QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Luật số …/…/QH…
|
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2023
|
DỰ THẢO
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
|
|
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của
Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm
2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy
hoạch.
Điều 1. Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ
1. Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Sửa đổi, bổ
sung Điều 1 như sau: bổ sung phạm vi điều chỉnh về “Đổi mới sáng tạo”.
2. Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như
sau: bổ sung đối tượng điều chỉnh về “Đổi mới
sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo”.
3. Điều 3 Giải thích từ ngữ
- Khoản 3, sửa đổi, bổ sung khái niệm “Nghiên
cứu khoa học” theo hướng làm rõ hơn khái niệm này phù hợp với thông lệ quốc
tế.
- Khoản 5, sửa đổi, bổ sung khái niệm “Nghiên
cứu cơ bản” theo hướng làm rõ hơn khái niệm này phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Khoản 6, sửa đổi, bổ sung khái niệm “Nghiên
cứu ứng dụng” theo hướng làm rõ hơn mục tiêu của nghiên cứu ứng dụng là thu
được tri thức mới có tính cụ thể và thiết thực.
- Chuyển khoản 7 “Phát triển công nghệ”
xuống khoản 8.
- Chuyển khoản 8 “Triển khai thực nghiệm”
lên vị trí khoản 7 để liền mạch các khái niệm về hoạt động khoa học và công nghệ;
sửa đổi, bổ sung nội dung để làm rõ nội dung khái niệm phù hợp với thông lệ quốc
tế.
- Tại khoản 11 sửa thuật ngữ “tổ chức khoa học và công nghệ”, làm rõ hoạt động
dịch vụ khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ theo Danh mục
các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ và Danh mục
dịch vụ khoa học và công nghệ.
- Bổ sung khoản 12a sau khoản 12
quy định khái niệm “Nhân lực khoa học và công
nghệ” bao “gồm các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
và những người thực hiện công việc quản lý, hỗ
trợ, phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ”.
- Bổ
sung khoản 12b quy định khái niệm “Nhà khoa học” và “Nhà khoa học đầu
ngành”.
- Tại khoản 13 sửa đổi khái niệm “Nhiệm
vụ khoa học và công nghệ” thành “nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 16 “Đổi mới sáng tạo”
phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Bổ sung khoản
17 quy định khái niệm “Hoạt động đổi mới sáng tạo”.
- Bổ sung khoản
18 quy định khái niệm “Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia”.
- Bổ sung khoản
19 quy định khái niệm “Hệ thống đổi mới sáng tạo vùng”.
- Bổ sung khoản
20 quy định khái niệm “Hệ thống đổi mới sáng tạo doanh nghiệp”.
- Bổ sung khoản
21 quy định khái niệm “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”.
- Bổ sung khoản
22 quy định khái niệm “Ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”.
4. Điều 4. Nhiệm vụ của hoạt động
khoa học và công nghệ
Sửa đổi, bổ sung tên Điều 4 và
nội dung Điều 4 quy định về “Đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo”.
5. Điều 5. Nguyên tắc hoạt động
khoa học và công nghệ
- Sửa đổi, bổ sung tên Điều 5,
bổ sung cụm từ “Đổi mới sáng tạo”.
- Khoản 4 bổ sung nội dung “tuân
thủ chuẩn mực liêm chính khoa học”.
- Bổ sung khoản 6 quy định “Nhà
nước tạo điều kiện giảm trừ/miễn trừ trách nhiệm bồi hoàn kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu gặp rủi ro” nhằm cụ thể hóa nội dung tôn trọng đặc thù của lao động sáng tạo, chấp
nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại
Nghị quyết số 100/2023/NQ-QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về hoạt động
chất vấn kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
6. Điều 6. Chính sách của Nhà
nước về phát triển khoa học và công nghệ
- Sửa đổi, bổ sung tên Điều 6
và nội dung Điều 6, bổ sung quy định về “Đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng
tạo”.
- Khoản 3 bổ sung vào cuối khoản
nội dung “Hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
- Bổ
sung khoản 9 quy định về đặc thù của hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo là tính rủi ro, độ trễ.
