ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
46/KH-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 23 tháng 04 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC TUẦN LỄ QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NĂM 2013, TỈNH THANH HÓA
Thực hiện Công văn số 970/BNN-TCTL
ngày 22/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai Tuần lễ Quốc gia
nước sạch và VSMTNT năm 2013; trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại
Công văn số 618/SNN&PTNT-TL ngày 15/4/2013, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ
chức Tuần lễ Quốc gia nước sạch và VSMTNT năm 2013, tỉnh Thanh Hóa với nội dung
chủ yếu sau:
I. Chủ đề hưởng ứng “Tuần lễ”
năm 2013: “Nước sạch và vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn và bền vững”.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
và phát huy nội lực của cộng đồng đối với việc xây dựng, sử dụng và bảo vệ
nguồn nước sạch, công trình vệ sinh và cải thiện môi trường sống, ứng phó với
biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tổ chức nhiều hoạt động cụ thể,
thiết thực, có hiệu quả, gồm:
+ Huy động nguồn lực từ cộng đồng
tham gia đầu tư các công trình nước sạch và VSMTNT; ứng dụng công nghệ phù hợp
nâng cao chất lượng và giảm giá thành; từng bước tăng tuổi thọ các công trình
cấp nước và vệ sinh; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.
+ Sửa chữa, cải tạo và khôi phục
các công trình cấp nước để tăng thêm số người được sử dụng nước sạch. Tăng thêm
số nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh; tổ chức xây dựng mới các công trình cấp
nước và vệ sinh; đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý chất thải. Nâng cao chất
lượng môi trường sống; nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của mọi tầng
lớp đối với công tác nước sạch và vệ sinh môi trường.
+ Góp phần thực hiện chỉ tiêu kế
hoạch Chương trình nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013 và giai
đoạn 2012 - 2013. Với chỉ tiêu kế hoạch năm
2013 là: Tăng thêm 4% số người được
cấp nước hợp vệ sinh; 5% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, 5% số hộ có chuồng trại
hợp vệ sinh; 5% số công trình công cộng (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trạm y
tế) được cấp nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Làm mới, cải tạo nâng cấp các
công trình cấp nước và nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế.
- Đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý
chất thải, rác thải, nước thải, cải tạo cảnh quan môi trường, phòng chống dịch
bệnh, nhất là đối với vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt, hạn
hán.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của
các ngành, các cấp và nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác nước
sạch và vệ sinh môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể:
- 27/27 huyện, thị xã, thành phố và
100% xã, phường, thị trấn có kế hoạch và tổ chức ra quân triển khai thực hiện
"Tuần lễ".
- 100% số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở
sản xuất tổ chức rà soát lại công tác giải quyết chất thải sản xuất của đơn vị mình,
có biện pháp tăng cường chất lượng xử lý chất thải bảo vệ môi trường.
- Trên 80% số hộ gia đình, 100% cơ
quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, cơ sở y tế, trường học tổ chức các hoạt động
hưởng ứng "Tuần lễ".
III. Thông điệp hưởng ứng: (Có
phụ lục kèm theo).
IV. Hoạt động hưởng ứng “Tuần
lễ”
1. Các hoạt động trong Tuần
lễ
a) Đối với công tác cấp nước
sinh hoạt
- Tổ chức trình diễn, hướng dẫn các
giải pháp xử lý nước đơn giản, giá thành hạ để nhân dân chủ động cải thiện
nguồn nước mỗi khi gặp thiên tai, hạn hán, đặc biệt ở những vùng gặp nhiều khó
khăn do thiếu nguồn nước.
- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động
dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt tại tất cả các địa phương, đơn vị.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình
trạng kỹ thuật, chất lượng nước, hiệu quả sử dụng công trình (được xây dựng
bằng tất cả các nguồn vốn khác nhau), có biện pháp tăng cường quản lý, bảo trì
và phát huy hiệu quả sử dụng công trình.
