Nghị quyết 09/2019/NQ-HĐND phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 09/2019/NQ-HĐND
Ngày ban hành 19/07/2019
Ngày có hiệu lực 01/08/2019
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Thào Hồng Sơn
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2019/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 19 tháng 07 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ CHÍN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định s 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Xét Tờ trình s 39/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc đề nghị phê duyệt chính sách h trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Báo cáo thm tra s 23/BC-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận nhất trí của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thy sản, lâm nghiệp theo ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành theo thẩm quyền.

Các nội dung không quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Nông dân, chủ trang trại, người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hp tác (sau đây gọi chung là nông dân).

b) Cá nhân, người được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cá nhân).

c) Hp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã).

d) Doanh nghiệp.

đ) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 2. Ni dung và mức hỗ tr

1. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết: Chủ trì liên kết được nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu đxây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.

2. Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết: Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/dự án.

3. Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.

a) Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông: Nội dung và mức hỗ trợ thực hiện theo Điều 29, Chương IV, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông và các quy định cụ thể của tỉnh.

b) Hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo kỹ thuật: 100% kinh phí đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường cho cán bộ quản lý hp tác xã và nông dân tham gia liên kết theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/lp tập huấn, đào tạo kỹ thuật.

c) Hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi bao gồm cả đi tượng; chuyển giao và đối tượng nhận chuyển giao (không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước): 40% chi phí tài liệu, đi lại, tiền ăn, nơi ở trong thời gian, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập; chi phí giảng viên, trợ giảng, hướng dẫn tham quan, tổ chức lớp học; mức hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/ln chuyển giao.

d) Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã, doanh nghiệp.

- Hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo (Chương trình 30a; Chương trình 135). Mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia 01 dự án.

- Hỗ trợ tối đa 70% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu ở địa bàn còn lại. Mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/hợp tác xã tham gia 01 dự án.

[...]