7. Điều
9. Hình thức và phân loại tổ chức khoa học và công nghệ
- Khoản
1: bổ sung loại hình tổ chức về đổi mới sáng tạo.
- Khoản 2: Sửa đổi, bổ sung theo hướng tiêu chí phân loại tổ chức khoa học và công nghệ công lập có thể căn cứ
vào hai tiêu chí phân loại: (1) theo chức năng, nhiệm vụ (gồm tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ quản lý nhà nước; tổ chức khoa học và công nghệ công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu; tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ công ích của nhà nước); và (2) theo
mức độ tự chủ về tài chính (tổ chức khoa học và
công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; tổ
chức khoa học và công nghệ công
lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; tổ chức khoa học và
công nghệ công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
8. Điều 11. Điều
kiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- Sửa đổi, bổ
sung khoản 1 theo hướng bổ sung điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công
nghệ, cụ thể:
“1.
Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Mục tiêu, phương hướng hoạt
động phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Có điều lệ tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công
nghệ quy định trong điều lệ thuộc Danh mục các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và
công nghệ và Danh mục dịch vụ khoa học và công nghệ đã được ban hành và phải
phù hợp với ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức chủ quản của tổ chức
đó;
Trường hợp đề xuất thực hiện chức
năng, nhiệm vụ chưa có trong Danh mục đề nghị xin ý kiến của Bộ Khoa học và
Công nghệ.
c) Nhân lực khoa học và công
nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, phương hướng
và điều lệ tổ chức và hoạt động.”
- Khoản 2
bổ sung điểm d) “Phù hợp với quy hoạch mạng lưới
tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống tổ chức khoa học và công
nghệ công lập.
- Khoản 4 bổ sung nội dung sau
vào cuối khoản:
“Các tổ chức, doanh nghiệp có
hoạt động khoa học và công nghệ được khuyến khích đăng ký hoạt động tại cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện hoạt động như đối với tổ chức khoa học và công nghệ.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
khoa học và công nghệ có thời hạn 05 (năm) năm.”
9. Điều 12. Thẩm quyền, trình tự,
thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ
- Sửa đổi, bổ sung theo hướng
bỏ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này “(d) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công
nghệ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;)” vì thực
tiễn hiện nay không còn tổ chức khoa học và công nghệ do Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao thành lập.
- Khoản 3 bổ
sung nội dung: “Chính phủ ban hành Danh mục
các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ và Danh mục dịch vụ khoa học và
công nghệ làm cơ sở để tổ chức khoa học và công nghệ lựa chọn lĩnh vực xin đăng
ký và cơ quan cấp giấy chứng nhận xác định lĩnh vực hoạt động khoa học và công
nghệ cấp cho tổ chức” vì hiện nay chưa có các danh mục
chi tiết nên khó khăn trong việc xác định phạm vi lĩnh vực hoạt động của tổ chức
khoa học và công nghệ.
10. Điều 13. Quyền của tổ chức
khoa học và công nghệ
- Khoản 1 sửa
đổi, bổ sung quy định tại khoản này thành: “Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quyết định số lượng người làm việc hoặc được cơ quan có
thẩm quyền giao số lượng người làm việc theo quy định” vì hiện nay không còn khái niệm biên chế sự nghiệp và
không phải mọi tổ chức khoa học và công nghệ công lập đều được giao số lượng
người làm việc mà còn tùy thuộc vào mức độ tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
- Khoản 4 bổ sung quy định tổ chức khoa học và công nghệ “có quyền góp vốn bằng kết quả
nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc quyền sở hữu của mình”.
- Bổ sung khoản 10 quy định “được
miễn trừ một phần/hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi hoàn ngân sách nhà nước trong
trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ được giao dù đã thực hiện đúng, đủ quy định
pháp luật và quy trình nghiên cứu được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
- Bổ sung khoản 11 quy định về
“tùy theo mức độ tự chủ, tổ chức khoa học và
công nghệ được ưu đãi tương tự doanh nghiệp khoa học và công nghệ” nhằm tạo động lực thúc đẩy hoạt động
nghiên cứu, liên kết, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học
và công nghệ.
