Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 46/KH-UBND về truyền thông phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018

Số hiệu 46/KH-UBND
Ngày ban hành 01/03/2018
Ngày có hiệu lực 01/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Đinh Khắc Đính
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2018

Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp của Quốc Hội, Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Phê duyệt Đề án Truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề và các văn bản pháp lý về giáo dục nghề nghiệp đã được ban hành; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch Truyền thông phát triển về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

1. Mục đích:

- Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về sự quan trọng của giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong xu thế tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng 4.0.

- Góp phần giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên các cơ quan báo chí và cán bộ làm công tác tuyên truyền nhận thức sâu sắc hơn công tác giáo dục nghề nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền.

2. Yêu cầu 

- Nội dung thông tin, tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đa dạng về hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả thông tin, tuyên truyền.

- Các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá cần được thực hiện thường xuyên, bám sát thực tiễn; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG K HOẠCH

1. Nội dung tuyên truyền:

- Thông tin, tuyên truyền, quan điểm chỉ đạo yêu cầu, mc tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề và các văn bản liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp đã được ban hành.

- Thông tin, tuyên truyền về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; kết quả, kinh nghiệm về tổ chức thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Thông tin, tuyên truyền về các nội dung đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp như: Chương trình và phương pháp dạy và học; hình thức và phương pháp tuyển sinh, thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; phân luồng và định hướng giáo dục nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông; chương trình, giáo trình; nghiên cứu và ứng dụng khoa học; xã hội hóa giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.

- Truyền thông về các mô hình, cách thức thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các gia đình trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; công tác quản lý, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp…

- Tuyên truyền, biểu dương các tập thể, cá nhân có sáng kiến, có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; trong hoạt động đổi mới giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.

2. Đối tượng tuyên truyền:

- Phóng viên phụ trách lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trong các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh; cán bộ đài phát thanh cấp huyện, cấp xã; cán bộ phụ trách Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.

- Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Học sinh, sinh viên, học viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

3. Các nhiệm vụ chủ yếu:

a) Tổ chức hội nghị giới thiệu về mục đích, ý nghĩa, vai trò, nội dung đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; giới thiệu các mô hình, cách thức triển khai ở các cơ sở giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.

b) Tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến phản hồi, phản biện của các chuyên gia về công tác giáo dục nghề nghiệp.

c) Tổ chức hội nghị tập huấn về biên tập nội dung tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của các cơ quan báo chí; cán bộ đài phát thanh cấp huyện, cấp xã; cán bộ phụ trách Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

d) Xuất bản, in ấn, phát hành các ấn phẩm, tài liệu (sách, sổ tay, tờ rơi…) để thông tin về các nội dung đổi mới giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng đối tượng, phương thức truyền thông.

e) Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp trên một số ấn phẩm báo in, bản tin, đặc sẵn sàng của tỉnh.

g) Xây dựng chuyên mục về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động, Thương binh và xã hội, các sở liên quan và Trang thông tin điện tử các huyện, thị xã, thành phố để cập nhật các nội dung, tin, bài tuyên truyền và tiếp nhận các ý kiến của người dân, dư luận xã hội.

[...]