Nghị định 51-CP năm 1994 về việc điều chỉnh địa giới huyện, xã thuộc tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 51-CP
Ngày ban hành 23/06/1994
Ngày có hiệu lực 23/06/1994
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực Bất động sản,Bộ máy hành chính

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 51-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 1994

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 51-CP NGÀY 23-6-1994 VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HUYỆN, XÃ THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1.- Điều chỉnh địa giới huyện, xã thuộc tỉnh Đồng Nai như sau:

A. Chia huyện Long Thành thành hai huyện: huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch.

- Huyện Long Thành có diện tích tự nhiên 52. 032 hécta, nhân khẩu 162.169; có 16 đơn vị hành chính như sau: xã Hoà Hưng, xã Phúc Tân, xã Tam An, xã Tam Phước, Xã Long Đức, xã Lộc An, xã Long Phước, xã An Phước, xã Bình Sơn, xã Suối Trầu, xã Cẩm Đường, xã Bàu Cạn, xã Phước Thái, xã Tân Hiệp, xã Long An và thị trấn Long Thành.

Địa giới huyện Long Thành: phía Đông giáp huyện Long Khánh; phía Tây giáp huyện Nhơn Trạch và huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Bắc giáp thành phố Biên Hoà và huyện Thống Nhất.

- Huyện Nhơn Trạch có diện tích tự nhiên 40.146 hécta, nhân khẩu 101.882; có 11 đơn vị hành chính như sau: xã Phước Thiên, xã Phú Hội, xã Long Tân, xã Phú Thạnh, xã Đại Phước, xã Phú Hữu, xã Phước Khánh, xã Vĩnh Thanh, xã Phước An, xã Long Thọ và xã Hiệp Phước.

Địa giới huyện Nhơn Trạch: phía Đông giáp huyện Long Thành (mới); phía Tây giáp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Châu Thành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu; phía Bắc giáp huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

B. Điều chỉnh địa giới các xã Phú Hoa, Phú Ngọc, Phú Túc và thị trấn Định Quán thuộc huyện Định Quán.

1. Chia xã Phú Hoa thành 3 xã: Phú Lợi, Phú Vinh, Phú Tân;

- Xã Phú Lợi có diện tích tự nhiên 2560 hécta, nhân khẩu 10.536.

Địa giới xã Phú Lợi: phía Đông giáp xã Phú Hoà và huyện Tân Phú; phía Tây giáp xã Gia Canh và thị trấn Định Quán; phía Nam giáp xã Gia Canh; phía Bắc giáp xã Phú Vinh và xã Phú Tân.

- Xã Phú Vinh có diện tích tự nhiên: 2.430 hécta, nhân khẩu 11.852.

Địa giới xã Phú Vinh: phía Đông giáp xã Phú Tân; phía Tây giáp xã Ngọc Định; phía Nam giáp xã Phú Lợi; phía Bắc giáp xã Thanh Sơn.

- Xã Phú Tân có diện tích tự nhiên: 4.062 hécta, nhân khẩu 8.800.

Địa giới xã Phú Tân: phía Đông giáp huyện Tân Phú; phía Tây giáp xã Phú Vinh và xã Thanh Sơn; phía Nam giáp xã Phú Lợi; phía Bắc giáp huyện Tân Phú.

2. Chuyển giao ấp 7 có diện tích tự nhiên 1.369 hécta, nhân khẩu 2851 thuộc xã Phú Ngọc sang xã Phú Túc quản lý. Chia xã Phú Túc thành 3 xã mới: La Ngà, Túc Trưng, Phú Túc.

- Xã La Ngà có diện tích tự nhiên 4.725 hécta, nhân khẩu 8.753.

Địa giới xã La Ngà: phía Đông giáp xã Phú Ngọc; phía Tây giáp xã Phú Cường và thị xã Vĩnh An; phía Nam giáp xã Túc Trưng; phía Bắc giáp xã Thanh Sơn và thị xã Vĩnh An.

- Xã Túc Trưng có diện tích tự nhiên 4.790 hécta, nhân khẩu 12.568.

Địa giới xã Túc Trưng: phía Đông giáp xã Phú Ngọc; phía Tây giáp xã Phú Cường; phía Nam giáp xã Phú Túc; phía Bắc giáp xã La Ngà.

- Xã Phú Túc có diện tích tự nhiên 2.890 hécta, nhân khẩu 13.900.

Địa giới xã Phú Túc: Phía Đông giáp xã Suối Nho; phía Tây giáp xã Phú Cường; Phía Nam giáp xã Suối Nho và huyện Long Khánh; phía Bắc giáp xã Túc Trưng.

3. Chia xã Phú Ngọc thành 3 xã: xã Thanh Sơn, xã Ngọc Định, xã Phú Ngọc. Chuyển giao 2.712 hécta diện tích tự nhiên và 6.434 nhân nhẩu của thị trấn Định Quán sang xã Phú Ngọc quản lý.

- Xã Thanh Sơn có diện tích tự nhiên 33.050 hécta, nhân khẩu 12.498.

[...]