11. Điều 14. Nghĩa vụ của tổ chức
khoa học và công nghệ
- Khoản 1 sửa đổi, bổ sung như
sau: “Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký hoạt động khoa học và
công nghệ, đăng ký thay đổi nội dung hoạt động khoa học và công nghệ, các báo
cáo theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ. Chịu trách nhiệm về tính
trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động khoa
học và công nghệ và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc
báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các
thông tin đó”.
- Chuyển khoản 2 xuống thành khoản 6 và sửa đổi, bổ sung như
sau: ”6. Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học
và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao”.
- Bổ sung khoản 2 mới như sau:
“Đáp ứng đủ điều kiện đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ và bảo đảm duy
trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động”.
- Bổ sung khoản 3 mới như sau:
“Thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ theo
đúng lĩnh vực trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ”.
- Bổ sung khoản 5 mới như sau: “Bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người làm việc tại tổ chức khoa học
và công nghệ theo quy định của pháp luật; thực hiện các chính sách, chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của
pháp luật. Hằng năm có trách nhiệm phối hợp và cử cán bộ tham gia hoạt động
trong doanh nghiệp.”
- Chuyển khoản 3 xuống thành khoản 4.
- Chuyển khoản 4 xuống thành khoản 7.
- Chuyển khoản 5 xuống thành khoản 8.
- Chuyển khoản 6 xuống thành khoản 9.
- Bổ sung khoản 10 mới như sau: “Thực hiện cập nhật đầy đủ
thông tin về tổ chức, nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia
về khoa học và công nghệ.”
- Chuyển khoản 7 xuống thành khoản 11.
- Bổ sung khoản 12 giao Chính phủ ban hành quy định về cơ chế
tự chủ của tổ chức KH&CN công lập.
12. Điều 16. Mục đích, nguyên tắc
đánh giá, xếp hạng tổ chức khoa học và công nghệ
Khoản 1 sửa đổi, bổ sung
nội dung “Đánh giá khoa học và công nghệ là việc sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, tiêu
chí và phương pháp đánh giá để xác định năng lực và hiệu quả hoạt động của
tổ chức khoa học và công nghệ”.
13. Điều 17. Đánh giá tổ chức khoa học và công
nghệ phục vụ quản lý nhà nước
- Khoản 1 sửa đổi, bổ sung như sau: “Tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải được đánh
giá để phục vụ quản lý nhà nước và đổi mới, cải tiến, nâng cao năng lực, hiệu
quả hoạt động của tổ chức, làm cơ sở để hỗ trợ kinh phí những năm tiếp theo”.
- Khoản 2 sửa đổi, bổ sung như sau: “2.
Việc đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước do cơ quan
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ thực hiện hoặc thông qua tổ chức đánh
giá độc lập hoặc Hội đồng đánh giá do các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thành lập. Tùy theo yêu cầu quản lý, việc đánh
giá được thực hiện với một giai đoạn hoặc đánh giá hằng năm”.
- Bổ sung khoản 4 quy định: “Giao Chính phủ
quy định chi tiết Điều này”.
14. Điều 19. Chức danh
nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ
Khoản 2 bổ sung quy định về các chức danh công
nghệ để phù hợp với thực tiễn triển khai hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm:
“Trưởng nhóm nghiên cứu; Kỹ sư trưởng; Tổng công
trình sư”.
Bỏ quy định giao Chính phủ quy
định cụ thể chức danh công nghệ.
15. Điều 20. Quyền của
cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
- Bổ sung khoản 13 quy định tương tự như điểm d
khoản 1 Điều 23, cụ thể: “Được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy
ra thiệt hại, rủi ro gây ra cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ do nguyên nhân khách quan, mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy
trình, quy định về nghiên cứu khoa học” nhằm thực hiện chủ trương của Bộ
Chính trị về bảo vệ và khuyến khích cán bộ khoa học mạnh dạn, sáng tạo, dám
nghĩ, dám làm. Trong đó chấp nhận tính rủi ro trong hoạt động khoa học và công
nghệ và trong các tình huống cấp bách, vì lợi ích của cộng đồng.
Bổ sung quy định hoặc giao Chính phủ quy định về
“nguyên nhân khách quan”.
