung tâm

Đường số 1 khu Thương mại

515

7

Bê tông nha

Nguyễn Trung Trực

Anh hùng dân tộc (1838 - 1868), quê xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, đã chỉ huy nghĩa quân đốt cháy chiến hạm L’Espérance của Pháp tại Vàm Nhựt Tảo (1861). Sau Hòa Ước Nhâm tuất 1862, ông được vua Tự Đức phong chức Lãnh binh. Năm 1867, được phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.

14

Đường số 3 khu Dân cư nội ô

Đường nội ô số 1

Đường thị trấn Bến Kè

190

7

Bê tông nha

Văn Tao

Liệt sĩ (1916 - 1970), quê quán Thạnh Hóa, tỉnh Long An, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 8 (Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330).

15

Đường số 2 Khu Thương mại

Đường trung tâm

Đường số 8 khu Thương mại

150

7

Bê tông nhựa

Lê Văn Của

Liệt sĩ (1901 - 1946), quê huyện Thạnh Hóa. tỉnh Long An. Tỉnh ủy viên tỉnh Tân An, ủy viên quân sự tỉnh.

16

Đường số 4 + đường số 6 khu Thương mại

Đường trung tâm

Đường số 1 khu Thương mại

398

7

Bê tông nhựa

Nguyễn Minh Đường

(1919 - 2002), quê huyện Cần Đước, Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu 8, hơn 20 năm lãnh đạo kháng chiến ở Đồng Tháp Mười, 1950 - 1974.

17

Đường số 9 khu Thương mại

Đường số 1 khu Thương mại

Đường số 4 khu Thương mại

198

7

Bê tông nhựa

Nguyễn Văn Khánh

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1940 - 1969), quê huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

18

Đường số 10 khu Thương mại

Đường số 1 khu Thương mại

Đường số 6 khu Thương mại

136

7

Bê tông nhựa

Nguyn Văn Đệ

Liệt sĩ (1920 - 1969), quê huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Kiến Tường, được tặng Huân chương độc lập hạng nhất.

19

Đường số 3 khu Thương mại

Đường 9 khu Thương mại

Đường số 10 khu Thương mại

116

7

Bê tông nhựa

Ngô Văn Miều

Liệt sĩ (1928 - 1964), quê huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Tỉnh ủy viên tỉnh Kiến Tường.

20

Đường số 24 Khu DCVL

Đường trung tâm

Đường số 3 khu DCVL

167

7

Cấp phối sỏi đ

Nguyễn Văn Tiếp

Nhà hoạt động cách mạng (1900 - 1947), quê Bến Lức, Xứ Ủy viên, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Mỹ Tho, Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ.

21

Đường số 21 Khu DCVL

Đường trung tâm

Đường số 3 khu DCVL

167

7

Cấp phối sỏi đỏ

Phạm Ngọc Thuần

Nhà hoạt động cách mạng (1914 - 2002), quyền Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ ở Đồng Tháp Mười năm 1946.

22

Đường số 18 Khu DCVL

Đường trung tâm

Đường số 3 khu DCVL

167

7

Cấp phi sỏi đỏ

Lê Thị Hồng Gm

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1951 - 1970), quê huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, được tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba.

23

Đường số 17 Khu DCVL

Đường trung tâm

Đường số 3 khu DCVL

167

7

Cấp phi sỏi đỏ

Nguyễn Thị Minh Khai

Liệt sĩ, nhà cách mạng (1910 - 1941), quê thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, là một trong những cán bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1936, một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1936 - 1939 ở Sài Gòn và cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (1940)

24

Đường số 14 Khu DCVL

Đường trung tâm

Đường số 3 khu DCVL

167

7

Cấp phối sỏi đỏ

Nguyễn Thái Bình

Nhà hoạt động cách mạng (1910- 1993), quê huyện Châu Thành, tỉnh Long An, Bí thư Tỉnh ủy Kiến Tường từ tháng 4/1957 - 1958.

25

Đường số 11 Khu DCVL

Đường trung tâm

Đường số 3 khu DCVL

167

7

Cấp phối sỏi đỏ

Hoàng Quốc Việt

Nhà hoạt động cách mạng (1905 - 1992), quê tỉnh Bắc Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, lãnh đạo cách mạng tại Đồng Tháp Mười trong những năm đầu của chín năm kháng chiến chống Pháp.

26

Đường số 10 Khu DCVL

Đường trung tâm

Đường số 3 khu ĐCVL

167

7

Cấp phối sỏi đỏ

Quốc Sn

(1920 - 2000), quê huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 120 chỉ huy chiến đấu ở Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm chống Pháp, tham gia chỉ huy trận đánh Mộc Hóa lịch sử từ ngày 16 đến ngày 18/8/1948.

27

Đường số 7 Khu DCVL

Đường trung tâm

Đường số 3 khu DCVL

167

7

Cấp phối sỏi đỏ

Huỳnh Việt Thanh

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1925 - 1966), quê xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh, Huân chương giải phóng hạng II, chiến đấu và hy sinh tại xã Hậu Thạnh, huyện Tân Thạnh.

28

Đường số 4 Khu DCVL

Đường trung tâm

Đường số 3 khu DCVL

167

7

Cấp phối sỏi đỏ

Lê Hữu Nghĩa

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1906 - 1956), quê xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tham gia kháng chiến vùng Đồng Tháp Mười.

29

Đường số 2 Khu DCVL

Đường số 4 Khu DCVL

Đường số 24 Khu DCVL

1170

7

Cấp phối sỏi đ

Phạm Văn Bạch

Nhà hoạt động cách mạng (1910 - 1986), quê tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ, lãnh đạo kháng chiến ở Đồng Tháp Mười trong những năm đầu 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

30

Đường số 3 Khu DCVL

Đường s 4 Khu DCVL

Đường số 24 Khu DCVL

170

7

Cấp phối si đỏ

Nguyễn Văn Kinh

Nhà hoạt động cách mạng (1916 - 1981), quê huyện Cần Đước, Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1948 - 1951), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội III của Đảng năm 1960, lãnh đạo kháng chiến ở Đồng Tháp Mười trong những năm đầu 9 năm chống Pháp.