- Tổ chức ra quân Tuần lễ Quốc gia
nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2013 kết hợp với khởi công xây dựng một số
công trình nước sinh hoạt có đủ điều kiện đầu tư.
- Phát động toàn dân tham gia làm
vệ sinh, sửa chữa cải tạo, làm mới các công trình cấp nước sinh hoạt đạt các
tiêu chí của Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn.
b) Đối với công tác vệ sinh môi
trường
- Phổ biến các giải pháp công nghệ
đơn giản để xử lý phân, nước thải, rác thải; hướng dẫn các biện pháp tiêu huỷ
gia súc, gia cầm chết do dịch bệnh để không gây ô nhiễm môi trường nhằm tránh
nguy cơ truyền bệnh từ gia súc sang người.
- Kiểm tra đánh giá hiện trạng các
công trình vệ sinh như nhà tiêu, chuồng trại theo Bộ chỉ số theo dõi và đánh
giá nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; giải quyết nước thải, rác thải
trong tất cả cơ quan công sở, doanh trại, trường học, khu tập thể và các hộ gia
đình.
- Kiểm tra hoạt động đánh giá tác
động môi trường, đề ra những giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề chất thải của
các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, chế biến, chăn
nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tổ chức lực lượng quần chúng tập
trung giải quyết dứt điểm những tụ điểm tồn đọng phân, nước thải, rác thải
trong địa bàn; cải tạo hoặc xây dựng mới những nơi chưa xử lý chất thải; nạo
vét, khơi thông hoặc làm mới cống rãnh thoát nước trong các khu dân cư.
- Tổ chức trồng thêm cây xanh tại
những nơi công cộng, ven đường giao thông, cơ quan công sở, khu tập thể và hộ
gia đình.
c) Công tác thông tin, truyền
thông
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; các
huyện, thị xã, thành phố tổ chức treo băng rôn, biểu ngữ, panô áp phích tại các
công sở, nơi công cộng, những tuyến giao thông chính nhằm tạo khí thế và động
viên mọi người tích cực hưởng ứng "Tuần lễ".
- Các cơ quan thông tin - tuyên
truyền (Các báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh), ngành Thông tin - Truyền
thông từ tỉnh đến cơ sở, tập trung tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước
về công tác nước sạch và VSMTNT; kịp thời đưa tin phản ánh những hoạt động,
biểu dương người tốt việc tốt, phê phán những việc làm ảnh hưởng xấu tới nguồn
nước và môi trường sinh thái, thiếu trách nhiệm trong "Tuần lễ" nói
riêng và trong công tác nước sạch và Vệ sinh môi trường nói chung. Hoạt động
này được thực hiện trong “Tuần lễ” và duy trì trong cả năm.
- Đề nghị UBMT Tổ quốc tỉnh, các
đoàn thể chính trị - xã hội và các hội quần chúng có kế hoạch phối hợp với Ban
Điều hành chương trình các cấp, huy động hội viên và toàn dân tích cực làm tổng
vệ sinh đường làng, ngõ xóm xây dựng nếp sống vệ sinh gia đình văn hóa gắn với
phong trào “Toàn dân xây dựng nông thôn mới”.
- Đài Phát thanh và Truyền hình
Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống hàng ngày phát các
"Thông điệp về nước sạch và Vệ sinh môi trường", đưa các tin bài về
hoạt động của “Tuần lễ” từ ngày ra quân đến Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2013
và tiếp tục thông tin trong cả năm.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
và UBND các xã, phường, thị trấn có kế hoạch tổ chức cho các đài truyền thanh,
truyền hình, các phương tiện thông tin xã, phường phối hợp chặt chẽ với Ban
điều hành các cấp, tổ chức phát, đưa tin bài thường xuyên và kịp thời, tuyên
truyền sâu rộng các hoạt động của "Tuần lễ" cũng như công tác nước
sạch và Vệ sinh môi trường trong cả năm.