- Bổ sung khoản 14 quy định: “Được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức hằng năm
hoặc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao
theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp” để nâng cao năng lực cho cá nhân hoạt động khoa học
và công nghệ.
16. Điều 21. Nghĩa vụ của
cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
- Khoản 3: bổ sung quy định về “thực
hành đạo đức khoa học hoặc liêm chính học thuật trong hoạt động
khoa học và công nghệ”.
- Bổ sung khoản 5 mới như sau: “Thực hiện cập nhật
đầy đủ thông tin về cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào Cơ sở
dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ”.
- Chuyển khoản 5 thành khoản 6
và bổ sung quy định về trách nhiệm liên
quan đến giữ bí mật, bảo mật về dữ liệu, về hoạt động... trong thực hiện hoạt động
khoa học và công nghệ.
17. Điều 22. Đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ
- Bổ sung khoản 3a sau khoản 3 quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực
hiện đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ như sau: “Các
bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý”.
18. Điều 23. Ưu đãi
trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ
- Khoản 2 bổ sung quy định
tiêu chí xác định “nhà khoa học đầu ngành” để thuận lợi trong quá trình
thực thi các quy định ưu đãi đối với nhà khoa học đầu ngành.
- Chuyển khoản 5 hiện tại xuống
thành khoản 8.
- Bổ sung khoản 5 quy định
ưu đãi đối với chức danh “Trưởng
nhóm nghiên cứu”.
- Bổ sung khoản 6 quy định
ưu đãi đối với chức danh “Kỹ
sư trưởng”.
- Bổ sung khoản 7 quy định
ưu đãi đối với chức danh “Tổng công trình sư”.
19. Điều 77. Danh hiệu vinh dự Nhà nước,
khen thưởng và giải thưởng về khoa học và công nghệ
Sửa đổi, bổ sung nội dung để phù hợp với Luật
Thi đua, khen thưởng.
20. Điều 25. Nhiệm
vụ khoa học và công nghệ
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như
sau:
“2. Nhiệm vụ khoa học và công
nghệ sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc
gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều
27 của Luật này xác định.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh phải thực hiện theo hình thức đặt hàng. Căn cứ
vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia, của ngành và Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội địa phương, các bộ, ngành, địa phương đặt hàng nhiệm
vụ khoa học và công nghệ để giải quyết vấn đề của Quốc gia, ngành, địa phương
và tiếp nhận kết quả nghiên cứu để triển khai ứng dụng.
- Bổ sung khoản 3 như sau: “Khuyến
khích doanh nghiệp đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu từ kinh phí của doanh nghiệp
cho các viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện để giải quyết vấn đề của
doanh nghiệp”.
- Chuyển khoản 3 hiện tại xuống
thành khoản 4 và bổ sung quy định “Chính phủ quy định chi tiết Điều này và
quy định tiêu chí xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp phù hợp với từng
giai đoạn phát triển và lĩnh vực khoa học và công nghệ; biện pháp khuyến khích
đề xuất ý tưởng khoa học, nhiệm vụ khoa học và công nghệ”.
21. Điều 26. Đề xuất nhiệm
vụ khoa học và công nghệ
Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1
như sau:
“c) Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ có trách nhiệm chủ động hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia cấp
bách, đột xuất, cấp thiết, mới phát sinh có tác
động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ảnh hưởng đến quốc
phòng, an ninh quốc gia, khi xuất hiện thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng đến
tính mạng, sức khỏe của nhân dân; tổ chức lấy ý kiến tư vấn về các nhiệm vụ
này.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về
quy trình rút gọn đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia quy định
tại điểm này;”
22. Điều 27. Thẩm quyền phê duyệt,
ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như
sau:
“Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương ký hợp đồng thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ giao/quyết định.
Cơ quan có thẩm quyền ký hợp
đồng nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể phân cấp cho đơn vị trực thuộc/cơ
quan nhà nước cấp dưới ký hợp đồng.”
- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như
sau:
“3. Bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo, cập nhật đầy đủ thông tin nhiệm vụ khoa học và
công nghệ đã được phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện vào cơ sở dữ liệu quốc gia
về khoa học và công nghệ.”
