Kế hoạch 3806/KH-UBND năm 2022 về hợp tác giữa tỉnh Ninh Thuận và Ấn Độ trong thời gian tới

Số hiệu 3806/KH-UBND
Ngày ban hành 02/09/2022
Ngày có hiệu lực 02/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trần Quốc Nam
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3806/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 02 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

HỢP TÁC GIỮA TỈNH NINH THUẬN VÀ ẤN ĐỘ TRONG THỜI GIAN TỚI

Căn cứ Thông Báo số 480-TB/TU ngày 02/8/2022 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về các nội dung hợp tác với Ấn Độ thời gian tới;

Căn cứ Kế hoạch số 7070/KH-UBND ngày 30/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hoạt động đối ngoại năm 2022;

Căn cứ Biên bản làm việc ngày 11/02/2022 giữa các Sở, ngành tỉnh Ninh Thuận và Tổng Lãnh sứ quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh,

Để tiếp tục tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác với Ấn Độ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hợp tác giữa tỉnh Ninh Thuận và Ấn Độ thời gian tới với các nội dung, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Hợp tác song phương giữa tỉnh Ninh Thuận và Ấn Độ trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa và giao lưu nhân dân nhằm tiếp tục góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ khăng khít giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Ấn Độ nói chung, trong đó có tỉnh Ninh Thuận và Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng;

Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại, các chương trình nghệ thuật độc đáo, giàu bản sắc dân tộc nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Ninh Thuận;

Yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo toàn diện, triển khai thực hiện các nội dung sẽ hợp tác với Ấn Độ thời gian tới.

II. NỘI DUNG HỢP TÁC GIỮA TỈNH NINH THUẬN VÀ ẤN ĐỘ THỜI GIAN TỚI

1. Tham dự Hội thảo/Tọa đàm về hợp tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ thông tin, xây dựng đô thị thông minh.

2. Phối hợp xúc tiến kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp ngành dược phẩm và các ngành công nghiệp thứ cấp giữa Việt Nam và Ấn Độ.

3. Tham dự Hội thảo Xúc tiến du lịch Ấn Độ vào các tỉnh Nam Trung Bộ.

4. Tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về tiếng Anh, về báo chí, công nghệ thông tin, khóa đào tạo dành cho doanh nhân… do Ấn Độ tài trợ.

5. Xem xét, hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận xây dựng, nâng cấp các trường học cho con em dân tộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc và Ninh Hải.

6. Phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch giao lưu, tổ chức biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của hai nước, trong đó có Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Ninh Thuận tham gia biểu diễn tại Ấn Độ.

7. Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Chăm như Lễ hội, nghề thủ công truyền thống, tiếng nói, chữ viết truyền thống Chăm; hỗ trợ trùng tu, tôn 3 tạo các di tích, đền tháp Chăm, công tác khảo cổ học ở một số di tích, phế tích Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

8. Hỗ trợ quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Thuận thông qua các hình thức cổ động trực quan (phát hành tờ rơi, tập gấp, tư liệu...), trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, website du lịch Ấn Độ.

9. Thông qua hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ (1972 - 2022) tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho Ninh Thuận tham gia hoạt động trình diễn nghệ thuật, giới thiệu văn hóa địa phương nhằm quảng bá hình ảnh Ninh Thuận đến bạn bè quốc tế.

10. Hợp tác hỗ trợ thúc đẩy giao thương trong hoạt động xuất nhập khẩu nông, thủy sản Ninh Thuận với Ấn Độ; hỗ trợ kết nối, giới thiệu sản phẩm của tỉnh Ninh Thuận tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ (sản phẩm từ cây nha đam, chuối sấy, táo sấy, măng tây,...); quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm truyền thống của người Chăm Ninh Thuận như: gốm, dệt thổ cẩm; hợp tác phát triển chuyển đổi số trong hoạt động giao thương.

11. Hỗ trợ giới thiệu các nhà đầu tư, doanh nghiệp có uy tín của Ấn Độ về các lĩnh vực tỉnh ưu tiên kêu gọi đầu tư như du lịch - thương mại - dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, giáo dục - đào tạo, y tế,....

12. Hợp tác trong lĩnh vực phát triển kinh tế, nhất là vận tải, logistics, năng lượng và các sản phẩm từ cây Neem; chuyển đổi số, công nghệ thông tin, đào tạo, hoạt động giao lưu, tiếp xúc, hỗ trợ, giới thiệu đầu tư giữa các doanh nghiệp của hai bên.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch này, chủ động liên hệ với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh về các nội dung cụ thể liên quan đến ngành, địa phương mình phụ trách để triển khai thực hiện các nội dung hợp tác với Ấn Độ thời gian tới, định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý) báo cáo kết quả gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp.

2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động liên hệ, phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Thuận trên Website du lịch Ấn Độ; kết nối, tổ chức các hoạt động biểu diễn giao lưu nhân dân; hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Chăm như Lễ hội, nghề thủ công truyền thống, tiếng nói, chữ viết truyền thống Chăm; hỗ trợ trùng tu, tôn 3 tạo các di tích, đền tháp Chăm, công tác khảo cổ học ở một số di tích, phế tích Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/9/2022.

3. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động liên hệ, phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng kế hoạch hợp tác hỗ trợ thúc đẩy giao thương trong lĩnh vực năng lượng, hoạt động xuất nhập khẩu nông, thủy sản Ninh Thuận với Ấn Độ; hỗ trợ kết nối, giới thiệu sản phẩm của tỉnh Ninh Thuận tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ (sản phẩm từ cây nha đam, chuối sấy, táo sấy, măng tây, cây Neem...); quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm truyền thống của người Chăm Ninh Thuận như: gốm, dệt thổ cẩm; hợp tác phát triển chuyển đổi số trong hoạt động giao thương; chủ động phối hợp trong công tác hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến dành cho doanh nhân do Ấn Độ tài trợ; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/9/2022.

4. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận xây dựng, nâng cấp các trường học cho con em dân tộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc và Ninh Hải; đồng thời liên hệ về việc tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về tiếng Anh do Ấn Độ tài trợ; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/9/2022.

[...]