- Tổ chức các hoạt động truyền
thống thông qua các hoạt động của đoàn thanh niên, trường học, các tổ chức
chính trị xã hội ở địa phương để giáo dục nhận thức, thay đổi hành vi của cộng
đồng về nước sạch và Vệ sinh môi trường bằng các hình thức tọa đàm, biểu diễn
văn nghệ, sáng tác bài hát, thơ, văn v.v...
2. Công tác tổ chức chỉ đạo
a) Ban Điều hành Chương trình
MTQG Nước sạch và VSMTNT tỉnh Thanh Hóa (Ban Điều hành tỉnh)
- Ban Điều hành tỉnh lập kế hoạch
hưởng ứng “Tuần lễ” và chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả
thực hiện của các huyện, thị, thành phố và các đơn vị trong tỉnh.
- Văn phòng thường trực Ban Điều hành
Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT tỉnh Thanh Hóa (Văn phòng thường trực Ban
Điều hành) chịu trách nhiệm gửi kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Trung ương; UBND
tỉnh và các mẫu biểu kiểm tra đến Ban điều hành các huyện, thị, thành phố;
thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị trong tỉnh
triển khai thực hiện.
b) Ban Điều hành các huyện, thị,
thành phố
- Lập kế hoạch hành động, xác định
mục tiêu cụ thể, tổ chức các hoạt động trọng điểm, huy động lực lượng thực hiện
và phân công cán bộ kiểm tra, giám sát, đánh giá trên địa bàn.
- Tổ chức các hoạt động thông tin,
tuyên truyền như: Truyền thanh, băng rôn, khẩu hiệu, pa nô áp phích với nội
dung các thông điệp của "Tuần lễ" tại các công sở, nơi công cộng,
đường giao thông trong địa bàn.
- Mỗi địa phương từ các huyện, thị
xã, thành phố đến các phường, xã, thị trấn trong toàn tỉnh, trên cơ sở điều
kiện cụ thể của mình mà chọn điểm để tổ chức lễ ra quân điểm hưởng ứng
"Tuần lễ" một cách trang trọng, thiết thực và tiết kiệm, tránh phô
trương hình thức, lãng phí. Sau lễ ra quân, tiến hành ngay các hoạt động cụ thể
theo kế hoạch của "Tuần lễ" và duy trì hoạt động đến ngày Môi trường
Thế giới (5/6/2013).
- Ban Điều hành cấp huyện và xã tổ
chức bộ phận thường trực giúp việc Ban Điều hành, chủ động phối hợp với các
cấp, các ngành, các đơn vị đóng trên địa bàn và phối hợp với đoàn kiểm tra của
Ban Điều hành tỉnh, thực hiện tốt "Tuần lễ" tại địa phương mình. Tổ
chức kiểm tra đánh giá kết quả, tổng hợp thông tin, số liệu và lập báo cáo gửi
về Ban Điều hành tỉnh.
V. Thời gian thực hiện
1. Thời gian triển khai
Thời gian tổ chức phát động và
hưởng ứng: Từ ngày 29/4 đến ngày 06/5/2013 và duy trì đến ngày Môi trường Thế
giới 05/6/2013 (Có thể lồng ghép với các hoạt động nhân các ngày lễ lớn 30/4 và
1/5 hoặc các ngày lễ hội của địa phương).
2. Thời gian kiểm tra, báo cáo
- Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố chỉ đạo Ban Điều hành cấp huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá
kết quả thực hiện "Tuần lễ" của địa phương và báo cáo gửi về Văn
phòng thường trực Ban Điều hành tỉnh trước ngày 30/5/2013 (Địa chỉ: Số 8 - Lê
Văn Hưu - Phường Tân Sơn - TP. Thanh Hóa).
- Văn phòng thường trực Ban Điều
hành tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp
và PTNT trước ngày 10/6/2013 để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Quyền
|