23. Điều 30. Nhiệm vụ khoa học
và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được giao trực tiếp
- Điểm c khoản 1: bỏ quy định về
việc giao trực tiếp nhiệm vụ KH&CN chỉ có một tổ chức thực hiện do có đủ
căn cứ xác định trong thực tiễn.
- Bổ sung khoản 2ª giao Bộ trưởng
Bộ KH&CN quy định trình tự, thủ tục giao trực tiếp.
24. Bổ sung Điều 32 a quy định
về quy trình xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, giao trực tiếp các nhiệm vụ hỗ trợ
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do tính chất khác biệt so với nhiệm vụ
khoa học và công nghệ quy định tại các Điều thuộc Chương IV.
25. Điều 33. Phân loại hợp đồng
khoa học và công nghệ
Khoản 3: bổ sung quy định về điều
chỉnh nội dung hợp đồng khoa học và công nghệ, chấm dứt hợp đồng khoa học và
công nghệ và giao Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết.
26. Điều 37. Đánh giá, nghiệm
thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Khoản 2: bổ sung thẩm quyền của
các Bộ, ngành đối với những trường hợp phức tạp vượt quá khả năng đánh giá của
địa phương. Sửa đổi, bổ sung quy định về đánh giá kết quả nhiệm vụ khoa học và
công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước: sửa đổi, bổ sung về thủ tục đánh
giá; thẩm quyền đánh giá, công nhận phù hợp với quy định của Luật Chuyển giao
công nghệ.
- Khoản 4 sửa đổi, bổ sung như
sau:
“4. Hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
công khai thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách
nhà nước đã được nghiệm thu.”.
27. Điều 39. Đăng ký, lưu giữ kết
quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm báo cáo, cập nhật đầy đủ thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ vào cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.”
28. Điều 40. Trách nhiệm tiếp
nhận và tổ chức ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như
sau:
“Đối với nhiệm vụ khoa học
và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức ứng dụng, bố trí kinh phí, đánh giá hiệu quả ứng
dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do mình đề xuất đặt hàng
hoặc đặt hàng sau khi được đánh giá, nghiệm thu; chỉ đạo cập nhật thông tin về ứng
dung kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào cơ sở dữ liệu quốc
gia về khoa học và công nghệ; định kỳ hằng năm gửi báo cáo đánh giá hiệu quả đầu
tư của Nhà nước cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc
phạm vi quản lý về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp.”
29. Điều 41. Quyền sở hữu, quyền
sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:
“Trường hợp hợp đồng nghiên cứu xác định được
tách bạch phần quyền sở hữu của Nhà nước và tổ chức chủ trì đối với kết quả
KH&CN thì tổ chức chủ trì có toàn bộ quyền sở hữu đối với phần kết quả
KH&CN hình thành từ vốn của tổ chức, được quyền ứng dụng, khai thác, thương
mại hóa đối với phần kết quả thuộc sở hữu của mình.
- Trường hợp không xác định được riêng quyền
sở hữu của Nhà nước và của tổ chức chủ trì thì áp dụng theo quy định giao quyền
của Luật quản lý và sử dụng tài sản công”. Tuy nhiên, cần phân rõ hai trường hợp:
(1) đối với nhiệm vụ KH&CN được ngân sách hỗ trợ đến 30%, tổ chức chủ trì
được quyền sở hữu, sử dụng, khai thác, thương mại hóa kết quả nhiệm vụ ngay sau
khi nghiệm thu; (2) đối với nhiệm vụ ngân sách đầu tư trên 30%, tổ chức chủ trì
thực hiện thủ tục đề nghị giao quyền theo quy định hiện hành”.
30. Điều 42. Quyền tác giả đối với kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
“Người trực tiếp tạo ra kết quả nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ là tác giả của kết quả nghiên cứu (có thể
ràng buộc phải yêu cầu thỏa thuận tác giả kết quả trên cơ sở hợp đồng để tránh
phát sinh trường hợp thay đổi thành viên thực hiện).
31. Điều 43. Phân
chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng
kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Quy định rõ phân chia lợi nhuận “sau thuế”.
