Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2018 về tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 83/KH-UBND
Ngày ban hành 30/03/2018
Ngày có hiệu lực 30/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 30 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015” ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Thực hiện Quyết định số 288/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; xây dựng, nhân rộng các mô hình, hình thức PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên;

- Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên; đề cao trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của thanh, thiếu niên.

2. Yêu cầu

- Quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác thanh, thiếu niên tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Thanh niên và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Xác định rõ nội dung hoạt động, tiến độ thực hiện bảo đảm không trùng lắp với các chương trình, đề án khác; phân công rõ trách nhiệm của từng chủ thể.

- Đề cao trách nhiệm, phát huy vai trò ca các ngành, các cấp, nhất là ngành Nội vụ, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên.

- Bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị, địa phương; chú trọng lồng ghép, kết hợp với triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ khác để sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, phát huy đầy đủ tinh thần tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong thanh, thiếu niên; đưa công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên từng bước đi vào chiều sâu, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phát huy đầy đủ vai trò của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu 100% thanh niên là công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang được tuyên truyền, phổ biến về các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý, về quyền, nghĩa vụ công dân; chính sách, pháp luật về thanh, thiếu niên.

- Đến năm 2020, có từ 60% đến 90% thanh niên, thiếu niên đặc thù (nông thôn, khuyết tật, bạo lực gia đình, công nhân...) được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, từng địa bàn.

- Phấn đấu từ 80% trở lên thanh, thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng.

- Giảm từ 10% đến 20% số vi phạm pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên.

- Nâng cao năng lực, bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ cho người làm công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên, cán bộ Đoàn.

III. NHIỆM VỤ

1. Hoạt động quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án

1.1. Ban hành Kế hoạch, văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án

a) Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2020, Kế hoạch thực hiện Đề án hằng năm

Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh (Sở Tư pháp tham mưu thực hiện); Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị (Phòng Tư pháp tham mưu thực hiện).

Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

[...]