- Bổ sung (làm rõ) phân chia lợi nhuận cho đối
tượng tổ chức trung gian, tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
32. Điều
46. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong dự án đầu tư, chương trình phát triển
kinh tế - xã hội
- Sửa đổi đối tượng thẩm định công nghệ phù hợp
với quy định của Luật Chuyển giao công nghệ.
- Sửa đổi trình tự thẩm định công nghệ phù hợp với
quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Đầu tư.
33. Điều 47. Khuyến khích hoạt động sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và đổi mới sáng tạo
- Khoản 1 bổ sung nội dung liên quan đến khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Khoản 2 bổ sung nội dung liên quan đến khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Khoản 3 bổ sung nội dung liên quan đến khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Khoản 4 bổ sung nội dung liên quan đến khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo.
34. Điều 50. Mục
đích chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
Bổ sung khoản 8a
nội dung về chi của ngân sách nhà nước cho hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo;
35. Điều 56. Đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học
và công nghệ
Sửa tên Điều và nội dung điều, bổ sung “đổi mới
sáng tạo”
36. Điều 58. Phát triển doanh nghiệp khoa học và
công nghệ
- Khoản 1: sửa đổi, bổ sung khái niệm doanh nghiệp
khoa học và công nghệ như sau: “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh
nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cơ sở ứng dụng, khai thác
kết quả khoa học và công nghệ”. Thuật ngữ kết quả KH&CN bao gồm tất cả
các dạng kết quả của hoạt động KH&CN (bao hàm cả hoạt động chuyển giao công
nghệ)
- Khoản 2 điểm c bỏ quy định về điều kiện tỷ lệ
doanh thu khi cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thay thế
bằng điều kiện “doanh nghiệp có phương án kinh doanh thương mại hóa kết quả
khoa học và công nghệ”. Quy định về tỷ lệ doanh thu chỉ là điều kiện để
doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp.
- Khoản 3 bổ sung điểm e quy định cụ thể về ưu
đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khoa học và công nghệ (bao gồm: thuế suất ưu đãi
và thời gian miễn, giảm thuế), làm cơ sở để đề xuất bổ sung quy định về ưu đãi
thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ vào Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp.
37. Bổ sung Điều 58a. Phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
38. Điều 60. Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
- Khoản 1 bỏ quy
định “cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi để thực hiện
việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất
và đời sống; bảo lãnh vốn vay đối với một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ
chuyên biệt”.
39. Điều 64. Chính
sách thuế đối với hoạt động khoa học và công nghệ
- Sửa tên
Điều bổ sung “đổi mới sáng tạo”.
- Bổ sung khoản
3a quy định về ưu đãi thuế và tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo,
quỹ đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh
doanh.
40. Điều
63. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Khoản 2 sửa đổi, bổ sung theo hướng khuyến khích
doanh nghiệp trích Quỹ, mức trích tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu
nhập doanh nghiệp (không quy định mức tối thiểu và không phân biệt doanh nghiệp
nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước).
41. Điều 65.
Chính sách tín dụng đối với hoạt động khoa học và công nghệ
- Bổ sung quy định
về ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư cho khởi
nghiệp sáng tạo, cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
- Bổ sung nội
dung về việc hình thành Quỹ Đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia nhằm
thống nhất với các văn bản quy phạm khác (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,
Luật chuyển giao công nghệ), đồng thời, bổ sung một số cơ chế, chính sách nhằm
khơi thông nguồn vốn cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Khoản 3: bỏ khoản
này vì theo quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu
tư của Nhà nước đã bãi bỏ quy định này. Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ
đạo dừng triển khai cơ chế bảo lãnh tín dụng qua ngân hàng phát triển.
42. Điều 68.
Xây dựng, phát triển hạ tầng thông tin, thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo, cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ
Sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Nhà nước đầu tư xây dựng, phát triển, hiện
đại hoá hạ tầng thông tin, thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cơ
sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ. Khuyến khích cá nhân, tổ chức hợp
tác, đầu tư phát triển hạ tầng thông tin, thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo, cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
2. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.”
43. Bổ sung quy định
về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các khu dịch vụ tập
trung, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại Chương VII: xây dựng kết cấu hạ
tầng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
44. Điều 70 về nguyên tắc hội nhập quốc tế về
khoa học và công nghệ
- Khoản 1 Điều
70: bổ sung nguyên tắc “tham gia, đóng góp vào giải quyết các vấn đề
chung về khoa học và công nghệ của khu vực và thế giới”.
- Khoản 2 Điều
70: bổ sung nguyên tắc bảo đảm cơ chế tài chính và ngân sách phục vụ cho các hoạt
động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ tại khoản 2 Điều 70
- Khoản 4 Điều
70: sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng tranh thủ tối đa điều kiện, nguồn lực
nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
45. Điều 71 về hoạt động hội nhập quốc tế về
khoa học và công nghệ
- Khoản 1 Điều 71: bổ sung hoạt động tham gia
xây dựng, định hình các cơ chế hợp tác khoa học và công nghệ khu vực và quốc tế.
- Điểm c khoản 1 Điều 71: bổ sung hoạt động
thành lập tổ chức hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo mô
hình tiên tiến của nước ngoài ở Việt Nam.
- Bổ sung quy định mới về hoạt đông xây dựng và
thực hiện các chương trình, hoạt động hội nhập quốc tế phục vụ phát triển khoa
học và công nghệ các khu vực, địa phương trong nước
46. Điều 72 về biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc
tế về khoa học và công nghệ
Khoản 4 Điều 72: bổ sung biện pháp hỗ trợ phát triển
tổ chức, nhóm nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế
47. Điều 74. Trách nhiệm của Bộ Khoa
học và Công nghệ
Bổ sung khoản 4a quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo, phát
triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và quy định về triển
khai Đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
48. Điều
75. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ
Khoản 3 bỏ quy định về trách nhiệm của Bộ Nội vụ
tại điểm b khoản 3 Điều 75: “b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công
nghệ, cơ quan có liên quan giao biên chế cho tổ chức khoa học và công nghệ công
lập.”.
49. Điều 76. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
- Bổ sung nội dung quản lý nhà nước về đổi mới
sáng tạo tại lời dẫn.
- Khoản 1 bổ sung nội dung về đổi mới sáng tạo.
- Khoản 2 bổ sung nội dung về đổi mới sáng tạo.
- Khoản 3 bổ sung nội dung về đổi mới sáng tạo.
- Khoản 4 bổ sung nội dung về đổi mới sáng tạo.
- Khoản 5 bổ sung nội dung về đổi mới sáng tạo.
- Khoản 6 bổ sung nội dung về đổi mới sáng tạo.
- Khoản 7 bổ sung nội dung về đổi mới sáng tạo.
50. Điều 77. Danh hiệu vinh dự Nhà nước, khen
thưởng và giải thưởng về khoa học và công nghệ
- Chuyển khoản 1 hiện tại lên thành phần dẫn của
Điều 77 như sau: “Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp phát triển
khoa học và công nghệ được phong, tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng
và các hình thức khen thưởng khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật về
thi đua, khen thưởng”.
- Khoản 1 sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Giải
thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ để tặng cho
cá nhân là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình khoa học và
công nghệ xuất sắc và được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua,
khen thưởng”.
- Khoản 2 sửa đổi, bổ sung như
sau: “2. Giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ
để tặng cho cá nhân là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình
khoa học và công nghệ xuất sắc trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương,
được xét tặng không dưới 3 năm một lần nếu tiền thưởng lấy từ nguồn ngân sách
nhà nước, công bố và trao giải thưởng vào dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ
Việt Nam (ngày 18 tháng 5).
Bộ, ngành, địa
phương căn cứ căn cứ điều kiện cụ thể để quyết định việc tổ chức giải thưởng về
khoa học và công nghệ và quy định chi tiết về giải thưởng trong phạm vi quản
lý”.
- Khoản 3 sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Giải thưởng về khoa học và công nghệ
do tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt và tặng nhằm khuyến
khích phát triển khoa học và công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết việc đặt và tặng giải thưởng của
tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành
từ ngày ... tháng ... năm ...
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa ...., kỳ họp thứ ... thông qua ngày ... tháng ... năm
..../.